Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Vài điểm mới thời Hạ - Thương . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Vài điểm mới thời Hạ - Thương . Flags_1



    Vài điểm mới thời Hạ - Thương .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Vài điểm mới thời Hạ - Thương . Empty Vài điểm mới thời Hạ - Thương .

    Bài gửi by Admin 11/12/2013, 1:41 pm

    Hạ Kiệt (夏桀) là vị vua thứ 17 và là triều  vua  cuối cùng của nhà Hạ trị vì năm  1818 TCN – 1767 TCN  vốn có tên là Lý Quý (履癸). Kiệt (chữ Hán: 桀; bính âm trung cổ: giet -theo WIKI) . 

    Cổ sử Trung hoa chép  Đại Vũ tổ nhà Hạ mất ở nước Việt , Việt âm Nam bộ là Diệt đồng âm với Giet theo bính âm cổ dẫn trên , từ  sự đồng âm này đưa đến ý nghĩ ...rất có thể không có vua nhà Hạ  nào tên là Kiệt .

     Cả Việt – cả Diệt thiết Kiệt .

    Cả Việt – Kiệt chỉ nghĩa là ông  ‘vua nước Việt’ không phải tên riêng . 

    Sử thuyết Hùng Việt cho Hạ vũ là Hùng Việt vương – Tuấn lang , ông Khải con Hạ Vũ là  Hùng Hoa vương - Hải lang , 2 tộc danh Việt và Hoa chính có gốc từ 2 vương hiệu này  , ngày nay sở dĩ  có người Việt - người Hoa cũng là do 2 đời vua Hùng này mà ra .

    Tuấn lang thực ra là Tốn lang nghĩa là  chúa – vương đất Phong , Tốn là quẻ tốn trong Bát quái Dịch học  tượng của Phong – gió – phía Tây ; cũng   từ Dịch tượng  này  mà Lịch sử Việt và Hoa có Phong châu - đất Phong . 

    Hải lang không phải nghĩa là ‘chúa miền biển’ mà Hải – Hai - Hà – Hạ – Hè chỉ là biến âm của nhau , Hạ ở đây là mùa Hè trong Tứ thời còn trong Tứ phương Thiên hạ thì chỉ miền đất ở về hướng Xích đạo nhiệt đới . Trong Hà thư (đồ) số 2-7 chỉ hướng Xích đạo , số 1-6 chỉ hướng ngược lại  ngày nay gọi là hướng Bắc , với  Tiên thiên Bát quái thì quẻ Đoài là Hồ – hà – hải trấn hướng Xích đạo hướng ngược lại  là quẻ Cấn tượng của núi – non tức Nan - Nam  ( nay lộn ngược gọi là Bắc – Bức) .

    Vài điểm mới thời Hạ - Thương . Image110

    Người Hoa ngày nay vẫn chúc cha mẹ ...  ‘phước như Đông hải thọ tựa Nam sơn’ . , Kinh Thư chép phía đông Cửu châu nhà Hạ là biển , như thế biển  ở đây rõ ràng là biển ĐÔNG không thể hiểu khác được và ý nghĩa trong lời chúc là chỉ sự to lớn vì Hải  là [Đình – hồ] ; đình là to lớn   Đông hải cũng là Động đình hồ .

    Thọ tựa Nam sơn ý nói đến sự cao dày của núi nhưng là núi nào ?, biển Đông thì chỉ có 1 còn núi phía Nam thì làm sao xác định ? . Núi Nam ở đây không phải là núi trên thực địa mà là  ngôn ngữ Dịch học , quẻ Cấn là núi trấn phương Nam xưa ngược với Đoài là cái hồ trấn phương  Bắc hướng Xích đạo , Bắc có gốc là BỨC _ nóng – viêm – nhiệt , Nam có gốc là núi – NON , tiếng Khơ me núi là BNAM .

    Ngày nay bắc – Nam đã lộn ngược theo vó ngựa đại Hãn và quan niệm “đỏ tốt đen xấu’ (số đỏ – đen như mõm chó) vớ vẩn ; đất của đại Hãn – Hán  phải ở hướng tốt chứ   ...nhưng họ làm sao bịp được thiên hạ dù đã sửa bản đồ lộn Bắc ra Nam,  Nam ra Bắc vì Cửu thiên của nền văn minh cổ Trung hoa  với Viêm thiên (nóng – bức)  ở hướng Xích đạo và Huyền thiên ( đen )ngược lại đúng theo tự nhiên còn sờ sờ ra đấy. 

     Sử chép : 

    Lý Quý được coi là ông vua hoang dâm và tàn bạo, thích gây  chiến tranh.

    Lý Quý  đánh nước Hữu Thi tức họ Thi, nước họ Thi  dâng mỹ nữ là nàng Muội Hỷ  xin Lý Quý lui quân. Lý Quý được nàng Muội Hỷ bèn tha lui quân thôi không đánh nước Hữu Thi.

    Lý Quý sủng ái nàng Muội Hỷ, tăng cường bóc lột nhân dân để hưởng lạc, Nhân dân oán ghét ông nên nguyền rủa rằng:

    “Ông là mặt trời , bao giờ mặt trời lặn ? , bọn ta nguyền cùng  sống chết với ông”.

    Lời nguyền này đã chỉ ra : Lý là biến âm của LY , quẻ Ly của Bát quái Dịch học tượng là lửa là Mặt trời   và cũng là chỉ vua chúa thủ lãnh (Ông là mặt trời…) , Lý Qúy không phải họ tên mà  chỉ nghĩa là ông vua tên Qúy không có ai họ Lý  , còn Qúy là can Qúy  trong Thập can .

    Xét như vậy  thì không phải tới đời nhà Thương mới gọi vua theo Thập can mà cuối đời Hạ đã như thế , Lý Qúy là do 1 quẻ ghép với 1 can mà thành ; điều này chứng tỏ từ thuở ban đầu Lịch sử Trung hoa đã gắn liền với Dịch lý hay nói khác là được viết bằng ngôn ngữ Dịch học .

    Vua Kiệt say đắm nàng Muội Hỷ đã thành điển cố lịch sử , Kiệt thực ra là Cả - Diệt tức ông  vua Việt còn nàng Muội Hỷ thì  ...

    Muội Hỷ thiết Mỹ , mỹ là đẹp ...thì ra chẳng có ai tên là Muội Hỷ , nàng Muội Hỷ là ‘mỹ nữ’ tức người đẹp thế thôi .

    Sử viết : Lý Quý  tiếp tục việc chinh phạt, mang quân đi đánh đất Manh Sơn. Manh Sơn bèn bắt chước  họ Thi dâng 2 người con gái đẹp là Uyển và Viêm để xin Kiệt  lui quân. Lý Quý  bằng lòng  và từ đấy rất sủng ái hai người con gái đất Manh Sơn, lạnh nhạt với nàng Muội Hỷ.

    Nước Manh sơn ở đâu ? , 1 lần nữa phép phiên thiết Hán văn giúp giải đoán cổ sử ...

    Manh sơn thiết Mân , Mân là đất Phúc kiến -Triết giang ngày nay 

    Trong khi Lý Quý say đắm tửu sắc thì Thương Thang tìm cách liên minh với các bộ tộc để tạo vây cánh chuẩn bị diệt Hạ . Kiệt định ra tay trước chuẩn bị đánh Thương nhưng nước Mân chư hầu phản đối không theo , Kiệt nổi dận đem quân đánh Mân làm gương  .

    Thấy Kiệt bị sa lầy vào cuộc chiến với tộc Mân, Thành Thang quyết định ra quân diệt Hạ. Năm 1767 TCN đánh thắng Lý Quý trong trận quyết định ở ‘Minh Điều’ . Hạ Kiệt thua trận, mất ngôi và bị đày ra đất Nam Sào .

    ‘Minh điều’ sử sách Trung hoa  coi như 1 địa danh thực ra thì Minh là sáng sủa chỉ chốn đầu não sáng soi cho cả thiên hạ tức thủ đô – kinh đô , Điều cũng là Đào – Thao tên  vùng đất nay là Quảng Đông (Kinh đô nước của triệu Đà hay triệu Tha ,  Đào - Thao) , Minh điều đồng nghĩa với Đào đô ; Mùa Hạ đất Đào hướng Xích đạo nóng bức  là 1 bộ Dịch tượng . Chẳng có miền đất nào tên là Minh điều ,Thành Thang đánh bại Hạ Kiệt ở Minh Điều thực  nghĩa là quân của Thành Thang chiếm được kinh đô nước Hạ đất Đào – đỏ vì thế mà  sử  gọi đây là trận đánh quyết định...

    Kiệt bị đày và chết ở đất Nam Sào , Nam sào  là đất nào ?

    Nam cũng là Lam ; Phiên thiết Hán văn cho :  lam sào thiết Lào ...

    Phải chăng Kiệt ông vua Việt cuối cùng của nhà Hạ bị đày và mất ở đất LÀO ngày nay ???.

    Thành Thang lập nên nhà Thương thay nhà Hạ cai trị Thiên hạ .

    Vua Thành Thang tổ nhà Thương có tên là Tử Lý ...với Tử là họ Lý là tên ; 

    Như đã nói ở phần trên Lý chẳng phải họ cũng chẳng phải tên , Lý – quẻ Ly – lửa cũng chỉ mặt trời về nhân sự là Vua là chúa là thủ lãnh .

    Tử Lý – Lý Tử là ông vua tên Tử ...

    Nhưng tên Tử cũng sai nốt , chữ Tử  này cùng kiểu với  ...chữ Tác đánh chữ Tộ ...

    Tử thực ra là chữ TỪ là từ dịch sang Hán văn của chữ Thương – thương yêu 

    Tiếng  Việt , với Dịch học thì:  phương Đông mùa Xuân , màu Xanh – Thanh – Thương cũng là phương của tình cảm  THƯƠNG yêu .

    Tử Lý – Lý Tử  đúng  ra  là Từ lý – Lý Từ  nghĩa là VUA THƯƠNG  ...rất ư là đơn gỉan nhưng  hoàn toàn chính xác .

    Trụ vua cuối cùng nhà Thương cũng chẳng phải tên riêng , Trụ là biến âm của chậu tiếng Thái – Lào và Chủ tiếng Việt tất cả chỉ nghĩa là ông vua ông chủ – chúa thế thôi .

    Kinh Thư có những đoạn so với nền địa lý hiện  nay chính xác tới độ kinh ngạc điển hình là phần “ CAM thệ” lời thề ở đất Cam khi vua Khải nhà Hạ cất quân đi đánh Hữu Hổ thị (họ Hoả – người Lửa – La?).

    Theo Sử thuyết Hùng Việt thì tiên khởi nước họ Hùng (Hữu Hùng quốc) có 2 tộc người , Bắc hay tộc La – Lửa ở đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh và Nam hay 

    Kanh – Kênh ờ vùng sông Đà , tộc Kênh hay Kanh – Kinh còn gọi là Lộc tục cũng là  Lục (6) tộc , Lạc (nác) tộc .

    Sử viết vua Khải đánh chiếm đất của Hữu Hổ thị vì bất phục đày người Hổ – Hoả – Lửa  đi 4 phương thành ra tứ Di , nếu chiếu theo Sử thuyết Hùng Việt thì về phía Nam họ bị đẩy ra khỏi vùng Thanh Nghệ Tĩnh  lùi xuống vùng Bình Trị Thiên ..., ngạc nhiên thay bản đồ Việt nam ngày nay còn rành rành  địa danh Cam môn – Cam lộ và Đồng hới tức Động Hời ở Quảng Bình  . (Nước Chàm ký âm La tinh từ gốc Phạn ngữ là Campapura). 

    Đất của người La – Lửa gọi là đất CAM  , vua Khải đánh Hữu Hổ thị hay họ Hoả – Lửa có bài CAM thệ tức lời thề ở đất Cam ...phải chăng Kinh Thư chính là cuốn cổ sử của nòi giống Việt ?.

      Hôm nay: 28/3/2024, 8:16 pm