Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Giếng Việt Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Giếng Việt Flags_1



2 posters

    Giếng Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Giếng Việt Empty Giếng Việt

    Bài gửi by Admin 6/8/2013, 8:20 am


    Bách Việt trùng cửu - nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/

    Trong Lĩnh Nam chích quái có câu chuyện thần tiên khá kỳ lạ là Truyện Giếng Việt. Truyện mở đầu như sau:
    Giếng Việt ở miền Trâu Sơn huyện Vũ Ninh. Đời vua Hùng Vương thứ ba, nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua ở địa phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang.

    Nhà Ân của Trung Hoa ở tận Hoàng Hà. “Nước ta” ở đâu mà Thánh Gióng lại có thể đánh giặc Ân? Các sử gia đành phải suy đoán, giặc Ân đây là một giặc Ân khác… Nhưng Truyện Giếng Việt viết tiếp:
    Qua đời Chu tới đời Tần, có người nước ta là Thôi Lượng làm quan cho nhà Tần đến chức ngự sử đại phu, thường qua vùng này thấy cảnh suy tàn, chạnh lòng thương cảm, bèn sửa sang sang lạ đền miếu…

    Ở đây truyện đã tính rất đấy đủ: “… Qua đời Chu tới đời Tần”, rõ ràng coi thời Ân là thời kỳ trước đời Chu của Trung Hoa.

    Cũng trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Đổng Thiên Vương cho biết Ân Vương đã chết trong cuộc chiến ở Trâu Sơn. Ít người để ý đến chi tiết này nhưng Truyện Giếng Việt một lần nữa khẳng định: Vua Ân đã bỏ mạng trong trận đánh với Thánh Gióng. Người đã đánh đổ nhà Ân, buộc vua Ân bỏ mạng thì không ai khác phải là Ninh Vương Cơ Phát của nhà Chu. Truyền thuyết Việt chép thành nơi mất của vua Ân là Vũ Ninh. Thánh Gióng đã theo lời hiệu triệu của Ninh Vương diệt Trụ, lập nên cơ nghiệp thiên tử ngàn năm của triều Chu ở chính trên đất Việt.

    Bài thơ do Thôi Lượng đề ở miếu Ân Vương:
    Cổ nhân truyền đạo thị Ân Vương
    Tuần thú đương niên đáo thử phương
    Sơn tú thủy lưu không kiến miếu
    Tinh thăng tích tại thượng văn hương
    Nhất chiêu thắng bại vô Ân đức
    Vạn tải linh thanh trấn Việt Thường
    Bách tính lòng từ giai phụng sự
    Mặc phù quốc tộ vĩnh vô cương.


    Xin dịch:
    Người xưa kể chuyện thủa Ân Vương
    Tuần thú năm nay tới chốn đường
    Nước chảy non xanh trơ miếu đó
    Hóa thần lưu dấu tại văn hương
    Thắng thua một cuộc không Ân đức
    Vạn thế linh thiêng trấn Việt Thường
    Trăm họ một lòng cùng thờ phụng
    Xin phù tổ quốc mãi yên phương.


    Thế nào mà vua Ân lại phù hộ cho nước “Việt Thường”? Vua Ân là “giặc” cơ mà? Bởi vì nước Việt Thường cũng chính là nước của nhà Ân Thương. Ân Vương là vua Việt, ở Giếng Việt là vậy.

    Một điều thu lượm nữa từ Truyện Giếng Việt là Thôi Lượng, “người nước ta”, nhưng lại làm quan cho nhà Tần đến chức “ngự sử đại phu”. Cũng tương tự như chuyện Lý Ông Trọng làm phò mã của nhà Tần, chuyện này cho thấy nhà Tần đã chiếm “nước Nam ta” và trọng dụng những người nước Nam làm những chức vụ quan trọng nhất trong triều Tần. Tần như vậy cũng là một triều đại Việt mà thôi.

    Tiếp truyện Giếng Việt đề cập đến sự kiện: Sau các tướng Nhâm Hiêu, Triệu Đà đem quân xâm chiếm phương Nam (đời An Dương Vương) trú quân ở dưới núi, sai tu sửa lại miếu mạo, nghiêm cẩn khấn thờ.

    Hóa ra ngay khi Nhâm Hiêu còn sống, Triệu Đà đã từng sang vùng núi Vũ Ninh ở Bắc Ninh ngày nay. Theo chính sử lúc đó Nhâm Hiêu là quan quận Nam Hải, Triệu Đà đang là huyện lệnh Long Xuyên, sao lại có mặt ở Vũ Ninh là thế nào? Thôi Lượng đã là ngự sử đại phu nhà Tần, sao lúc này lại còn An Dương Vương nào ở đây trên đất Việt?

    Nhâm Hiêu theo như truyện này thì đóng ngay tại Vũ Ninh. Đoạn trên chỉ có thể hiểu khi Long Xuyên nơi Nhâm Hiêu làm quan lệnh hoặc quan úy, rồi nối tiếp Triệu Đà đảm nhận chức vụ này chính là vùng Long Biên – Bắc Ninh ngày nay. “Đời An Dương Vương” có Nhâm Hiêu, Triệu Đà lúc này phải là đời Tần. An Dương Vương là một cách gọi khác của nhà Tần khi dẹp yên Dương Việt.

    Truyện Giếng Việt kể con Thôi Lượng là Thôi Vỹ đã chữa bệnh bướu cho Nhâm Hiêu và được Nhâm Hiêu trọng dụng. Thôi Vỹ gặp nạn ngã xuống hang sâu, gặp Ân hậu và được khoản đãi. Vừa kíp thì có người báo:
    Ngày 13 tháng Giêng, người phương Bắc là Nhâm Hiêu đã bị thần Xương Cuồng đánh chết”.

    Sự kiện Nhâm Hiêu bị chết lại được Ân hậu rất quan tâm. Bởi vì sự kiện này đánh dấu sự suy vong của nhà Tần, khởi đầu của một triều đại mới của Trung Hoa. Ngày 13 tháng Giêng có lẽ là ngày mà Nhâm Hiêu đã bị nhân dân đất Bái nổi dậy giết chết để tôn Lưu Bang – Triệu Đà lên làm thủ lĩnh đất Long Xuyên, mở đầu cuộc khởi nghĩa của Bái công Lưu Bang chống Tần.

    Ân hậu cho quan dê (Dương quan) đưa Thôi Vỹ về, rồi lại gả tiên nữ, tặng ngọc Long Tụy cho Thôi Vỹ. Viên ngọc Long Tụy này “suốt từ đời Hoàng Đế tới triều Ân vẫn được lưu truyền là vật quí ở đời. Trong cuộc chiến trận ở Trâu Sơn, Ân Vương đeo ngọc đó mà chết, ngọc bị vùi xuống đất mà hào quang của nó vẫn chiếu tỏa tới tận trời. Thời binh hỏa đời Tần, báu ngọc đều cháy hết, người ta xem linh khí mà biết rằng viên ngọc quý Long Tụy vẫn còn ở nước Nam.”

    Ân Vương chết ở đất Việt Thường, ngọc báu từ đời Hoàng Đế Trung Hoa ngàn năm sau còn tỏa sáng là minh chứng cho gốc tích của Ân Vương. Một mối liên hệ xuyên suốt qua các triều đại Ân – Chu – Tần tới Nam Việt Triệu Đà được thể hiện trong tuyệt phẩm Truyện Giếng Việt. Tất cả những thời Tam - Tứ đại này đều là của người Việt cả, đều từ cùng một khơi nguồn Giếng Việt mà ra. Thần thánh luôn dõi theo những gì đang diễn ra trên trần thế. Vải thưa không thể che nổi mắt thánh. Những người có tâm đức như Thôi Lượng, Thôi Vỹ sẽ thấy được chân tướng lịch sử và gặp được thần tiên.



    Ý kiến của Văn Nhân :

    xin nói ngay tôi vẫn tôn trọng ý kiến của tác giả nhưng xin nêu lên suy nghĩ của mình :

    câu : ...Sau các tướng Nhâm Hiêu, Triệu Đà đem quân xâm chiếm phương Nam (đời An Dương Vương) trú quân ở dưới núi, sai tu sửa lại miếu mạo, nghiêm cẩn khấn thờ...
    cũng có thể có ý nói  Nhâm Hiêu và Triệu Đà là tướng nhà Tần đem quân xuống phương Nam đánh An Dương vương tức vua nhà Châu , Phương Nam là phương Nam ngày nay , Sử thuyết Hùng Việt cho là Tần ở Tứ Xuyên , Nhà Đông Châu ở Quảng Tây - Bắc Việt ( Tây Châu gồm cả Qúy châu - Vân nam gọi là Ba Thục bị Tần chiếm năm -316 ) nên là phương Nam của Tần .Sau khi diệt nhà Châu Tần phong Nhâm Hiêu là quan úy Tam Xuyên ,  Nhâm Hiêu mất thì Triệu Đà lên thay ...

    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Giếng Việt Empty Re: Giếng Việt

    Bài gửi by Bách Việt 18 6/8/2013, 11:41 am

    Anh Văn Nhân thân mến,

    Như đã trình bày trong bài, miếu thờ Ân Vương ở Vũ Ninh do Thôi Lượng là quan ngự sử đại phu của nhà Tần lập nên. "Sau các tướng Nhâm Hiêu, Triệu Đà" mới tu sửa lại. Vì thế Nhâm Hiêu, Triệu Đà ở đây không thể đánh dẹp nhà Chu được vì nhà Tần đã làm chủ khu vực này từ thời Thôi Lượng.

    Con Thôi Lượng là Thôi Vĩ còn chữa bệnh cho Nhâm Hiêu, rõ ràng Nhâm Hiêu là thời kỳ "sau" của Thôi Lượng, tức là đã có nhà Tần trên đất Việt rồi.

    Có thể có 2 Triệu Đà, một là Tần đánh Chu, hai là Triệu Đà ở Long Xuyên - Nam Hải. Nhưng Nhâm Hiêu thì chỉ có 1, là quan úy Long Xuyên dưới thời Tần.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Giếng Việt Empty Re: Giếng Việt

    Bài gửi by Admin 7/8/2013, 8:40 am

    Bách Việt thân ,
    Việc xác định An dương vương là các vua nhà Châu hay là Tần chắc còn phải suy nghĩ nhiều vì sách chép ....Nhâm Hiêu Triệu Đà đánh xuống phía nam như vậy rõ ràng phía nam chưa thuộc nhà Tần , nếu An Dương vương là Tần vương thì hóa ra tướng nhà Tần Nhâm Ngao – Triệu Đà lại đi đánh ...Tần sao ? vì 'nước ta' đã là đất của Tần từ thời Thôi lượng ?, cổ sử Hoa - Việt còn rất nhiều điều tréo ngoe hiểu không nổi ..
    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Giếng Việt Empty Re: Giếng Việt

    Bài gửi by Bách Việt 18 7/8/2013, 8:39 pm

    Anh Văn Nhân,
    Nhâm Ngao và Triệu Đà đúng là tướng Tần nhưng lại đánh Tần vì Nhâm Ngao là viên huyện lệnh đất Bái, còn Triệu Đà là Lưu Bang, vốn là đình trưởng của nhà Tần, đã khởi nghĩa chống Tần ở Long Xuyên - Long Biên.

    Từ lúc nhà Chu bị Tần diệt tới khi Lưu Bang khởi nghĩa có khoảng trên 40 năm. Nhâm Ngao và Triệu Đà lúc này không thể là các tướng Tần đã dẫn quân chinh Nam trước đó được. Chỉ có thể có 2 Triệu Đà khác nhau mà thôi. Triệu Đà bố của Trọng Thuỷ là Tần. Còn Triệu Đà tiếp chức của Nhâm Ngao là Lưu Bang.

    Tôi cảm thấy ý nghĩa của câu chuyện Giếng Việt chính là ở mạch lịch sử không dứt từ Ân (Ân Vương) - Chu - Tần (thời Thôi Lượng) rồi tiếp là Nhâm Ngao - Triệu Đà (thời Thôi Vĩ). Chuyện Nhâm Ngao - Triệu Đà do vậy đánh dấu sự bắt đầu của một triều đại tiếp theo của Trung Hoa, là nhà Hiếu và nhà Triệu Nam Việt.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Giếng Việt Empty Re: Giếng Việt

    Bài gửi by Admin 11/8/2013, 11:07 am

    Bách Việt thân ,

    Phân tích tên gọi thì Lịch sừ việt có 2 triệu Đà là điều hoàn toàn có thể ,

    -       Triệu Đà 1 là chúa nước Tần .
    Triệu ↔chiêu – chiều : chỉ phía tây mặt trời lặn .
    Đà ↔đầu  :  thủ lãnh , người cầm đầu .
    Triệu đà – chiều đầu :  nghiõa là người cầm đầu đất phía tây  tức chỉ chung chúa nước Tần , trong bài trước theo tôi Triệu Đà 1 là bố Trọng Thủy - Doanh tử Sở (Sở - sủy - Thủy) .., Tử Sở do thành tích bất hảo gạt Mỵ châu nên được lưu danh trên bảng vàng lịch sử dưới mỹ danh ....Sở khanh .

    -       Triệu Đà 2 là Lý Bôn – Lưu Bang .

    Triệu ↔ chậu↔chủ↔chúa .
    Đà ↔đầu
    Triệu Đà – chúa đầu chỉ vị chúa khai cơ sáng nghiệp cụ thể ở đây Triệu Đà 2 là chúa ‘tổ’ nước Nam Việt , chuá kế vị đã tìm thấy mộ là Triệu Mạt ↔ chúa một , sau nữa mới đến Triệu Hồ tức chúa Hai ; chúa thứ hai (Hồ ↔ Hà ↔Hai ).

    Sponsored content


    Giếng Việt Empty Re: Giếng Việt

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 19/4/2024, 1:31 pm