Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Lời thề sông Hát. Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Lời thề sông Hát. Flags_1



2 posters

    Lời thề sông Hát.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lời thề sông Hát. Empty Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Admin 17/8/2013, 4:29 pm

    Bách Việt trùng cửu - nguồn : http://my.opera.com/bachviet18/blog/

     Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bắt đầu từ việc ông Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết. Theo sử sách thì vì nợ nước thù nhà mà Hai Bà đã tụ quân lập đàn thề ở Hát Môn, dựng cờ khởi nghĩa. Lời thề Hát Môn được ghi lại:
    Một, xin rửa sạch quốc thù
    Hai, xin khôi phục nghiệp xưa họ Hùng
    Ba, kẻo oan ức lòng chồng
    Bốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này.
    Tuy nhiên, nguyên nhân “vì chồng bị giết” mà dẫn đến cuộc khởi nghĩa lớn của Trưng Vương xem ra… không hợp lẽ cho lắm. Thi Sách chết trước hay sau khi Hai Bà khởi nghĩa thì các sử gia còn đang đặt nghi vấn. Ông Thi Sách họ gì thì lại càng là cả một điều bí ẩn…

    Gần Hát Môn ở Nại Xá (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) xưa có miếu Đinh Nguyên thờ Thi Sách. Tương truyền nơi đây là Tử Khê, là nơi Thi Sách tử tiết. Khi Trưng Vương khởi nghĩa đã cho lập miếu thờ chồng ở đây. Thần tích miếu Nại Tử mở đầu như sau:

    Xưa vào niên hiệu vua Quang Vũ triều Đông Hán có lạc tướng đất Mê Linh - Phong Châu tên là Trưng Nghĩa Dũng, tức là Phúc Bố, vợ là bà Hồng Thị Đào tuổi đã đều trên 40 mà khó sinh con đã sắm sanh lễ vào chùa Hương Tích cầu có con nối dõi. Lòng thành của họ đã được trời đất ban phúc báo mộng sẽ cho họ một bậc anh hùng quốc chủ giúp nước an dân. Quả nhiên sau đó vợ chồng sung sướng khi tin vui có thai và vào giờ sửu ngày 10 tháng 4 bà Hồng đã sinh ra Kim Tiên nữ dáng mạo đoan trang, cốt cách hơn người và đặt tên là Trắc thường gọi là Ả Lã và khi lớn gọi là nàng Đê có mày cong trăng non, mắt tựa như làn thu thủy…

    Lúc đó có người Chu Diên cũng con của lạc tướng (Dương Thái Bình, mẹ là Hồ Thị Nhữ) tên là Dương Thi Sách tuổi đã 29, sinh ngày 10 tháng 6. Nghe nói Ả Lã nàng Đê có nhan sắc kiều diễm vẫn chưa lấy chồng. Chàng Dương Thi Sách thưa với bố sang xin kết duyên với nàng. Lạc tướng Dương Thái Bình nói rằng: Ta và Lạc tướng Phong Châu trước đã có nguyện ước nay nghe có nàng Ả đó phải chăng là duyên tiền định vậy và cho người đến hỏi đón về. Đất Chu Diên hai họ đến cùng vui mừng.

    Thần tích này cho biết Thi Sách họ Dương, còn Trưng Trắc vốn có tên là Ả Lã. Thông tin về tên họ của Thi Sách và Trưng Vương đã chỉ ra mối liên hệ giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng với … nhà Triệu Nam Việt.

    Thần tích Nại Xá cho biết Dương Công Thi Sách đã được tôn phong là “Quốc vương Thiên tử Đông Hán Đại vương”. Phải hiểu chữ “Đông Hán đại vương” ở đây là thế nào? Thi Sách sao lại là đại vương của Đông Hán?

    Họ Dương của Thi Sách thực ra là chỉ hướng Đông. Đây cũng là chữ Dương trong tên của Vệ Dương Vương, vị vua cuối cùng của nhà Triệu Nam Việt. “Đông Hán” là nước Nam Việt, có kinh đô đóng ở Dương Thành (Phiên Ngung - Quảng Đông) nên gọi là Đông. Còn gọi là “Hán” bởi vì Nam Việt và Tây Hán đều cùng một gốc từ Hán Cao Lưu Bang – Triệu Vũ Đế cả.

    Khi Lộ Bác Đức nhà Tây Hán tấn công Dương Thành, Triệu Vệ Dương Vương cùng thừa tướng Lữ Gia đã lên thuyền đi về phía Tây, trở lại đất Phong Bái của Triệu Vũ Đế. Trong thần tích Nại Xá bố của Thi Sách tên là Dương Thái Bình, rất có thể Thái Bình đây chỉ đất Bái xưa.

    Vệ Dương Vương bị bắt ở cửa Đại Nha, là cửa sông Đáy đổ ra biển tại Nghĩa Hưng, Nam Định ngày nay. Truyền thuyết Việt chép thành Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử đuổi chạy tới cửa Đại Nha thì mất. Nơi đây còn đền Độc Bộ lưu dấu sự kiện này.

    Thần tích đền Độc Bộ có một chi tiết thêm so với những thần tích khác về Triệu Việt Vương. Thần tích này cho biết Triệu Quang Phục là “cháu đời xa của Triệu Vũ Đế”. Thông tin này thật chính xác. Triệu Vệ Dương Vương thì rõ là cháu mấy đời của Triệu Đà. Triệu Quang Phục cùng đường ở Đại Nha chính là Triệu Vệ Dương Vương.

    Dương Thi Sách là Triệu Vệ Dương Vương, vậy Ả Lã Trưng Trắc là hoàng phi của vua Triệu.
    Sách Thư mục thần tích thần sắc do Viện Thông tin khoa học xã hội biên soạn xuất bản năm 1996 thống kê ở 11 tỉnh thành trong cả nước có 56 làng thờ Ả Lã Nàng Đê làm thành hoàng. Nhân vật này được biết chủ yếu hoặc là một nữ tướng thời Trưng Vương hoặc là phi nhân của Triệu Quang Phục (các thần tích vùng Yên Lãng, Mê Linh, Hà Nội). Với nhận định Thi Sách là Triệu Quang Phục (Triệu Vệ Dương Vương), Ả Lã là Trưng Vương thì 2 tích về Ả Lã Nàng Đê trên đều chỉ là một chuyện.

    Ả Lã mang họ Lã hay Lữ của thừa tướng Lữ Gia. Nhà họ Lữ có nhiều con gái được gả cho vua Triệu Nam Việt. Trưng Trắc hẳn là một trong số đó. Triệu Vệ Dương Vương bị bắt. Gia quyến nhà Triệu cùng Lữ Gia đã lui về châu Phong, từ đó làm nên của khởi nghĩa của Trưng nữ vương họ Lữ.

    Lịch sử Việt Nam đã chép 2 cuộc khởi nghĩa khác nhau vào một khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa đầu nổ ra vào thời Tây Hán ngay sau khi nhà Triệu Nam Việt thất thủ. Khởi nghĩa này đúng là đền nợ nước, trả thù nhà của các hoàng phi nhà Triệu họ Lữ. Vua Tây Hán lúc này là Hiếu Vũ Đế chứ không phải Hán Quang Vũ đã cử Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức đi dẹp loạn. Sau thất bại ở Lãng Bạc, Ả Lã tử tiết ở Cấm Khê.

    Cuộc khởi nghĩa Trưng Vương thứ hai vào cuối thời Đông Hán là khởi nghĩa Khăn Vàng của anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bào. Đây mới là cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một diện rộng ở Lĩnh Nam. Khởi nghĩa đang thắng lợi thì thủ lĩnh Trương Giác ốm mất, đúng như Thiên Nam ngữ lục chép:
    Chị em nhiễm bệnh yên hà
    Nửa đêm bỏ đất ruổi ra lên trời.
    Người lãnh đạo quân khởi nghĩa tiếp theo là Đô Dương Triệu Quốc Đạt cùng em là Triệu Thị Trinh đã “đầu voi phất ngọn cờ vàng”, chặn được quân Hán ở Cửu Chân, buộc Mã Viện phải cắm mốc phân giới ở Man Thành (Quảng Tây)…
    Lời thề sông Hát. 0Cua%20Dai%20Nha Cửa sông Đáy bên đền Độc Bộ

    Câu đối ở đền Độc Bộ:
    Độc mộc phá Lương binh, Nam quốc đồng bào giai xích tử
    Đồi ba chướng hải khẩu, phù sa thác thực hữu thanh xuân.
    Dịch:
    Độc mộc phá quân Lương, nòi giống nước Nam cùng máu đỏ
    Sóng dồn che cửa bể, cỏ hoa bồi đắp hóa xuân xanh.

    Câu chuyện bên cửa sông Đáy của hơn 2 ngàn năm trước nay đã bị sóng biển dồn che, phù sa bồi lấp. Anh hùng đã “thác hóa xuân xanh”, Triệu Vệ Dương Vương được gọi đổi thành Dương Thi Sách. Làng Nại Xá nơi có miếu thờ Thi Sách nay cũng đã lở trôi theo dòng nước sông Hồng. Trưng Trắc chọn Hát Môn làm nơi phát lời thề khởi nghĩa đền nợ nước, trả thù nhà cũng là có lý do. Hát Môn là nơi bắt đầu của sông Hát hay sông Đáy. Nơi kết thúc của sông Hát chính là cửa Đại Nha. Ả Lã Trưng Vương khởi nghĩa và lập miếu thờ chồng ở đầu sông Hát là để tưởng nhớ tới vua Triệu đã tử tiết ở cuối sông tại cửa Đại Nha.

     Văn Nhân góp ý :

     Xin góp bàn cùng tác giả về 1 số thông tin trong bài :

    Mẹ Ả Lã là Hồng thị Đào ..., cả Hồng và Đào đều là màu đỏ chỉ hướng Xích đạo , con gái là Ả Lã , Ả là nàng con gái Lã biến âm của Lỉ – lửa tượng quẻ Ly chỉ hướng nóng tức Xích đạo . ....Lạc tướng Dương Thái Bình nói rằng: Ta và Lạc tướng Phong Châu trước đã có nguyện ước...và việc Dương Thi Sách kết duyên cùng Ả Lã thực ra là nói sự kết hợp nổi dậy của nhân dân 2 miền , ở đây họ Dương đúng là từ chỉ phía đông theo Dịch học (Dương cốc ≠ Muội cốc trong kinhThư) , Chu Diên chẳng qua cũng chỉ là biến âm của châu Dương .

    Thông tin Lã – Lửa và Dương – Đông chứa trong tên những anh hùng xưa thực ra là chỉ : Giao chỉ – Phong châu đất ở phía Xích đạo và vùng Quảng Đông ở phía Đông . ...Thần tích Nại Xá cho biết Dương Công Thi Sách đã được tôn phong là “Quốc vương Thiên tử Đông Hán Đại vương”...thực ra cũng không lạ nếu ... đổi chữ ‘Hán’ thành chữ ‘Hưng’; liên kết với thông tin về nước Đại Việt của Lý Ẩn – Lý Cung (Lưu) đô ở đất Hưng vương phủ Quảng châu sau đổi thành nước Đại Hưng ....vì nhận mình là con cháu Lý Bôn –Lưu Bang và rồi ...đám sử gia phù thủy đã mập mờ biến ...Đại Hưng thành Đại Hán hay Nam Hán ; sự việc rất rõ ràng và nhất quán với sử thuyết Hùng Việt ....Lý Bôn chính là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang , Trịnh chỉ đất Nam Trịnh nơi đứng chân ban đầu của Lưu Bang khi mới được Hạng Vũ chia đất , từ đức chỉ là biến âm của đế , tóm lại trên thế gian này chỉ có người và triều đại Hưng – Hơn – Hên (≠ suy - thua - sui) mà thôi ,Trung hoa chẳng dính gì đến Hán – Hãn cả .

    Ả Lã - nàng Lửa , Lã - Lữ - Lửa chẳng phải là tên hay họ gì .

    Phép phiên thiết Hán văn cho : Liêu tử thiết Lữ . Lữ là 1 tộc người .
     .


    Được sửa bởi Admin ngày 18/8/2013, 3:11 pm; sửa lần 1.
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Bách Việt 18 17/8/2013, 9:07 pm

    Lời bàn của anh Văn Nhân còn dẫn đến liên hệ:
    "Đông Hán" đại vương Thi Sách là vua Triệu ở Dương Thành tương tự như Lưu Ẩn - Lưu Cung sau này bị gọi thành "Nam Hán". Cha của Lưu Ẩn - Lưu Cung là Lưu Khiêm, làm thứ sử Phong Châu nhà đường. Phong Châu là quê gốc của Lưu Bang và là nơi "con cháu nhà Triệu" rút về khi Dương Thành Phiên Ngung thất thủ. Vì thế nói Lưu Cung - Lưu Ẩn là dòng dõi Lưu Bang rất có khả năng.

    Khi Lưu Cung lập nước Đại Việt xong cũng không quên vùng đất Phong Châu, là Tây Bắc Việt ngày nay. Chính vì thế mới có chuyện Lưu Cung cử Lý Tiến đánh dẹp, kết thúc Nam Chiếu.

    Sử Việt chép nhà họ Khúc là hào trưởng đất Hồng Châu, có chỗ lại bảo là Châu Diên (tức là Dương Châu) đã dựng cờ tiết độ ở nước ta thời Mạt Đường. Hồng Châu ở đây có thể cũng như trong tên Ả Lã của Trưng Vương, chỉ Giao Chỉ là vùng đất xứ nóng. Sự kết hợp giữa Hồng Châu và Dương Châu như vậy còn xảy ra dưới thời họ Khúc vua Nam Hán - Đại Hưng.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Admin 18/8/2013, 11:04 am

    Xin trích An nam chí lược của Lê Tắc .

    Liêu-Tử: là một tên khác của giống man, di, phần đông thống thuộc về các tỉnh Hồ-Nam, Lưỡng-Quảng và Vân-Nam, nhưng có một số phục-tùng nước Giao-Chỉ. Lại có bọn khắc chữ nơi trán, cà răng, chủng loại rất nhiều. Sách cổ chép có thứ Liêu-tử "đầu-hình", thứ Liêu-Tử xích-côn (váy đỏ), thứ Liêu-Tử tỷ-ẩm (uống bằng mũi), đều ở trong hang đá, hầm đất, hoặc ở chuồng, ở ổ, hay uống rượu sậy,
    thích đánh giặc, phần đông biết dùng cung nỏ, và đánh trống đồng. Thứ trống nào cao lớn là quí. Cái trống mới đúc xong, thì đặt giữa sân, thết tiệc, mời cả người đồng loại cùng tới đầy cửa. Con gái nhà hào phú lấy những chiếc soa bằng vàng bạc, đánh vào trống, xong, để chiếc soa ấy lại cho chủ nhà.
    Có kẻ nói: trống đồng là chiêng của Gia-Cát-Lượng lúc đi đánh giặc mọi.

    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Bách Việt 18 18/8/2013, 8:43 pm

    Đoạn trích trên về Liêu tử mô tả giống với chuyện của Man Vương Mạnh Hoạch.
    Vợ Mạnh Hoạch là Chúc Dung, tên của một vị thần lửa (Ả Lã?).
    Liêu tử có thể là con cháu nhà Triệu đã lui về phía Tây, đúng như phần mở đầu của Truyện Nam Chiếu đã chép.
    Tục dùng trống đồng ở người Lào tới nay vẫn còn.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Admin 22/8/2013, 11:16 am

    Thưa các bạn ,
    Theo tôi  thì người Liêu tử - giống Liêu Tử hay tộc Liêu Tử - Lửa là tên gọi chung người phi Hán ở Tây  Nam Trung hoa tức người Trung hoa - Bách Việt chưa bị Hán hóa .
    Đoạn ...Có kẻ nói: trống đồng là chiêng của Gia-Cát-Lượng lúc đi đánh giặc mọi...,tưởng là 'láo' nhưng nghĩ kỹ lại hóa hay ...vì nó xác nhận ...Khổng minh - Gia cát Lượng là người Lửa tức dân Trống đồng , từ đó suy ra ... Tây Thục là nước của người Lửa không phải Hán ...
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Admin 22/8/2013, 11:34 am

    Tôi trộm nghĩ ...rất có thể sông Hát chính là Hắc thủy hay Đan thủy , sông Đen chính là tên khác của sông Đà ngày nay , dòng sông  chảy từ Vân nam sang đất Việt ; đất cố hữu của người Liêu tử - Lửa được cổ sử Trung hoa gọi là Đan thủy (Đen) nơi Hoàng đế đánh bại Hoan Đâu con của vua Xuyên Húc (Hắc) thống nhất Bắc - Nam lập ra Trung hoa buổi ban đầu  ,  Long Môn nơi Đại vũ đục bạt cả 1 phần Long môn sơn  khơi dòng nước chống lụt chính là đất Long môn nơi sông Đà tiếp gíap đồng bằng Bắc bộ ngày nay .
    Chỉ có quy mô và vị trí lịch sử như thế thì dòng sông mới xứng đáng với Trưng vương .

    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Bách Việt 18 22/8/2013, 11:52 am

    Suy nghĩ của anh Văn Nhân về sông Hát và sông Đà cũng phù hợp khi đối chiếu với truyện Tản Viên. Sông Hát trong truyện được nhắc đến là đường rút của Thủy Tinh khi đánh Sơn Tinh bị thua. Sơn Tinh (chỗ nói là Lý Ông Trọng) chặn lưới sắt ở Chèm (bãi Võng La) nên Thủy Tinh phải rút về biển theo đường sông Hát. So với chuyện Đại Vũ khơi dòng ở Long Môn thì rất khớp. Diễn giải thì có thể là Đại Vũ đã chặn nước chảy sang nhánh chính của sông Hồng ở Chèm đồng thời khơi dòng nối từ sông Đà sang sông Hát để trị thủy, tránh nước ngập cho đồng bằng sông Hồng. Sông Hát như vậy là con sông đào đầu tiên thời sơ sử của người Việt, chia nước từ sông Đà, tránh chảy vào nhánh chính của sông Hồng.

    Sponsored content


    Lời thề sông Hát. Empty Re: Lời thề sông Hát.

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 29/3/2024, 12:00 am