Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Biện Di luận  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Biện Di luận  Flags_1



    Biện Di luận

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Biện Di luận  Empty Biện Di luận

    Bài gửi by Admin 23/10/2013, 9:06 am

    BIỆN DI LUẬN (Chép trong Chu nguyên tạp vịnh thảo).

    Tác giả: Khắc Trai Lý Văn Phức.

    Biên dịch ra chữ quốc ngữ: Trần Quang Đức.

    Đăng lại từ  http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=6513&CategoryID=41

    Trích trong cuốn "Ngàn năm áo mũ", tác giả: Trần Quang Đức, trang 45-47, phần phụ lục.

    Từ xưa, Trung Hoa thì có di địch, ấy là sự ngăn cách tự nhiên của trời đất. Hoa là Hoa mà di là di, bất kể bản thân văn minh không man mọi, hay không man mọi nhưng lại bị coi là man mọi, đều không thể không biện luận cho rõ ràng được. Xét, di được gọi là di, kinh truyện thánh hiền coi là kẻ khác (không phải giống nòi ta - TQĐ chú) nên Chu công phải thảo phạt. Cớ sao vậy? Có bọn chuyên làm việc bạo ngược không biết lễ nghĩa danh phận, như Kinh Sở thời xưa; cũng lại có bọn đem cả nước ra làm trò dị hợm, bất chấp cương thường đạo nghia của người ta, như bọn man di giảo quyệt Đông Tây Dương thời nay vậy; gọi chúng ta là di là vì cách làm của chúng.

    Nước Việt ta là phường ấy chăng? Nước Việt ta không phải chúng vậy, mà là hậu duệ của Viêm Đế, họ Thần Nông, bậc thánh Trung quốc thời cổ vậy. Thời cổ là vùng hoang viễn, chưa khai hoá, bấy giờ coi là di thì được. Nhưng đến thời Chu đã là Việt Thường, coi là thị tộc, các đời sau là Giao Chỉ, coi là quận huyện, chưa bao giờ gọi là di cả. Huống hồ, từ thời Trần, Lê quốc thổ An Nam ngày càng mở rộng, đến nay đã gấp bội phần, phía Bắc giáp ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung châu; phía Tây khống chế các tộc man di, tiếp với các nước Nam Chưởng, Miến Điện; phía Đông trông ra bể lớn, ôm bọc các đảo; phía Nam cũng chạm tới biển, vòng qua phía Tây Nam sát vách Xiêm La, các thuộc quốc còn lại và tộc man di khác nhau nội phụ đều đủ cả, thật là một đại quốc sừng sững giữa trời đất. (Lúc này) coi là thị tộc cũng không được, coi là quận huyện càng không được, huống hồ có thể coi là di sao? Song ở đây tạm có vài lời nông cạn như vậy đã.

    Bàn về phép trị nước thì noi nhị đế tam vương, bàn về đạo thống thì noi lục kinh tứ tử, coi Khổng Mạnh là nhà, coi Chu Trình là cửa. Về học vấn thì coi Tả, Quốc là nguồn, coi Ban, Mã là nhánh. Về văn chương thì thơ phú noi Chiêu Minh, Văn Tuyển, xem Lý, Đỗ là tấm gương; thư hoạ theo Chu lễ, Lục thư, coi Chung, Vương là mô phạm. Chiêu hiền đãi sỹ, ấy khoa cử Hán Đường vậy. Đai rộng mũ cao, ấy y phục Tống Minh vậy. Cứ hợp mà suy, đại để như thế. Xét, đến vậy mà vẫn gọi là di thì ta cũng chẳng biết thế nào là Hoa vậy. Có kẻ nghị luận cao minh nói rằng: Thuấn là người Đông di, Văn vương là người Tây di, trong kinh truyện có nói đến, nhưng di ấy tổn hại gì? Há không biết đó chỉ là lời nói chỉ nơi các ngài sinh ra thôi. Thuấn vẫn là Thuấn, Văn vương vẫn là Văn vương, từ khi có thư tịch đến giờ có thư tịch nào gọi Thuấn là di đế chăng, gọi Văn vương là di vương chăng? Có kẻ luận bàn thô thiển rằng: Chắc là do tiếng nói, trang phục khác lạ nên coi là di đó thôi. Như vậy càng không đúng. Cứ nói chuyện trước mắt, như một tỉnh Phúc Kiến, là nơi còn di giáo của thày Chu Khảo Đình, riêng ở vùng Tuyền Chương, người ở đây thường đội khăn thay mũ, như vậy là trang phục khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng? Lại như mười tám tỉnh ngôn nhữ khác nhau, tiếng nhà quê và tiếng nhà quan cũng khác nhau, vậy là tiếng nói khác lạ chăng, có thể vì thế mà coi là di chăng?

    Để thấu hiểu cái nghĩa Hoa di, nên tìm trong văn chương lễ nghĩa, vậy thì lời biện luận của tôi cũng chẳng cần viết ra, tôi đâu có ưa biện luận, là do tôi bất đắc dĩ mà thôi.

    Lời bàn luận này sau khi viết ra, đến tay Tôn tổng đốc, ông tuyên bố tại chỗ: Quý sứ lần này đến đây, bản đốc tự dùng lễ sứ thần để đối đãi, không dám coi là ngoại di nữa. Sau đó sỹ phu Trung châu nối tiếp sao chép, có nhiều người viết thêm lời bình phẩm ngợi ca. Có ông Lý Chấn Nhân là Nho học Huấn đạo, tính cực khẳng khái, sau khi thấy áo mũ nước ta liền ném mũ của mình xuống đất nói rằng: Ta là di rồi, sao lại coi người ta là di đây? .


    Ý của Văn Nhân .

    Muốn hiểu nghĩa từ Di ta phải trở lại thời nhà Hạ ...

    Ông Khải đã đánh chiếm đất của hữu Hổ thị đặt kinh đô An ấp thời khai sinh nhà Hạ trên đất ấy và đày hữu Hổ thị đi ‘tứ phương’ gọi là ‘tứ Di’, vậy xét ra Di là từ gọi người sống ở tứ phương thiên hạ , sự hơn thua mang tính đẳng cấp chỉ là của thời đầu nhà Hạ về sau  những  nước ngoài trung quốc  gọi là nước ‘chư hầu’ từ đó Di chỉ nhằm để phân biệt với dân Hoa sống ở nước trung tâm tức trung quốc  cũng là chính quốc – mẫu quốc , vua là vua cả thiên hạ nhưng chỉ trực tiếp cai trị Trung quốc vài năm mới đi tuần du xem xét thăm hỏi ban huấn lệnh  con dân ở ngoài Trung quốc 1 lần , chư hầu do ‘vương’ cai trị , vương của chư hầu Trung hoa xưa cũng từa tựa như quan toàn quyền đại diện cho nữ hoàng Anh ở Úc , Canada ngày nay vậy .

    Di cũng là Ri trong tiếng Việt , gà Ri đối với gà cồ , nhỏ đối với to , Di cũng là nhì – nhị – nhi – nhỏ , Hoa và Di chẳng qua cũng là dùng để phân biệt có sự khác nhau thế thôi , đâu có nghĩa hễ Hoa là to là giỏi còn Ri – Di là hèn kém ; người Úc , người Tân tây lan đâu có thua kém gì người Anh trên mọi phương diện  ?, hơn nữa bản thân người  Hoa người Di cũng đâu có là vĩnh viễn , Văn vương là người Tây Di tức Di phía tây nhưng khi di phía tây ấy trở thành nhà Châu trung tâm của  thiên hạ  thì người Tây quốc bèn xưng là Hoa hạ  nghĩa là người sống ở nơi phồn vinh hoa lệ trong thiên hạ , hạ không còn nghĩa là nhà Hạ như ban đầu mà đổi nghĩa là ở dưới , dưới gầm trời .

    Thực ra Hoa - Di chỉ thế thôi nhưng mấy ông ‘con trời gỉa’  cố bám vào mặt chữ  trơ trẽn nhận mình là ‘cồ’ là ‘nhất’;  nhất nhất gắn thêm từ ‘ đại’ vào tên nước tên triều..., đến Hãn là vua mọi  mà nước của Hãn cũng thêm chữ đại vào thành ‘đại hãn quốc’ nghĩa là  ‘nước vua mọi lớn’ mới kinh chứ  ..., họ lên mặt khinh cả thiên hạ trong khi vẫn tung hê vua Thuấn Đông Di và Văn vương Tây Di là thánh chúa ...thế mới ....ngộ ... không hiều nổi .


      Hôm nay: 19/4/2024, 9:30 pm