Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid Flags_1



    Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid Empty Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid

    Bài gửi by Admin 11/5/2013, 11:11 am

    Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid
    Tác Giả: Phan Châu Hồng nguồn http://phanchauhong.com

    Đọc sách Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn của nhà văn Hà Văn Thùy [1], chúng tôi nhận thấy một số điểm ý dẫn giải bị hạn chế, cần được bàn lại, để làm sáng tỏ hơn, nhất là về nguồn gốc xuất phát và hình thành đại chủng Mongoloid nói chung và hai nhánh Mongoloid phương Bắc và phương Nam nói riêng.
    Chẳng hạn, có đoạn tác giả viết: “Muộn nhất, khoảng 5.000 năm TCN, có sự tiếp xúc hoà huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam”. Điều này cũng có nghĩa, tác giả muốn ám chỉ chủng Mongoloid phương Nam là “hậu sinh” của Mongoloid phương Bắc (sđd, tr. 18, 26, 77, 102).
    Và đó là một điểm ý không phù hợp với những gì chúng tôi đã đọc biết từ những nghiên cứu của một số tác giả ở bên ngoài nước, nhất là từ kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ [2] của nhà di truyền học Anh, Bác sĩ Stephen Oppenheimer, được viết trong sách Out of Eden của ông [3, mà sau đây chúng tôi xin mượn và tóm lược một số điểm ý có liên hệ như sau:
    Lộ trình di dân bên ngoài Châu Phi
    1. Cách nay 85.000 năm, một cặp thủy tổ loài người hiện đại rời miền Đông Châu Phi, vượt Biển Đỏ; sau đó, sinh ra các nhóm di dân không-Châu Phi đầu tiên, Các nhóm này men theo bờ biển Nam Á, ngang qua Ấn Độ, đến Đông Nam Á và Đông Á cách nay 75.000 năm trước; kế nữa vào Úc khoảng 65.000 năm trước.
    2. Siêu-thị tộc Manju mẫu hệ (M) là con gái của thủy tổ Eva không-Châu Phi (L3), có tỉ lệ di truyền thể tăng lên dần từ Tây sang Đông và chiếm ưu thế trong huyết thống của đại chủng Mongoloid.
    3. Còn siêu-thị tộc Nasreen (N) cũng là con gái của thủy tổ Eva không-Châu Phi (L3), lại có tỉ lệ ngược lại với Manju. Khoảng giữa Biển Đỏ và cửa sông Indus ở Pakistan, các hậu duệ di truyền thể của siêu-thị tộc Nasreen chiếm tỉ lệ 5:1 so với các hậu duệ di truyền thể của siêu-thị tộc Manju; nhưng càng di chuyển về hướng Đông tiến đến Ấn-độ, thì tỉ lệ giữa Nasreen và Manju giảm xuống còn 1:1; tại Tây-tạng, tỉ lệ của các hậu duệ thuộc thị tộc Nasreen và Manju là 1:3 (sđd, 180).
    4 Rohani (R) là con gái của siêu thị tộc Nasreen, được ghi nhận có mặt sớm nhất ở Ấn Độ khoảng trên 55.000 năm trước; ở vùng Lưỡng Hà, và Cận Đông từ sau 55.000 năm trước. Tổ tiên đầu tiên của người Châu Âu là một trong bốn người con gái của thị tộc Rohani (R →J, T, U5 và I), được ghi nhận có mặt ở miền Cận Đông sau 55.000 năm trước và đã di dân đén Châu Âu khoảng 50.000 năm trước; trong khi đó, cũng có một nhánh tổ tiên khác của người Châu Âu đến từ Trung Á vào khoảng 40.000 năm trước.
    Chỉ có một đợt di dân lớn ra khỏi Châu Phi
    5. Khác với quan niệm của nhà di truyền học Hoa Kì Spencer Wells cho rằng có hai vị trí xuất phát và hai đợt di dân lớn ra khỏi Châu Phi khác nhau, nhà di truyền học Anh Oppenheimer khảo sát mtDNA mẫu hệ (có phối kiểm chặt chẽ với khảo cổ học, dịa chất học và khí hậu học) lại nhận định: Chỉ có một đợt di dân lớn ra khỏi châu Phi cách nay 85.000 năm (sđd, tr. 69 & 78); còn đợt II thật ra chỉ là đợt nối tiếp với đợt đầu, mà Ấn Độ, Pakistan và vùng Vịnh là nơi xuất phát của đợt II này. Vi, cũng theo quan niệm của Oppenheimer, tất cả mọi phân nhánh di dân không-Châu Phi đi khắp lục địa Âu-Á đều phát khởi từ các vùng bờ biển này, trong đó có hai nhánh di dân sớm nhất đi Đông Nam Á, Úc và Đông Á (sđd, tr.82, 163, 171, 348 & 352).
    6. Hơn nữa, đợt II cũng đã xảy ra khá trễ. Mà lí do trễ, đó là một phần vì các nhóm di dân của đợt II này có lối sống săn bắt “con mồi” trong sâu lục địa, nên đã gặp trở ngại không những của các dãy núi cao ở miền Tây Á và Trung Á, như Hindu Kush, Tien Shan và Himalaya, mà còn vì thời tiết khắc nghiệt; kế nữa là vì trở ngại của núi lửa Toba ở Sumatra đã xảy ra cách nay 74.000 năm.
    7. Cũng vì những trở ngại trên mà các nhóm di dân đợt II đã tách ra làm hai nhánh. Một nhánh, sau khi rời Pakistan hoặc Ấn Độ, đã men theo thung lủng sông Indus để di chuyển tiếp lên hướng Bắc và ngang qua các thảo nguyên Trung Á; sau đó, cũng chia thành hai nhóm nhỏ. Một nhóm rẽ về hướng Tây để vào Châu Âu; còn nhóm kia di chuyển tiếp về hướng Đông để vào Mông Cổ và vùng Đông Bắc Á, kế nữa phối chủng với cư dân bản địa của đợt I (Australoid) để trở thành Mongoloid phương Bắc.
    8. Trong lúc đó, nhánh còn lại (và cũng nhánh chính) tiếp tục men theo các cao nguyên dưới chân núi Himalaya, cũng như men theo các con sông lớn (Brahmaputra, Irrawaddy, Cửu Long, Dương Tử) để đến Đông Nam Á và Đông Á. Tại đây, hậu duệ của nhánh PHỐI CHỦNG với các cư dân bản địa có huyết tộc Australoid đường biển để trở thành chủng Mongoloid phương Nam (cũng có nhiều tác giả gọi là chủng Indonésien hoặc Cổ Mã Lai).
    Có đặc thù khác biệt giữa người Bắc Hán và Nam Hán
    9. Như vậy, mặc dù tổ tiên của chủng Mongoloid phương Bắc và tổ tiên của chủng Mongoloid phương Nam đều là hậu duệ của đợt II; nhưng một mặt do đã tách biệt từ khi gặp trở ngại của các dãy núi cao ở miền Tây Á và Trung Á, và mặt khác cũng do những khắc nghiệt của thời tiết và cuộc sống khó khăn KHÁC BIỆT giữa hai hành lang di chuyển, nên đã tạo ra những biến đổi đặc thù KHÁC NHAU giữa hai chủng Mongoloid phương Nam và Mongoloid phương Bắc.
    10. Ngoài ra, cũng có một trở ngại khác đáng kể hơn nữa, đó là ảnh hưởng của núi lửa Toba đã xảy ra ở Sumatra khoảng 74.000 năm trước. Lí do là vì những đám mây tro của núi lửa này có thể đã gây ra nhiều chết chóc khủng khiếp và tạo ra một vùng "mùa đông hạt nhân" diệt chủng rộng lớn giữa Đông Á và Tây Á. Đến đỗi, ngày nay một "luống rãnh" chia cắt Đông-Tây sâu đậm vẫn còn được trông thấy trong hồ sơ di truyền thể (sđd, tr. 81-2, 181, 192-3).
    11. Những sự khác biệt này không những đã được ghi nhận trong hồ sơ giữa Đông Tây, mà còn ghi nhận trong hồ sơ di truyền thể giữa chủng Monggoloid phương Bắc và chủng phương Nam nữa. Cụ thể là theo kết quả khảo sát di truyền thể của nhiều nhóm cư dân Đông Á, do nhà di truyền học Luca Cavalli-Sforza và các đồng nghiệp người Trung Quốc của ông thực hiện, thì người Bắc Hán và người Nam Hán tuy được kể là cùng nhóm dân tộc Trung Quốc, nhưng họ chỉ có mối quan hệ rất gần gũi với nhau về mặt địa dư, hơn là về mặt chủng tộc” (Wells [4], The Journey of Man, tr. 120-1).
    12. Những sự khác biệt giữa người Bắc Hán và Nam Hán này cũng còn được các nhà khảo sát sọ não của trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp khẳng định. Theo đó, chỉ số sọ não của người Hoa ở miền Hoa Bắc là 76,56 và thuộc sọ dài; còn chỉ số của người Hoa ở miền Hoa Nam, như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, và người Hoa ở miền Hoa Đông (nguyên thuộc tộc Đông Di và Bộ lạc Trĩ) là 81,22 và có sọ tròn. Còn chỉ số của người Việt Nam là 82,13 và cũng có sọ tròn. Điều này chứng tỏ người Hoa Bắc KHÁC CHỦNG với người Hoa Nam và người Hoa Đông — vì khác nhau sọ dài với sọ tròn và có sự chênh lệch (81,22 – 76,56 = 4,66) hơn 4 chỉ số sọ giữa họ với nhau. Ngược lại, với cùng sọ tròn và với sự chênh lệch (82,13 – 81,22 = 0,91) dưới 1 chỉ số sọ, người Hoa Nam, Hoa Đông và người Việt Nam đều CÙNG CHỦNG.[5]
    13. Còn theo khám phá của Stephen Oppenheimer viết trong sách Eden in the East của ông, thì các cư dân sống du mục ở vùng phía Bắc Tây Tạng và các gia đình quí tộc ở Lhasa đều có sọ não dài giống như người Thổ-nhĩ-kì và người Châu Âu. Kế nữa, trong phần nghiên cứu ngôn ngữ học, ông cũng cho biết quê quán của các ngôn ngữ Hoa-Hán (sinitic languages) ở tận phía Bắc sông Hoàng Hà. Nhưng, sau đó theo chân bành trướng “Nam tiến”, các ngôn ngữ này đã phát triển đến tận phía Nam Trung Quốc. Còn quê quán của các ngôn ngữ Tạng-Miến (Tibeto-Burmese), thì ở quanh khu vực Tây Tạng, Tây Tứ Xuyên, Vân Nam, và khu vực đầu nguồn của các con sông Brahmaputra, Irrawaddy, Cửu Long và Dương Tử.[6]
    14. Nhưng nói chung, phần nhiều nội dung nghiên cứu về bản đồ di dân ra khỏi châu Phi, được vẽ bằng “DNA”, giữa hai tác giả Oppenheimer và Wells không khác nhau cho lắm; đặc biệt là lộ trình đợt I của Oppenheimer mô tả cũng gần tương tự với lộ trình Wells mô tả, chỉ KHÁC về thời gian diễn tiến di dân mà thôi. Theo Wells, thì thời gian đợt I xuất phát từ miền Đông Châu Phi là khoảng 60-50.000 năm trước, đến Đông Nam Á và Úc là 50.000 năm trước.
    15. Như vậy, lí do nào đã có sự khác biệt giữa các kết quả khảo sát di truyền thể của Stephen Oppenheimer và Spencer Wells? Sau đây là những điều chúng tôi đã đọc hiểu từ hai cuốn sách Out of Eden và The Journey of Man của hai tác giả và xin lược dịch như sau:
    Lí do khác nhau về thời gian di dân
    Đó chính là do sự chọn lựa giữa hai phương pháp khác nhau. Wells chuyên tìm dữ liệu và khảo sát nhiễm sắc thể Y phụ hệ, dựa vào cấu trúc đa dạng của chúng, để truy tầm thủy tổ Adam và các chi nhánh hậu duệ của nhân loại hiện đại. Lí do là vì nhiễm sắc thể Y của đàn ông ở trong hệ di truyền thể hạt nhân của tế bào to lớn hơn mtDNA của đàn bà ở trong “mitochondrion”, nên nó lưu giữ khá nhiều bí mật của quá khứ loài người chúng ta hơn mtDNA.
    Tuy nhiên, cái bất lợi: đó là nhiễm sắc thể Y cho kết quả truy tìm tốt về nhiều chi tiết lí lịch, nhưng lại chỉ ra “tuổi tác lịch sử” không được chính xác. Do đó, tuổi tác của các nhánh gia phả được khám phá thông thường khác nhau khủng khiếp, từ nhóm nghiên cứu này đến nhóm nghiên cứu khác; có nhiều trường hợp gấp 2 đến 5 lần trẻ hơn so với số tuổi tương đương trên bản đồ gia phả được vẽ theo kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ. (Oppenheimer, sđd, tr. 41 & 150)
    Khác với Wells khảo sát nhiễm sắc thể Y phụ hệ, Oppenheimer đã chọn khảo sát mtDNA mẫu hệ để đạt sự chính xác hơn về thời gian. Vì, như kết quả khảo sát mtDNA đã cho biết, mỗi một người trong chúng ta, cả nam lẫn nữ, đều thừa kế mtDNA từ mẹ mình, và mẹ mình thì thừa kế từ bà ngoại, và cứ như thế tiếp tục qua nhiều thế hệ… Cho đến khi “gien” mtDNA của thế hệ tận cùng nối kết với “gien” mtDNA của một phụ nữ thủy tổ duy nhất của loài người hiện đại chúng ta.
    Cũng xin lưu ý điểm này: Nam giới dù được nhận mtDNA từ mẹ mình, nhưng không thể truyền lại cho con trai mình. Và đây cũng chính là một trong những lí do tạo ra sự mất liên tục thời gian kế thừa trong huyết tộc phụ hệ và đưa đến sai lệch “tuổi tác” của quá trình di dân ra khỏi Châu Phi giữa hai nhà di truyền học Oppenheimer và Wells, như chúng ta đã thấy ở trên (Oppenheimer, sđd, tr. 37 và Wells, sđd, tr. 59).
    Một điều khác nhau nữa là vì cách sinh hoạt tình dục của nhân loại ở thuở xa xưa; trong phần nhiều xã hội truyền thống có một số ít người giao phối nhiều nhất như các tộc trưởng và lãnh chúa; nhưng, đồng thời cũng có một số đàn ông không bao giờ có con được, còn một số đàn ông khác lại có con đông hơn mức bình thường.
    Người phụ nữ thì ngược lại, họ có cơ hội có con đồng đều hơn; những huyết tộc mtDNA của họ có nhiều cơ may được thừa kế đến thế hệ kế tiếp, hơn là huyết tộc của nhiễm sắc thể Y phụ hệ; thành thử, trải qua thời gian, những dòng dõi huyết tộc Y có thể bị mất mát hơn những dòng dõi huyết tộc mtDNA. Nói cách khác, những dòng dõi huyết tộc nam giới thường dễ trở nên tuyệt chủng nhanh hơn những dòng dõi huyết tộc nữ giới; do đó, chỉ để lại một số ít huyết tộc có di truyền thể ưu thế hơn. (Wells, sđd, tr. 159-60, và Oppenheimer, sđd, tr. 41-2)
    Đó cũng là lí do tại sao, khi khảo sát mtDNA mẫu hệ, các nhà di truyền học đã tìm thấy thủy tổ Eva của nhân loại hiện đại xuất hiện ở châu Phi cách nay khoảng 170.000 năm; trong khi đó, khảo sát nhiễm sắc thể Y phụ hệ lại chỉ ra thủy tổ Adam chỉ mới xuất hiện khoảng 60.000 năm trước. Và đó cũng là lí do sai lệch thời gian di dân ra khỏi châu Phi giữa Wells và Oppenheimer: vì Wells chỉ chuyên chú về nhiễm sắc thể Y và gắn bó hơn vào thời gian của đồng hồ phân tử di truyền thể (the genetic molecular clock); trong khi đó, Oppenheimer lại chuyên chú về mtDNA và gắn bó phối kiểm chặt chẽ với địa chất học, khí hậu học và khảo cổ học.
    Lí do khác nhau về nơi xuất phát của đợt II
    Như chúng ta đã đọc thấy ở trên, trong khi nhà di truyền học Anh Spencer Wells tin rằng có hai vị trí xuất phát và hai đợt di dân lớn ra khỏi Châu Phi khác nhau, thì nhà di truyền học Anh Oppenheimer khảo sát mtDNA mẫu hệ (có phối kiểm chặt chẽ với khảo cổ học, dịa chất học và khí hậu học) lại cho rằng: chỉ có một đợt di dân lớn ra khỏi châu Phi; còn đợt II thật ra chỉ là đợt nối tiếp với đợt đầu, mà Ấn Độ, Pakistan và vùng Vịnh là nơi xuất phát của đợt II này.
    Lí do là khi khảo sát “cây gia phả”, căn cứ vào kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ, Oppenheimer nhận thấy: chỉ có một nhánh di dân thành công duy nhất rời châu Phi ở một lúc nào đó trong khoảng giữa 65.000 và 90.000 năm trước, và có thể nói tất cả mọi người không-Châu Phi ở Úc, Châu Mĩ, Siberia, Iceland, Châu Âu, Trung Quốc, và Ấn Độ đều thừa kế di truyền thể từ một gốc dòng dõi tổ tiên xuất phát từ Châu Phi (sđd, tr. 78 & 83).
    Ông còn cho biết, cây gia phả di truyền thể đã chỉ ra rõ ràng rằng: Người Châu Âu và người Trung Đông không đến trực tiếp từ Châu Phi, nhưng từ một nơi nào đó gần Ấn Độ (sđd, tr. 84). Thành thử, ông khẳng định không thể có nhánh thứ hai nào từ Châu Phi di chuyển trực tiếp lên Trung Đông, mà đó chỉ là đợt nối tiếp với đợt đầu: nó xuất phát từ bên ngoài châu Phi, có thể trong khu vực Pakistan hoặc Ấn-độ (sđd, tr. 151-2). Và để chứng minh điều này, ông đưa ra những chứng cứ như sau:
    1. Một công trình nghiên cứu dấu vết di truyền học châu Âu hồi đầu thế kỉ, do những nhà khoa học như Martin Richards, Vincent Macaulay và Hans-Jurgen Bandelt thực hiện, đã cho thấy: KHÔNG hề có dữ kiện di truyền thể chứng tỏ người Châu Âu hoặc người Cận Đông đến trực tiếp từ Châu Phi. Vì lẽ, kết quả khảo sát mtDNA cho thấy 4 dòng dõi gốc gác ở Cận Đông (J, T, U5 và I) đều là những nhánh thị tộc “con gái” và “cháu ngoại” của thị tộc Nasreen, mà thị tộc Nasreen lại là “con gái” của thủy tổ Eva (L3)—tức tổ tiên của tất cả mọi người không-Châu Phi (sđd, tr. 61-2, 85 & 134).
    2. Ngày nay, tại vùng Bắc châu Phi, khảo sát mtDNA cũng đã không tìm thấy dấu tích di truyền thể của các nhánh thị tộc Nasreen (N) và Rohani (R)—là “con gái” của Nasreen; ngược lại, khảo sát chỉ tìm thấy hậu duệ của các thị tộc Nasreen và thị tộc Rohani xuất hiện ở vùng Nam Á mà thôi; hơn thế nữa, huyết tộc mtDNA của người Bắc châu Phi bản xứ được ghi nhận chỉ đến từ Cận Đông vào khoảng 30.000 năm trước mà thôi. (63 & 83)
    3. Ngoài ra, các thông tin địa chất học, khảo cổ học và khí hậu học cũng cho biết rằng: Tại vùng Bắc Phi và Cận Đông trong thời kì 50.000 năm về trước, loài người hiện đại không thể định cư sinh sống, bỡi lẽ thời tiết quá lạnh và đất đai trở thành sa mạc, khô cằn; do đó không thể có con đường di dân ra khỏi châu Phi xuyên qua vùng Sahara để đến Trung Đông và châu Âu trước thời kì đó (tr. 50-4).
    4. Thật vậy, nghiên cứu những lõi khoan lấy được từ lòng biển vùng tam giác châu thổ sông Indus cho thấy: Mãi đến khoảng 50.000 năm trước, thời tiết khu vực giữa Syria và biển Ấn Độ mới không còn băng tuyết giá lạnh và cũng không còn trở ngại sa mạc—vì đã trở nên ấm áp và có cây cỏ xanh mọc—nên đã mở hành lang qua vùng lưỡi liềm phì nhiêu Lưỡng Hà để cho hậu duệ của Nasreen (N) và Rohani (R) đến vùng Cận Đông hoặc Châu Âu (Oppenheimer, sđd, tr. 85).
    Cũng xin nhắc lại ở đây: Khoảng 120.000 năm trước, tuy đã có một đợt di dân đầu tiên ra khỏi Châu Phi dược ghi nhận có mặt ở vùng Cận Đông, nhưng những dữ kiện khảo cổ học và di truyền học cho thấy các hậu duệ của đọt này đã bị tiêu diệt tất cả (Oppenheimer, sđd, tr. 16).
    Tóm lại
    Như vậy, qua nghiên cứu của Oppenheimer nói trên, chúng tôi đã hiểu ra hai điều này:
    – Thứ nhất, các cư dân sống du mục ở phía Bắc Tây Tạng và các gia đình quí phái ở Lhasa, cũng như người Thổ-nhĩ-kì và người Châu Âu, tất cả đều là hậu duệ của nhánh di dân men theo thảo nguyên Trung Á để vào Châu Âu, Trung Quốc và Mông Cổ, và đều có sọ não dài—mà hiện nay đại diện nhất của chủng Mongoloid phương Bắc chính là người Bắc Hán. Cũng xin nhớ điều này: Người Châu Âu không có huyết thống Mongoloid, vì nhánh của họ rẽ về hướng Tây để vào Châu Âu, trước khi đến Mông Cổ và vùng Đông Bắc Á, nên đã không xảy ra tình trạng hợp chủng với các dân cư bản địa có huyết thống Australoid của đợt I Châu Phi ĐÃ ĐẾN ĐÂY TRƯỚC.
    – Thứ hai, về sự kiện các cư dân nói các ngôn ngữ Tạng-Miến ở quanh khu vực Tây Tạng, Tây Tứ Xuyên, Vân Nam, và ở khu vực đầu nguồn của các con sông Brahmaputra, Irrawaddy, Mekong và Dương Tử, điều này cũng chứng tỏ họ là hậu duệ của nhóm thị tộc Đông Á trên hành lang đi đến Đông Nam Á và Đông Á, sau đó đã hợp chủng với các tộc người bản địa của đợt I đường biển, để trở thành các tộc Bách Việt, trong đó có người Việt Nam và người Nam Hán Hoa Nam—tức cùng thuộc chủng Mongoloid phương Nam.
    Nhưng, cũng để dễ thấy nguồn gốc và các mối quan hệ văn hóa dân tộc Việt Nam nói trên, chúng tôi xin đưa ra mấy biểu thức diễn tả những đặc tính diễn biến qua các giai đoạn tiến hóa như sau:
    I. Đại chủng Mongoloid (gốc “DNA” của các nhóm di dân đợt II qua ngả nội địa Nam Á và Đông Nam Á) + Đại chủng Australoid (gốc “DNA” của các nhóm di dân đợt I đường biển Nam Á) → chủng Tiền-Mongoloid = chủng Mongoloid phương Nam.
    2. Chủng Mongoloid phương Nam (do phân hóa thành đặc tính địa phương Đông Nam Á) → các tộc Hòa Bình Đông Dương → dân tộc Việt Nam (Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đông Sơn) + các tộc bản địa Hoa Nam (Vân Nam, Lưỡng Quảng và một số dân cư bản địa dọc duyên hải Trung Quốc).
    3. Dân tộc Việt Nam = Lạc Việt + Âu Việt (đây là hai tộc chính) = các tộc bản địa Hoa Nam → chủng Nam Hán (“DNA” giống với Việt Nam, nhưng KHÁC với Bắc Hán).
    Như vậy, Việt Nam gồm các nhóm người Việt bản địa và các nhóm người Việt di tản lụt biển lên Trung Quốc (nhưng về sau trở lại Việt Nam vì sự bành trướng Nam tiến của Hoa tộc); còn người Hoa Nam chỉ thuần các nhóm người Việt di tản lụt biển và không trở lại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, để rồi về sau sáp nhập chung vào Trung Quốc và trở thành nhóm Nam Hán.
    Cũng tương tự, sau đây là các biểu thức diễn tả nguồn gốc và những mối quan hệ giữa người Trung Quốc Bắc Hán và Nam Hán:
    1. Đại chủng Mongoloid (bộ phận qua ngả Trung Á đến) → chủng Mongoloid phương Bắc (được phân hóa thành đặc tính địa phương Bắc Á).
    2. Chủng Mongoloid phương Bắc + đại chủng Australoid (từ Đông Nam Á lên) → chủng Mongoloid Hồ Baikal → Bắc Hán (Hoa Bắc).
    3. Trung Quốc = Bắc Hán + Nam Hán (Hoa Nam).
    Như vậy, giữa người Việt Nam và người Hoa Nam có điểm chung là cùng huyết tộc Hòa Bình Đông Dương (gốc Mongoloid phương Nam); còn giữa người Việt Nam và người Bắc Hán có huyết tộc chung là đại chủng Mongoloid. Trong khi đó, giữa người Hoa Nam (Nam Hán) và người Hoa Bắc (Bắc Hán) cũng có một điểm khác nhau: Người Hoa Nam chỉ có huyết tộc Mongoloid phương Nam (giống VN), còn người Hoa Bắc có riêng huyết tộc Mongoloid phương Bắc (khác VN và cũng khác Hoa Nam).
    Kết luận
    Như vậy, nếu hiểu cho cặn kẽ, cả về văn hóa, ngôn ngữ, lẫn khảo cổ học và di truyền học, mà chúng tôi đã có dịp trình bày đó đây trong các bài viết trước đây, chúng ta nhận thấy câu chuyện Phục Hi, Nữ Oa và Âu Cơ, Lạc Long Quân tưởng chừng là huyền thoại, là hoang đường, nhưng thực ra đã trở thành hiện thực trong DNA của mỗi người chúng ta. Và đó có lẽ đã là lí do tại sao, không những người lớn, mà cả trẻ con Việt Nam trong các cộng đồng sống ở nước ngoài, tuy xa cách nghìn trùng và trắc trở, nhưng vẫn còn nhận biết và hảnh diện mình là “con Rồng cháu Tiên”.
    Hoàn chỉnh 26/12/2012
    Tham khảo

    [1] Hà Văn Thùy: Hành trình Tìm lại Cội nguồn. Nxb Văn Học, Hà Nội, 2007.
    [2] Xin lưu ý: ”mtDNA” là chữ viết tắt của “mitochondrial DNA”, và đó là một loại nhiễm sắc thể được trích lấy từ một cấu trúc gọi là “mitochondria” (có nhiều trong “nhau” phụ nữ). Ngoài chức năng sản xuất năng lượng cung cấp cho sinh hoạt của mỗi một tế bào, mitochondrion còn là một cấu trúc ở bên ngoài nhân tế bào chứa đựng toàn bộ nhiễm sắc thể của từng mỗi cá nhân chúng ta: Nó ghi nhận, bảo lưu và dấu kín lý lịch của quá trình đời sống, từ thủy tổ loài người đến nhân loại hiện đại (Oppenheimer, Out o f Eden, tr. 37).
    [3] Stephen Oppenheimer: Out of Eden. Constable & Robinson Ltd, London, 2003 & 2004.
    [4 Spencer Wells: The Journey of Man. Random House Trade Paperbacks, New York, 2003.
    [5] Phạm Trần Anh: Nguồn gốc Việt tộc. Nxb Việt Nam Ngày Mai, California, 2007, tr. 255-7 & 323-8.
    [6] Stephen Oppenheimer: Eden in the East. London: Weidenfeld and Nicolson, 1998, tr. 128.

      Hôm nay: 29/3/2024, 3:59 am