Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


An nam – Việt nam  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



An nam – Việt nam  Flags_1



    An nam – Việt nam

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    An nam – Việt nam  Empty An nam – Việt nam

    Bài gửi by Admin 23/11/2013, 2:42 pm

    Trước hết mời các bạn đọc bài ‘Bàn về nước An Nam’ cùng trong blog - web này .
    Bài viết trên khẳng định nước An nam không hề là  Giao chỉ xưa .
    Giới sử học ngày nay thật lầm lẫn khi cho danh xưng An nam có gốc từ An nam đô hộ phủ đời Đường và An nam là tên gọi  miền  Giao chỉ xưa .
    Tư liệu lịch sử chép :


    Vua Tống năm  1138: Phong vua Lý Anh Tông làm Giao chỉ quận vương.

    Năm  1164: Đặc cách phong vua Anh tông làm An Nam Quốc Vương  tức nhà Tống  nâng miền An Nam của các lãnh chúa liên kết lỏng lẻo phía Nam Đại Việt lên thành 1 phiên quốc , từ đó về sau các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong danh hiệu An Nam quốc vương từ triều đình Trung quốc ...mất tiêu vương vị vua nước Đại Việt  .

    Với chiêu đánh lận này nhìn thoáng qua tưởng đâu đất đai Giao chỉ và An nam là một .

    Vậy nếu  từ An nam trong An nam quốc không phải là An nam trong An nam đô hộ phủ nếu xét đồng đẳng với an Bắc an Tây an Đông  đã nói trong bài ‘bàn về nước An nam’ thì danh xưng này mang ý nghĩa gì ?.

     sử Việt chép...

    Lê Quang Định (1757-1813), một trong "Gia Định tam gia''. Khi Gia Long lên ngôi, ông được thăng Binh bộ Thượng thư và đươc cử làm Chánh sứ cùng với Lê Chánh Lộ, Nguyễn Gia Cát sang nhà Thanh và cầu phong. Hôm vào bệ kiến Gia Khánh, ông tâu: "Ở triều Nguyễn có cả hai đất AN NAM và VIỆT THƯỜNG, khác hẳn với Trần, Lê khi trước, vậy xin đổi cho quốc hiệu Nam Việt''. Nhưng nhà Thanh thấy chữ Nam Việt là quốc hiệu Triệu Đà khi trước nên cho đổi lại là Việt Nam. Tên nước Việt Nam bắt đầu kể từ đấỵ

    Thông tin Việt Nam là từ ghép bởi An Nam – Việt thường hầu như được nhiều người chấp nhận nhưng An Nam ở đâu và Việt thường là đất nào thì lại 1 sai lầm lớn nữa khi cho An nam là Giao chỉ xưa và Việt thường là đất trung bộ ngày nay .

    Vua Gia long khi chưa chiếm được đất Bắc thì nhà Mãn thanh gọi nước của ông là nước Quảng Nam  gồm đất Chiêm thành trước cộng với Lộc lại (Lào) , Giản phố trại (Campuchea) và Côn đại ma (Nam bộ ngày nay ? ), miền Bắc bộ vẫn gọi là nước Giao chỉ với thủ đô là Đông kinh .
    Sự kiện vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn đặt tên gọi đất nước là Việt Nam được Mộc bản triều Nguyễn chép như sau:


    ...Đặt Quốc hiệu là Việt Nam, ngày Đinh Sửu đem việc cáo Thái miếu. Lễ xong vua ngự ở điện nhận lễ chầu mừng. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài. Chiếu rằng: “Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước. Hơn 200 năm, nối hòa thêm sáng, vững được nền thần thánh dõi truyền, giữ được vận trong ngoài yên lặng. Chợt đến giữa chừng, vận nước khó khăn, ta lấy mình nhỏ, lo dẹp giặc loạn, nên nay nhờ được phúc lớn, nối được nghiệp xưa, bờ cõi Giao Nam đều vào bản tịch. Sau nghĩ tới mưu văn công võ, ở ngôi chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa”. Lại hạ chiếu báo cáo với nước Xiêm La, Lữ Tống và các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng khiến đều biết cả....

    Việt Thường là đất nào ?

    Có tư liệu viết :

    ... vùng Hồng Lĩnh là nơi Hùng Vương định  đô đầu tiên gọi là cố đô Ngàn Hống , mà Hồng Lĩnh là trung tâm của Việt Thường thị, như vậy đất Việt thường là vùng đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay .
    Nhưng có truyền thuyết dân gian khác ...
    Ghi nhận sự tồn tại của nước Việt Thường trong lịch sử hình thành nên nước Việt Nam, ca cao dân gian có câu:
    Tháng năm ngày tết Đoan Dương.
    Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang
    Tết Đoan Ngọ hay tết Đoan Dương, tết giữa năm, tết giết sâu bọ…diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 (Âm lịch). Đoan là bắt đầu, Ngọ hay Dương đều mang nghĩa là lúc giữa trưa, lúc nhiều dương khí. Ngọ cũng là tháng Năm (Âm lịch), khi mặt trời gần trái đất nhất, dương khí thịnh nhất.
    Ngày  mùng 5 tháng 5 chính là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên.
    Xét ra vậy thì Việt thường không thể chỉ là đất Thanh Nghệ Tĩnh mà Bao trùm cả Văn lang ...bắc giáp Động đình hồ nam giáp Hồ tôn , tây giáp Thục và đông giáp Nam hải ...hay chí  ít cũng trùm phủ Bắc bộ và bắc trung bộ  tức trọn miền Giao chỉ xưa .
    Đoạn ... bờ cõi Giao - Nam đều vào bản tịch...trong chiếu của vua Gia long không thể hiểu khác là đất đai của vua  gồm Giao chỉ và phía Nam Giao chỉ , nơi mà sử quan nhà Mãn thanh gọi là nước Quảng Nam .
    Rõ hơn nữa ...
     Ngày 3 tháng 2 năm Mậu tuất (1938) Vua Minh Mạng quyết định đổi quốc hiệu từ Việt Nam sang ĐẠI NAM , chiếu có đoạn ... Đức Triệu Tổ (Nguyễn Hoàng ) dựng nên cơ nghiệp ở cõi Nam, Đức Thế Tổ (Gia Long) lấy được cả đất Việt Thường (tức bắc bộ từ tay  nhà Tây sơn ), nhân dân thêm đông, lãnh thổ thêm rộng, nay đổi tên là Đaị Nam, kể từ năm thứ 20 (Minh Mạng), hoặc gọi là Đại Việt Nam cũng được.


    Tới đây có thể kết luận : An nam và Việt Thường 2 miền đất  hợp thành Việt nam thì  Việt thường là đất Giao chỉ Xưa tức Bắc và Bắc Trung bộ và An nam cõi Nam , chính là  nước Quảng nam cũng là đất Chiêm thành suôi về Nam .

    Vua nhà Trần khi thăm Chiêm thành có lưu lại 2 câu thơ :

    Đại Việt cơ đồ tu hưng phục

    An Chiêm sự nghiệp lại khang ninh .

    Chiêm thành còn gọi là An Chiêm ..., phải chăng chữ An này chính là chữ An trong An nam ?.

    An là tên nước Yên thời chiến quốc , An là biến âm của ôn – ấm chỉ Viêm phương , an cũng là Ân – ơn là số 2 chỉ hướng xích đạo theo Hà thư (đồ) … ,2 - Hai biến âm thành Hời – Chiêm thành nên vua Trần có thơ....

    Trần triều uy đức an thiên hạ

    Lê gia công trạch định Viêm cương

    Viêm cương là cương giới của Viêm bang , đây chính là  Viêm bang  trong chiếu công bố tên nước của vua Gia long ...

    Nay ban đổi tên nước là Việt Nam.
    Đã báo sang cho Trung Quốc biết rõ.
    Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền. Hễ ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh minh.
    Vui thay.

    Thông tin sau cũng là 1 gợi ý cho ý nghĩa từ An – Nam :
    Trong những năm 500 Vua Phù nam Jayavarman đã được  hoàng đế Trung hoa  ban tước   ‘An Nam tướng quân, Phù Nam vương’ .
    Và
     năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10 nhà Tề Trung quốc , phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước vị ‘trì tiết, đô đốc duyên hải chư quân sự, An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương’ .
    Tương tự Nam Việt vương chỉ là tước hiệu qúi tộc không có nghĩa là vua nước Nam Việt , Lâm ấp vương không có nghĩa là vua nướcLâm ấp và tước hiệu  Phù Nam vương không là vua nước Phù Nam . Nhưng chính danh hiệu An Nam tướng của 2 qúi tộc Lâm ấp và Phù Nam này đã giúp xác định vị trí địa lí của  An Nam là miền Trung và Nam Việt nam ngày nay .


    2 chữ An Nam xem ra đã có trước rất lâu khi nhà Đường lập An nam đô hộ phủ 673 , như thế chẳng dính gì đến việc bảo hộ đất phương Nam của An nam đô hộ phủ cả ; phải chăng An Nam là từ ghép của AN CHIÊM và PHÙ NAM mà thành . An Chiêm và Phù nam rõ ràng nằm trong nước Quảng Nam theo cách gọi người thời Mãn Thanh ,về sau vua Gia long  có thêm đất Giao chỉ nước Việt Thường cùng hợp lại  thành ra ‘An nam – Việt thường’ tức Việt Nam  ngày nay ?.

    Xa hơn thế nhiều 2 từ An Nam đã có mặt trong sử ngay từ thời người Tàu gọi là Tam quốc ;
    Nước Ngô sau khi hạ bệ ‘chính quyền’ Sĩ Huy chấm dứt thời tự trị ngoại thuộc của Giao châu , Năm 248 Nhà Đông Ngô cho Lục Dận làm An Nam hiệu úy lo việc bình ổn phương Nam , Lục Dận đem quân xuống chiếm Khu Lật (huế) nhưng sau buộc phải rút về .
    Lục Dận được cử sang Giao châu làm An Nam hiệu úy không có nghĩa nhà Đông Ngô đổi Giao châu thành ra  An Nam và cử Lục Dận trấn thủ ở đấy ..., đoạn sử liệu mập mờ tối nghĩa này phải hiểu đích xác  : Lục Dận sang Giao châu đặt bộ chỉ huy ở đấy điều động quân Đông Ngô đánh xuống phía Nam tức đất An Chiêm và  Phù Nam ,  An Nam là lối gọi tắt của An Chiêm và Phù Nam .
    Rõ ràng An nam đã có từ thời Tam quốc và là địa danh chỉ đất phía nam Giao châu ? , như thế thuyết coi quốc hiệu An Nam có gốc từ An nam đô hộ phủ của nhà Đường đã bị bứng gốc ...
    Vua quan nhà Tống và các con giời (ơi) đời sau thôi thì ...để vừa được việc vì thực tế đã như thế vừa không mất mặt ‘thiên tử’ họ lờ chữ Giao chỉ đi chỉ công nhận vua Việt là An Nam quốc vương .


    An chiêm +Phù nam = An nam

    An nam + Việt thường = Việt Nam .

    Vui thay ....

      Hôm nay: 29/3/2024, 8:31 am