Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


“Thi sử kinh nhân” Hồ Tông Thốc Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



“Thi sử kinh nhân” Hồ Tông Thốc Flags_1



    “Thi sử kinh nhân” Hồ Tông Thốc

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    “Thi sử kinh nhân” Hồ Tông Thốc Empty “Thi sử kinh nhân” Hồ Tông Thốc

    Bài gửi by Admin 13/12/2012, 9:20 pm

    “Thi sử kinh nhân” Hồ Tông Thốc

    Bách Việt 18 - http://my.opera.com/bachviet18/blog/

    HỒ TÔNG THỐC, dòng dõi họ Hồ ở Châu Diễn, đỗ trạng nguyên cuối thời nhà Trần, là một nhà thơ có tiếng của thời đó. Về khả năng làm thơ và … uống rượu của ông đã được người cháu họ là Hồ Nguyên Trừng mô tả trong tác phẩm Nam Ông mộng lục, bài Thi tửu kinh nhân (Thơ và rượu kinh người):

    Người Diễn Châu Hồ Tông Thốc, thi đỗ từ trẻ, rất có tài danh. Ban đầu chưa nổi tiếng lắm, nhân đến Nguyên tiêu, có đạo nhân Pháp quan họ Lê giăng đèn mở tiệc, rước khách văn chương. Tông Thốc nhận giấy mời đề thơ. Trong một đêm, trên tiệc làm trăm bài thơ, uống trăm chén rượu, ai nấy xúm nhìn thán phục, không ai địch nổi. Từ đó danh động kinh đô, sau dùng văn tài làm thầy người. Làm quan thờ Trần Nghệ Vương, quan đế Hàn lâm học sĩ, Thừa chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ, thơ rượu không ngày nào vắng. Tuổi ngoài tám mươi, mất tại nhà.

    Làm trăm bài thơ một lúc đã là tài, còn uống đến trăm chén rượu một lúc thì quả là “kinh người”. Thơ rượu không ngày nào vắng mà thọ tới 80 tuổi!

    Nhưng Hồ Tông Thốc không chỉ làm “kinh người” bởi thơ và rượu…

    Trong dòng họ Hồ, Hồ Tông Thốc và Hồ Quý Ly đều cùng là cháu đời thứ 15 kể từ nguyên tổ Hồ Hưng Dật ở Quỳnh Đôi – Châu Diễn. Hồ Tông Thốc làm quan nhà Trần, từng được cử đi sang sứ triều Minh. Trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ còn ghi lại một bài thơ của ông trên đường đi sứ, đề ở đền Hạng Vũ như sau:

    Bách nhị sơn hà khởi chiến phong

    Huề tương tử đệ nhập Quan Trung,

    Yên tiêu Hàm Cốc châu cung lãnh

    Tuyết tán Hồng môn ngọc đấu không

    Nhất bại hữu thiên vong Trạch tả

    Trùng lai vô địa đáo Giang Đông

    Kinh doanh ngũ tải thành hà sự

    Tiêu đắc khu khu táng Lỗ Công.

    Trong câu đầu tiên của bài thơ cụm từ “sơn hà” thì rõ là chỉ nước non, quốc gia. Hai chữ đầu vậy chắc chắn là tên một nước. Các chữ “Bách nhị” này được các sách hiện nay giải thích: nhà Tần đóng đô ở Quan Trung là nơi hiểm yếu, hai người có thể chống chọi trăm người nên mới có tên Bách nhị sơn hà.

    Giải thích vậy xem ra không ổn, vì:

    - Tại sao không phải 1 người chọi một trăm mà lại là 2 người? Một chọi trăm mới đúng là thành ngữ. Hơn nữa, làm gì có ai lấy chuyện bâng quơ như vậy để gọi tên quốc gia, “sơn hà” bao giờ.

    - Nhà Tần khi Hạng Vũ khởi nghĩa đã đóng đô ở khoảng giữa hai nhà Đông Chu và Tây Chu, là chốn phồn hoa đô hội lâu đời, có đường thông ra tận cửa biển. Tần Thủy Hoàng xưng đại đế, có sợ ai đâu mà phải đóng ở chốn hiểm yếu, để đến nỗi tên nước gọi thành “Bách nhị”.

    - Hạng Vũ người nước Sở, theo Sở Nghĩa Đế nổi dậy chống Tần, đâu phải là người Tần mà nói khởi nghĩa ở Quan Trung?

    Thực ra trong chữ Nho, chữ Nhị phồn thể rất gần với chữ Việt , nhất là khi viết trong cổ văn. Đọc là “Bách Việt sơn hà”… cụm từ này rất thông dùng để chỉ non sông Bách Việt. Hạng Vũ khởi nghĩa ở Bách Việt, thật quá chính xác. Nước Sở chẳng phải thuộc Bách Việt thì là gì? Nhà Tần cũng là Bách Việt mà thôi.

    Nguyên ý bài thơ của Hồ Tông Thốc xác định cuộc khởi nghĩa của Hạng Vũ chống Tấn là lịch sử Bách Việt, đã bị người đời sau “mắt mờ đọc quẹo”, Việt thành nhị, thành ra nghĩa không thể hiểu nổi…

    Hai chữ cuối của bài thơ là “Lỗ Công”, được giải thích khi Hạng Vũ chết đã được Lưu Bang dùng lễ mai táng như Lỗ Công. Lỗ Công là ai? Mai táng như Lỗ Công là trọng hay khinh?

    Lỗ Công tức là Chu Công Đán, vương nước Lỗ. Chu Công là người đã phò tá Chu Thành Vương dẹp loạn, ổn định triều chính, gây tạo cơ nghiệp nhà Chu gần nghìn năm. Lễ nghi Trung Hoa đều bắt đầu từ Chu Công cả. Lưu Bang dùng lễ táng của Chu Công đối với Hạng Vũ thì có thể nói là thể hiện sự coi trọng hết mức.

    Với những chú giải trên xin ghi dịch lại bài thơ Đề ở đền Hạng Vương của Hồ Tông Thốc như sau:

    Bách Việt non sông nổi bụi hồng

    Đem đoàn đệ tử đến Quan Trung

    Khói tan Hàm Cốc cung châu lạnh

    Tuyết rã Hồng Môn đấu ngọc không

    Thua chạy giời xui đường Trạch Tả

    Quay về đất lấp nẻo Giang Ðông

    Năm năm lăn lộn hoài công cốc

    Còn được vùi trong mả Lỗ Công.

    Hồ Tông Thốc không chỉ là nhà thơ mà còn là một sử gia tài năng. Ông là người đã viết những cuốn sử đầu tiên của nước ta là Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí. Hai từ “Việt Nam” được dùng lần đầu tiên chính là trong tác phẩm của Hồ Tông Thốc từ thời Trần. Có thể thấy Hồ Tông Thốc không hề mơ hồ khi đưa những dẫn liệu lịch sử vào thơ văn. Thơ và rượu chỉ là nguồn cảm hứng chứ không làm cong đi tính sử của các dữ liệu mà ông để lại.

    Theo gia phả họ Hồ Tam Công ở Nghệ An thì tên hiệu của Hồ Tông Thốc là Động Đình Ông. Tại sao Hồ Tông Thốc lại lấy Động Đình làm bút danh? Hồ Động Đình nếu ở Hồ Nam – Trung Quốc thì quá vô lý. Hồ Nguyên Trừng khi bị bắt nhà Minh bắt sang Bắc Kinh, viết sách lấy hiệu là Nam Ông, tưởng nhớ về phương Nam. Còn Hồ Tông Thốc … chẳng nhẽ là tưởng nhớ đến đất Hồ Nam?!

    Thơ của Hồ Tông Thốc còn lưu lại được bài Du Động Đình họa Nhị Khê nguyên vận (Chơi Động Đình hoa vần thơ của Nhị Khê). Một số sách chép bài thơ, không hiểu Hồ Tông Thốc đi … du lịch ở tận Động Đình Hồ Nam lúc nào, nên sửa thành Du Đông Đình họa Nhị Khê…?!

    Nguyên văn phiên âm bài thơ chữ Hán:

    Tài thức như quân thượng thiếu niên

    Văn chương ta ngã lão vô duyên

    Dĩ tương đắc táng di hình ngoại

    Bất phục công danh đáo chẩm biên

    Biến báo chỉ kham nhàn ẩn khách

    Tiễn ngư hà tất khổ lâm xuyên

    Hạnh năng nhật nguyệt tần lai phỏng

    Hưu quái Động Đình tự khánh huyền.

    Câu kết thường được dịch theo nghĩa: Chớ ngại Đông Đình: khánh ngoắc lên!

    Dịch thế này thì chẳng hiểu gì cả! Tại sao lại ngại đình Đông? Tại sao treo khánh lên làm gì?

    Bài thơ trên làm vào quãng thời gian cuối đời của Hồ Tông Thốc. Khi Hồ Quý Ly soán đoạt ngôi của nhà Trần, chí hướng Hồ Tông Thốc và Hồ Quý Ly khác nhau nên Hồ Tông Thốc đã từ quan về đất Nghệ An ở ẩn. Bài thơ này do vậy miêu tả một người “tài thức” còn đang sung sức như “thiếu niên”, nhưng đã gạt “công danh” sang một bên mà “nhàn ẩn”.

    Câu kết bài thơ như vậy phải hiểu là: Về hưu ở Động Đình như chiếc khánh màu huyền, ý nói đi ẩn, giữ mình thanh sạch như chiếc khánh đen tuyền, không gợn vết.

    Hồ Tông Thốc về hưu ở Động Đình… Động Đình đây là biển Đông, chứ chẳng phải đầm, hồ nào ở Hồ Nam cả. Nơi ông cáo lão về quê là Nghĩa Đàn – Nghệ An. Từ đó mà đi ra biển Đông thì chẳng mấy bước, Hồ Tông Thốc “Du Động Đình…” thật chẳng khó khăn gì.

    Hồ Tông Thốc sinh ra ở ven biển duyên hải Châu Diễn. Diễn nghĩa là vươn dài ra biển (“Dài … biển” thiết Diễn). Ông lớn lên và đi học ở Hồng Châu – Hưng Yên. Khi cáo lão lại về Nghệ An ẩn cư. Cả cuộc đời ông gắn với miền biển. Hơn nữa, là người chép huyền sử Việt, ông rất hiểu truyền thuyết họ Hồng Bàng mà trong đó Động Đình là quê mẹ của Lạc Long Quân, là cội nguồn của Bách Việt, nên đã lấy tên hiệu Động Đình Ông vậy.

    Bài minh trên văn bia chùa Báo Ân, núi Non Nước (Ninh Bình), là một trong số ít những bài minh do Hồ Tông Thốc thảo còn lưu lại được, có đoạn:

    Ôi! Phật pháp từ khi nhập vào Trung Quốc đến nay, khắp núi sông trong thiên hạ, những vùng đất danh thắng như nơi đây đều quy về nhà Phật. Nhưng Phật đặt ra Phật pháp để độ người, đó là cái tâm của Phật, còn người xây dựng chùa để thờ Phật thì đó lại không phải là ý muốn của Phật vậy.



    Hoàng Việt niên hiệu Xương Phù năm thứ 7 (1383) ngày mùng 7 tháng Chạp năm Quý Hợi.

    Tại sao văn bia ở Ninh Bình, nói về chùa về phật ở Ninh Bình lại nói Phật vào “Trung Quốc” là thế nào? Thời Trần đã làm gì có “Trung Hoa nhân dân quốc” mà gọi là Trung Quốc? Ở trên ghi là “Trung Quốc”, còn dưới thì ký “Hoàng Việt”…

    Nhà sử học Hồ Tông Thốc đã ghi rõ: Trung Quốc là từ mà nhà Trần gọi quốc gia Hoàng Việt của mình. Trung Quốc là nước giữa thiên hạ, tức là... thiên tử. “Việt Nam” thời Trần (đúng nghĩa trong Việt Nam thế chí) chính là Trung Quốc!

    Thời Trần, một bên là các vua họ Trần, gốc Mân Việt, một bên là nhà Nguyên, gốc … Mông Cổ, thì hiển nhiên nhà Trần mới chính là Trung Hoa chân truyền từ thời Tam đại. Nhà Trần gọi mình là Trung Quốc hoàn toàn đúng.

    Cái làm “kinh người” của sử gia Hồ Tông Thốc còn là ở chỗ, chính ông là người đầu tiên đưa thời đại Hùng Vương vào chính sử. Nếu Lê Văn Hưu viết sử chỉ từ thời Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) thì Hồ Tông Thốc đã rất mạnh dạn và sáng suốt chép toàn bộ thời Hồng Bàng vào sử. Sử quan vừa thoáng lại vừa sâu, cách viết sử có phương pháp rành mạch của ông đã được Ngô Sĩ Liên nhận xét và đánh giá cao, xếp ông còn vượt hơn Lê Văn Hưu và Phan Phụ Tiên. Ngô Sĩ Liên tiếp tục sự nghiệp Hồ Tông Thốc, đưa thời đại Hùng Vương vào trong Đại Việt sử ký toàn thư. 18 triều Hùng nước Việt nhờ vậy được lưu truyền trong con rồng cháu tiên mãi tới ngày nay.

    Các tác phẩm Việt sử cương mục và Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc hẳn còn chứa đựng nhiều thông tin xác thực và giá trị nên mới bị … “thất lạc” (?) dưới thời giặc Minh xâm lược. Ý đồ tiêu hủy sử sách Việt Nam của nhà Minh rất rõ ràng, sách gì cũng đốt, bia gì cũng đập, tứ đại khí An Nam đem nấu chảy làm vũ khí cả…

    Cũng may Bài tựa sách Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc còn lưu lại được đầy đủ. Trong đó đã nói rõ quan điểm sử học của Hồ Tông Thốc khi đưa những huyền thoại, truyền thuyết vào chính sử:

    Có người hỏi tôi rằng: Bỏ cái lạ giữ cái thường là đạo của thánh hiền, tại sao ông lại câu nệ theo cũ, không nêu rõ lời mới để đổi hẳn thói mê hoặc của đời?

    Tôi đáp rằng: … Cho nên những chuyện góp nhặt được đều là lượm lặt ở tiếng vang chuyện đồn, trích lấy đầu đuôi để cho biết rõ về phả ký từng đời mà thôi, còn những sự tích kỳ quái, lờ mờ khó xét, tạm giữ đó để chờ các bậc quân tử sau này, dám đâu xuyên tạc ra lời quái dị để mê hoặc người đời. Độc giả nên lưu tâm nhận kỹ, cố sức suy nghiệm thì sẽ rõ ngọc đá; thấy được tiếng vang hình bóng của lịch sử; tôi đâu tự dám cho ý mình là thoả đáng.

    Những truyền thuyết trâu thần rắn quái lưu truyền trong sử từ Hồ Tông Thốc ấy nay đã … chờ được “các bậc quân tử sau này”. “Ngọc đá” tới nay đã phân minh. Từ “tiếng vang và hình bóng của lịch sử” đã phục dựng được gần như nguyên vẹn bức tranh cổ sử. Từng trang huyền sử Việt đang ngày càng hiện tỏ. Thi sử gia Hồ Tông Thốc chắc cũng được ngậm cười nơi chín suối; hay đang phù hộ cho cháu con trên con đường hoàn thành tâm nguyện của cha ông …


    Văn Nhân viết :

    Trong Việt nam sử lược sử gia Trần trọng Kim viết (lược ý) :

    Năm giáp tuất (1384) Trần Minh Tông Thượng Hoàng thân chinh đánh giặc Ngưu hống ở Ai lao , Khi đại quân vào đến Kiềm Châu (thuộc huyện Tương Dương, Nghệ An), quân Ai Lao nghe tiếng đều bỏ chạy cả.

    Thượng Hoàng bèn sai ông Nguyễn Trung Ngạn làm bài bia khắc trên núi để ghi công, Đoạn mở đầu Văn bia ấy dịch ra chữ nôm như sau :

    "Chương nghiêu Văn triết Thái thượng hoàng là vua thứ sáu đời nhà Trần, nước Hoàng Việt chịu mệnh trời nhất thống cõi trung hạ, trong đất ngoài bể đâu cũng thần phục...”.

    Đoạn văn bia này có 2 điểm ‘lạ’ về nước Việt ... trùng hợp với thông tin trong bài viết về Hồ tông Thốc cuả tác giả Bách Việt 18 :

    -“Trung hạ” phải chăng là viết tắt của “Trung quốc – Hoa hạ” tức Trung Hoa ?

    - Nước Hoàng Việt ...chưa từng thấy sách sử nào nói ...là quốc hiệu trước đây của Việt nam ?.

    Nước Hoàng Việt không thể hiểu là nước Việt màu vàng ...

    Vàng là sắc trung trong ngũ sắc tượng trưng cho vùng trung tâm , Hoàng Việt ở đây nghĩa là nước Việt trung tâm của Thiên hạ .




      Hôm nay: 28/3/2024, 11:38 pm