Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


băn khoăn... Việt sử cận đại . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



băn khoăn... Việt sử cận đại . Flags_1



    băn khoăn... Việt sử cận đại .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    băn khoăn... Việt sử cận đại . Empty băn khoăn... Việt sử cận đại .

    Bài gửi by Admin 15/2/2013, 4:51 pm

    Cách nay ngàn năm …

    Cha con  Lưu khiêm – Lưu Ẩn  (Lưu ↔ Lê ↔ Lý ?) nhân thiên hạ rối loạn thời Đường mạt đã từ Phong châu – Giao chỉ tiến binh thu phục làm chủ cả cõi Lĩnh Nam , Truyền đến Lưu – Lê Nghiễm năm 917 thì  dựng nước Đại Việt đô ở Nghiễm châu tức thành Phiên Ngung nay là Quảng Châu. , Đại Việt sau đổi là Đại Hưng .

    Năm 971 nước Tống đánh chiếm Phiên ngung , triều Đại Việt phía Đông diệt vong , Lý công Uẩn xưng vương lập triều đình phía Tây năm 968 trước định đô ở Hoa Lư sau dời về thành Đại La và lấy lại quốc hiệu cũ là Đại Việt , truyền được 8 đời vua thì  ngôi cao chuyển sang nhà Trần .

    Nhà Trần thay nhà Lý ; 3 lần đánh bại quân Mông – Thát sự nghiệp thật vẻ vang , phía Nam với vua Chiêm thành  lấy tình ‘người trong nhà’ mà đối đãi , phía tây chinh phục Ai lao đến tận bờ sông Khung – Khang nay là Mêkông thật là thời huy hoàng , đặc biệt nhà Trần không ngại ngùng dấu diếm gì khi thẳng thắn xưng  là chủ cõi Trung hạ tức  thiên hạ .Trong sử Á đông thì ‘Thiên hạ’ luôn được xem là đồng nghĩa với ‘Trung Hoa’ .

    Nhà Hồ thay nhà Trần thời gian cầm quyền không bao lâu nhưng còn lưu dấu trong sử sách như thời cách tân táo bạo . Điều lạ là vua lại xưng mình là dòng dõi Ngu Thuấn nên đặt tên nước là Đại Ngu …rõ ràng coi nước ta là nước nối tiếp dòng cổ sử Trung hoa .

    Lê Lợi ; ông đạo Chăm khởi binh từ đất Ai lao 10 năm gian lao đánh đuổi giặc phương bắc khôi phục giang sơn Đại Việt ; hiển hách biết bao , thời Lê giang sơn nước ta trải rộng tới bờ Mêkông gồm cả 1 phần Vân Nam ngày nay . Dấu tích cuộc Tây chinh đó được khắc vào núi  đá còn cho đến ngày nay .

    Trong chuỗi lịch sử từ nhà Lê sang Nguyễn đầy biến động nổi lên nhà Tây sơn ngắn ngủi nhưng vô cùng hiển hách , Việc vua Quang Trung đòi đất Lưỡng Quảng tuy không chép trong chính sử nhưng toàn thể  dân Việt ai mà chẳng biết , sự kiện này coi như là sự xác nhận lãnh thổ Đại Việt xưa tới tận Quảng Tây – Quảng Đông ; Phiên ngung – Quảng châu chính là cố đô của nước ta nay đã mất vào tay giặc .

    Gốc gác nhà Nguyễn cũng như nhà Lê nổi lên ở đất Ai lao thời kháng chiến chống giặc Minh . Sử Tàu cũng thừa nhận xưa nước Quảng Nam của nhà Nguyễn (khi chưa thống nhất với Giao chỉ đô là Đông kinh) gồm cả lãnh thổ Lộc Lại (Lào) , Giản phố trại (Cam pu chia) và Côn đại Ma (có lẽ là tên gọi khác của đất đông Phù nam ) . Khi nhà Nguyễn đánh bại nhà Tây sơn trên đất Bắc  thống nhất nước Quảng Nam với  Giao chỉ cũ thì chính danh mà nói…chính  là người thuộc các sắc tộc phía tây  và  nam   như Champa – Phù Nam – Cao Miên và Lào đã ‘chiếm’ nước  của người sắc tộc phía Bắc chủ yếu là  Kinh và Mường ; không hề có chuyện ngược lại …người Việt chiếm nước Chiêm thành và vùng Thủy Chân lạp  như xưa nay mọi người vẫn tưởng . Có thể khẳng định người Việt phía Bắc (Kinh – Mường – Thái – Tày .v.v.)  chẳng chiếm nước của ai , chẳng đồng hóa ai mà ngược lại  đất của  họ với  đô là Đông kinh đã bị nhập chung vào với nước Quảng Nam để hình thành nước Việt nam hôm nay  .  Ngày nay đã có sự hoà hợp dân tộc  hoàn toàn  ; trong bài   dùng từ ‘Chiếm nước’ để lột tả bản chất sự việc ngay lúc đấy sẽ rất khó nghe vào lúc này vì thời thế đã đổi thay , qúa khứ đã chìm hẳn và sự việc được nhìn nhận  ở góc nhìn  mới  khác hẳn  với lúc nó xảy ra  .

    Xảy ra lầm lẫn như thế  là lỗi  nghiêm trọng của những người viết Sử Việt  thời cận đại nhất là  trong buổi giao thời giữa cách viết sử kiểu cũ và kiểu mới theo Tây học , việc chữ Việt mẫu tự Latinh thay chữ Nho của nền văn minh Trung hoa nói chung cũng góp phần không nhỏ khiến sử Việt trở nên mù mờ đầy lầm lẫn vì cả 1 thời gian dài bị các ông ‘Tây đui – Tàu phù’ xỏ mũi dẫn đi (phù nghĩa là dấu chỉ)  .

    Nhà Nguyễn đã công khai đúc Cửu Đỉnh khẳng định vị thế  chủ nhân của thiên hạ 9 châu y như nhà Hạ xưa . Trong suốt  lịch sử Trung hoa  Nhà Hạ là triều đại duy nhất đúc Cửu đỉnh khẳng định vị thế làm chủ  Thiên hạ , coi 9 Đỉnh như báu vật truyền quốc và nó thực sự  đã truyền qua các triều : Hạ Thương Châu Tần rồi bỗng …mất tích không còn thấy sử sách  nói  đến nữa??? (đây là dấu hỏi vô cùng lớn mà chưa thấy ai nêu ra) . Cũng từ đấy về sau không hề nghe nói đến việc Trung hoa đúc đỉnh nữa .

    Xét 1 số sự kiện trong các triều : Lý Trần Lê Nguyễn .

    I – Chiếu dời đô Nhà Lý.

    Dưới đây là phần dịch nghĩa toàn văn bài Chiếu dời đô.

    “(Nhà vua) tự tay viết Chiếu rằng:

    “Xưa kia nhà Thương đến đời Bàn Canh  năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương  ba lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại  liều vì riêng mình, tự ý bậy bạ chuyển đi nơi khác, mà bởi họ mưu tính lớn lao, chọn ở nơi trung tâm, làm kế muôn vạn đời cho con cháu về sau. Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên phúc nước dài lâu, phong tục giầu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê mới vì riêng mình, quên mệnh trời, bước đạp bừa lên dấu tích Thương, Chu, cứ yên ở mãi ấp  nhỏ của mình nơi ấy, để đến nỗi đời chẳng được dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích hợp, Trẫm rất thương xót, không thể không di dời khỏi đó. Huống chi thành Đại La , đô  cũ của Cao Vương ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi.

    Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất kinh sư của kinh sư  muôn đời.

    Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?”.

    (Bản dịch trích Wiki – internet)

    Chiếu dời đô  nhắc đến : Bàn Canh Vua thứ 17 của nhà Thương (ước khoảng thế kỷ XVI tr. Cn – 1066 tr. Cn) 5 lần dời đô  . Thành Vương: Vua thứ 3 nhà Chu (ước khoảng năm 1066 tr. Cn – 771 tr. Cn) 3 lần dời đô  . Rõ ràng Lý công Uẩn coi các vua  Tam đại Hạ, Thương, Chu của Trung hoa là tiền triều nước Đại Việt  và  lấy đấy là tấm gương sáng để noi theo .

    Điểm nữa : Chiếu dời đô gọi Cao Biền , viên quan đứng đầu bộ máy cai trị của nhà Đường ở nước ta (thời đó gọi là Giao Châu) vào nửa sau thế kỷ thứ IX cũng là người cho đắp thành Đại La khoảng năm 866 là Cao vương mà xét sử ta lẫn sử Tàu không thấy chỗ nào nói đến việc Cao Biền được phong vương hay tự xưng vương ?.

    Nhà nghiên cứu  Bách Việt 18 còn trích tư liệu dân gian nói chính tướng quân Cao Lỗ thời An Dương vương đã phù trợ Cao Biền đánh thắng quân Nam chiếu …theo chiều hướng những thông tin này thì không thể nghĩ khác Cao vương là tướng nước ‘Ta’ , Đường triều cũng là 1 triều đại của nước ‘ta’, Tam đại Hạ, Thương, Chu của Trung hoa cũng là tiền triều nước ta cả  …

    Thực không biết nói sao !.

    II – Bia đá Nhà Trần  .


    băn khoăn... Việt sử cận đại . Bia_da10
    Bản dập bia đá nhà Trần , hình lấy từ internet.

    Trong khi giặc Ngưu Hống còn đang quấy nhiễu, giặc Ai Lao lại sang đánh phá. Năm giáp tuất (1384) Minh Tông Thượng Hoàng nhà Trần lại phải thân chinh đi đánh. Sai ông Nguyễn Trung Ngạn vào Thanh Hóa sung chức Phát Vận Sứ để vận lương đi trước, Thượng Hoàng đem đại quân vào sau. Khi đại quân vào đến Kiềm Châu (thuộc huyện Tương Dương, Nghệ An), quân Ai Lao nghe tiếng đều bỏ chạy cả. Thượng Hoàng bèn sai ông Nguyễn Trung Ngạn làm bài bia khắc trên núi để ghi công. Bài bia ấy chữ to bằng bàn tay, khắc vào đá sâu một tấc, đến nay vẫn còn.

    Văn bài bia ấy dịch ra chữ nôm như sau này:

    “Chương nghiêu Văn triết Thái thượng hoàng là vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng Việt chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ, trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục. Nước Ai Lao nhỏ mọn kia dám ngạnh vương hóa; cuối mùa thu năm ất hợi vua thân đem sáu quân đi tuần cõi tây, Thế tử nước Chiêm Thành, nước Chân Lạp, nước Tiêm La và tù trưởng các dạo mán là Quì, Cầm, Xa, Lạc, tù trưởng rợ Bồ Man mới phụ và các bộ Mán Thanh xa đều mang phương vật tranh nhau đến đón rước. Chỉ có tên nghịch Bổng cứ giữ mê tối, sợ phải tội chưa lại chầu ngay. Cuối mùa đông vua đóng quân ở cánh đồng Cự, thuộc châu Mật, sai các tướng và quân rợ mọi vào tận nước, nghịch Bổng theo gió chạy trốn. Vua mới xuống chiếu đem quân về. Lúc bấy giờ là ngày tháng chạp nhuận năm ất hợi, niên hiệu Khai Hữu thứ 7, khắc vào đá”.

    (Trích Việt Nam sử lược – Trần trọng Kim)

    … “vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng Việt chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ, trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục..”.

    Cõi Trung hạ tức ‘Trung quốc – hoa hạ’…rõ ràng vua nhà Trần xưng  là mình là vua Trung hoa …, dòng chữ  : … trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục …làm rõ thêm ý đó …không thể hiểu khác được .

    Thực không biết nói sao !.

    III – Bài thơ vua Lê Lợi khắc trên núi đá

    Sau khi bình định xong vùng Ninh viễn, trên đường đại quân hồi kinh, Lê Lợi có làm bài thơ: cho khắc trên vách núi Pú Huổi Chỏ (bên tả ngạn sông Đà, thuộc Mường Lệ nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu .

    Bài thơ được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ, có tên là Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (Tự mình đi đánh Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ), viết bằng chữ Nho theo thể ngũ ngôn bát cú. Bài thơ được tạc trong khuôn khổ hình chữ nhật có kích thước 1,2m x 0,8m, viết theo chữ khải chân gồm 132 chữ; đã được Lê Quý Đôn chép vào sách Toàn Việt thi lục và cũng được chép trong Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn. Nguyên văn bài thơ gồm cả phần phi lộ như sau:

    Dịch nghĩa:

    Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy. Mới đây, vì chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, các bè tôi nơi phên dậu trở nên ương ngạnh. Cát Hãn nhờn theo thói cũ cứ như thế không thôi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến công, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ đời sau ngang ngạnh với giáo hóa, thơ rằng:

    Bọn quân điên cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,

    Dân biên thùy đã từ lâu đợi ta đến cứu sống.

    Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có,

    Đất đai hiểm trở từ nay không còn.

    Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ,

    Sông núi từ nay nhập vào bản đồ.

    Đề thơ khắc vào núi đá

    Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.

    Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431)

    Ngọc Hoa động chủ đề.

    (Trích Wiki- internet)

    Bối cảnh lịch sử và phần phi lộ bài thơ khiến người đọc không khỏi băn khoăn suy nghĩ .

    Đoạn : “ Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết…”.

    Nam man – Bắc địch – Đông di – Tây nhung là 4 loài rợ ở 4 phía Trung Hoa xưa sao lại xuất hiện trong bối cảnh lịch sử Việt nam thời nhà Lê ? phải chăng Thời Lê Đại Việt là Trung –hoa ? (xin đọc thêm bài viết  “Bài thơ vua Lê Lợi khắc trên núi đá” cũng trên web- Blog này) .

    Nhà Hán nhà Đường là 2 …nhà của nước ta xưa  …Xét văn phong và bối cảnh lịch sử thì không thể nghĩ khác được .

    Thực không biết nói sao !.

    IV – Cửu  đỉnh nhà Nguyễn .

    Đỉnh là thứ trọng khí được đúc bằng kim loại, thường có hai quai (tai) và ba chân, nguyên  là vật dụng để Thiên tử nấu thức  ăn tế trời thời xa xưa , do vậy  đỉnh được xem là bảo khí tượng trưng cho quyền lực của người làm chủ thiên hạ .

    …theo truyền thuyết,  Hạ Vũ trị thủy thành công , chia đất thành chín châu, đúc cửu đỉnh đặt ở kinh đô nhà Hạ tượng trưng cho chủ quyền ‘đất- nước’.

    Thành Thang diệt Hạ Kiệt, lấy cửu đỉnh của nhà Hạ mang về kinh đô nhà Thương. Chu Vũ Vương diệt Trụ Vương, lại dời cửu đỉnh về Lạc Ấp( Bắc Việt  ?).

    Với ý coi  Cửu đỉnh là báu vật truyền quốc  , tháng 10 âm lịch năm 1835, vua Minh Mạng  đã xuống dụ  sai đúc cửu đỉnh để khẳng định vị thế  chủ Thiên hạ của vua nhà Nguyễn  giống như vua Đại Vũ xưa vậy  .

    Dụ chỉ như sau:

    “ Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm ! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu… Đó là để tỏ ý mong rằng muôn năm bền vững, dõi truyền đời sau. Chuẩn cho quan phần việc theo đúng kiểu mẫu mới định mà đúc “.

    (Trích Wiki – internet) .

      đoạn :

    -         …Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại… đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau….

    -         …Trẫm kính nối nghiệp trước… nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh…

    Chính vì nội hàm quyền lực mang trong mình ,  khẳng định chủ nhân của Thiên hạ mà sự kiện đúc  Cửu đỉnh là việc ‘kinh thiên động địa’ chứ chẳng phải chơi , nếu nước Mãn Thanh là nhà nước  kế thừa quốc thống Trung hoa thì khi nhà Nguyễn Việt Nam đúc đỉnh chắc chắn quân thiên triều sẽ tràn qua biên giới trừng trị kẻ dám coi ‘trời’ bằng vung… chứ không êm re như đã diễn ra  , bản thân sự việc này đã chỉ ra : nhà nước Mãn Thanh chẳng dính dáng gì đến lịch sử và văn hóa văn minh Trung hoa nên ai muốn đúc gì thì đúc vì với họ đỉnh với điếc có ý nghĩa gì đâu ?  .

    Ngược lại …Việc đúc Cửu đỉnh với ý nghĩa như trong chỉ dụ của vua Minh Mạng …Không thể hiểu khác  là triều Nguyễn Việt nam đã tự xem mình là người nối tiếp truyền thống Trung hoa cổ đại …

    Thực không biết nói sao !.

    Kết mà không luận …. Trong bài , người viết chỉ ghi nhận sự việc mà ý hướng xuyên suốt ngàn năm lịch sử Việt và nêu ra thắc mắc …chưa dám khẳng định điều gì
    .

      Hôm nay: 19/4/2024, 5:03 pm