Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Từ Ruộng mà Ra. Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Từ Ruộng mà Ra. Flags_1



    Từ Ruộng mà Ra.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Từ Ruộng mà Ra. Empty Từ Ruộng mà Ra.

    Bài gửi by Admin 17/12/2012, 4:18 pm

    Từ Ruộng mà Ra.

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/

    Văn minh nhân loại bắt đầu từ văn minh nông nghiệp trồng trọt, khi con người bắt đầu khai thác lớp thổ nhưỡng bề mặt của Trái (Trái=Tròn). Nền văn minh Việt, nền văn minh song Nin, nền văn minh song Hằng đều thế cả. Khi Trái ( là có Trước như Trời Trăng) còn nguyên sơ, gọi cây là Mọc, giống như mặt trời cũng mọc. Mọc=Mộc; gọi thổ nhưỡng là Thó. Thó=Thổ. Khi biết khái thác bề mặt của Trái để Trồng Trọt là lúc con người bắt đầu rat ay. “Ra Tay”=Rấy, “0+0”=1, nhiều Rẩy thì gọi bằng từ lặp Rẩy Rẩy. “Rẩy Rẩy”=Rẫy, đó là thời đốt cỏ, chọc lỗ. trỉa hột. Đến khi biết làm lúa nước thì biết Đắp bờ giữ Đác làm thành “Rẩy Vuông”=Ruống, “1+0=1. Nhiều Ruống thì “Ruống Ruống”=Ruộng, “1+1”=0. (Những từ như Rẩy, Ruống là những từ trong quá trình “gia công dở dang”, trong sản xuất thì gọi là “sản phẩm dở dang”, vì vậy nó không xuất hiện nữa trong ngôn ngữ thường dùng). Ruộng=Vuông.Do phải đắp bờ giữ Đác làm lúa nước trên bề mặt của Trái nên mới gọi Trái là Đất (hàm ý đã có khai thác thành Ruộng Vuông), tác động để giữ được Đác trên Đất là Đào, Đắp. Đất đã có Ruộng Vuông nên ví Đất là Vuông (hình tượng bánh chưng Nền Nếp Vuông, hình tượng Yoni bằng đá Vuông). Từ đó có từ đôi Trái Đất (có xưa mới có nay), cũng giống như có Tổ mới có Tôi, có Họ mới có Tên, viết Họ trước Tên sau theo ngữ pháp Xuôi (Hán ngữ cũng bắt chước vậy viết Họ trước tên sau, trong khi ngữ pháp Hán ngữ là Ngược, như ngôn ngữ phương Tây, đáng lý phải viết Tên trước Họ sau như phương Tây). Từ đôi Đất Thó (có mẹ mới có con), sau từ “đất thó” dùng chỉ tên riêng loại đất nguyên chất mịn màng lớp sâu dưới mặt ruộng không lẫn tí mùn nào, có thể dùng nặn đồ gốm, sâu nữa là lớp đất sét màu trắng có thể nặn đồ sứ. Dân nông nghiệp ham Ruộng nên ví Đất là Vuông. Ba tác nhân trên ruộng là Kẻ, Cây, Con (“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Kẻ cày, kẻ cấy, con trâu đi bừa”). Trồng Cây nên phải Cày, phải Cấy. Cây là Mọc từ Mầm hột nên chữ Mọc=Mộc đại diện cho Cây, người Nhật đọc chữ Mộc này là Ki với nghĩa của Nhật ngữ là “cây”. Kẻ, Cây, Con là ba tác nhân trên Ruộng. Các làng Việt đều có tên với chữ đầu là Kẻ. Tình yêu thiên nhiên là thái độ sòng phẳng của Kẻ Việt đối với Đất, Nước, Cây, Con : có Mua nhiều thì mới được Mùa (“Mua Mua”=Mùa, 0+0=1), Mua bằng đầu tư công sức và tiền bạc mới có được Mùa.Nền nông nghiệp của năm tác nhân Kẻ, Đất, Nước, Cây, Con dưới qui luật “thuận theo Trời” hình thành nên khái niệm Ngũ Hành. Trong văn minh nông nghiệp, Kẻ là chủ tể, rất sòng phẳng với bốn tác nhân kia, chứ không phải là thái độ ăn sẵn như thời nguyên thủy sống bằng hái lượm. Sòng phẳng ấy thể hiện bằng Nuôi bốn tác nhân kia và cả chính than tâm mình: Nuông Cây, Nuôi Con, Nuôi Nuông Đất, Nuôi Nuông Nước, Dưỡng người và than tâm mình (chung nôi khái niệm là: Nuôi=Nấng=Nâng=Niu=Nuông=Nương=Dưỡng). Đối với Đất và Nước thì phải Nuôi Nuông để giữ cho chúng được màu mỡ (Màu Mỡ=Giàu Có) và không bị ô nhiễm. Đối với Con thì phải Nuôi Nấng. Động vật như cá, gà, vịt thường có động tác “Nâng mồi rồi nuốt Xuôi”=Nuối, “0+0”=1. Gia súc gia cầm đều ăn nhiều, nên “Nuối Nuối”=Nuôi, 1+1=0. Thức ăn cho Nuôi gọi là Thức Nuôi (mà không cần phải dài dòng là “thức ăn chăn nuôi”. Đối với Cây thì phải Nuông Nương, vì Cây hấp thụ chậm chạp và đòi hỏi Chìu Chuộng và Nâng Niu (đỡ Cây đổ rạp khi gió lớn), các loại phân bón cho cây gọi chung là Thức Nuông. Đối với người (kể cả thân tâm mình thì phải Dưỡng bằng Thức Ăn. Người=Ngài=Ai=Ăn (“Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn”). Người cũng ăn nhiều như động vật, nên “Ăn Ăn”=Ắn, “0+0”=1. Ắn cùng Rỡi với Cắn. Đói thì phải Ắn (ăn nhiều). “Phải Ắn”=Phạn, 1=1+0, chữ Phạn nghĩa là Cơm, vì đói thì cái Phải Ắn nhiều là Cơm. (Người thừa dinh dưỡng thường ăn rất ít cơm). Người ăn còn biết vừa ăn vừa thưởng thức, tức thưởng ngợi các thức ăn, bình phẩm, hàm ơn, nên Ăn=Uống=In=Ẩm=Phẩm=Nhấm=Nhậu=Nhằn=Nhai=Lai Rai. Trong nôi khái niệm này từ In mới là từ gốc đầu tiên. In là đổ đầy cho cái khuôn dạ dày (làm bánh đổ khuôn cũng gọi là bánh In). In dùng chung cho cả ăn và uống. In vốn là của Tày-Thái (dòng Âu Cơ). Chế độ mẫu hệ là có trước nên con biết nói theo mẹ trước, “ăn” nó gọi theo mẹ là In. Năm mươi con theo mẹ lên Rừng, đi về phía Tây tận hết vùng Đoài Miến, lướt “Đoài Miến”=Điện, “1+1”=0, nhiều vùng Điện là “Điện Điện”=Điền, “0+0”=1, tức Vân Nam về sau. (Vân Nam=Việt Nam, từ Việt Nam là có từ thời cổ đại, là tên chỉ địa phương của người Việt phương Nam, QT Tơi-Rỡi diễn biến âm ra vô cùng nhiều địa phương gọi là Việt Nam, song do đã biến âm nên chúng không bị trùng nhau. Ví dụ người Đài Loan gọi Việt Nam là “Oát Lâm”. Oát Lâm=Quát Lâm=Qúi Lâm=Quế Lâm – nơi có cột đồng Mã Viện, vậy Quế Lâm cũng là Việt Nam, căn cứ vào cái biến âm, không căn cứ vào cái chữ đã ghép Ngược là “rừng quế”. Việc lấy từ Việt Nam đặt tên nước là mãi sau này, thời Nguyễn, thay cho Đại Nam, Đại Việt, Đại Cồ Việt… Văn Lang). In là của dòng Âu Cơ, In là từ tổ, vì nó trực tiếp từ cái NÔI tổ mà ra, chữ I là bên Dương (Innegative), chữ N là bên Âm (negative). Nghĩa của In là “ăn uống”, là khái niệm Dương (“Nam thực như Hổ, nữ thực như miu”). Năm mươi con theo Lạc Long xuống biển là dòng Kinh-Mường, từ tổ In của mẹ Âu Cơ đã tách ra từ chi là Ăn riêng, Uống riêng. Đoài Miến vẫn giữ từ tổ là In chung cho “ăn uống”. Người Thái Lan dùng Kin chung cho ăn uống ( giống như Cắn cùng Rỡi với Ăn, Kin cùng Rỡi với In, Rỡi còn mang nghĩa là Ruột Rà, uống nước là “Kin Nam”, ăn cơm là “Kin Khao”, tức ăn Gạo, người Việt gọi là ăn Cơm, người Nhật lại phát âm Cơm là Kô Mê chỉ gạo, nho viết bằng chữ Mễ, người Hán đọc chữ Mễ là “mỉ” chỉ gạo. “In In”= Ỉn, 0+0=1 vẫn nghĩa chung là ăn uống, con lợn nó ăn uống nhiều nên còn gọi nó là con Ỉn, giống lợn Ỉn vùng Quảng Ninh có lịch sử lâu đời hàng vạn năm (người Mỹ mua về Mỹ nuôi trong nhà chung với người sạch sẽ như nuôi chó, vì nó là giống gen quí). Ỉn=Ẩm cũng vẫn là chung ăn uống. Người Việt Đông sau dùng chữ Ẩm chỉ nghĩa riêng là “uống” (Quan Thoại gọi uống là chữ Hớp phát âm là “hưa”, vì tộc quan không có âm ngậm). Thức ăn nhiều thì “Thức Thức”=Thực , “1+1=0, Thực có nghĩa là rất nhiều thức ăn phong phú. Người Việt Đông sau dùng chữ Thực cho ý riêng là “ăn” (Quan Thoại gọi ăn là chữ Ngật phát âm là “sư”). Ẩm Thực rất xứng đáng đi kèm với từ văn hóa, là văn hóa ẩm thực, tức “Ăn Uống nhiều Thức”, không thể thay bằng “văn hóa ăn uống” được. Chửi nhau “ăn” nọ ăn kia, không hề có ai chửi “thực” nọ thực kia, vì Thực trong tiếng Việt có nghĩa là “nhiều loại thức ăn phong phú”. Ẩm Thực sở dĩ là từ đẹp, lịch sự vì nó là từ gốc của Việt từ thời mẹ Âu Cơ, nó đẹp vì đã qua “gia công” nhiều lớp như đã dẫn ở trên bằng QT của Lãn Miên nêu phù hợp với thuật toán nhị phân (số học nhị phân là do nhà bác học người Đức nêu ra từ thế kỷ 17, sau khi dã đọc Kinh Dịch, ngày nay thì các nhà khoa học nói “ toán nhị phân làm ra tương lai của nhân loại”). “Hầu hết” lại bảo từ Âm Thực là “từ Hán- Việt” (Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng Viên ngôn ngữ , NXB KHXH 1991, trang 19 giải thích Ẩm là uống, trang 402 giải thích Thực là ăn. Nó chỉ đúng với tiếng Việt Đông ( gọi là Việt ngữ chứ không phải là Hán ngữ ), không đúng với tiếng Việt Nam. Nếu Ẩm là uống , Thực là Ăn thì “du lịch ẩm thực” đổi lại là “du lịch ăn uống” cho nó “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt). Người Việt Đông dùng chữ Ẩm cho ý riêng “ăn”, và chữ Thực cho ý riêng uống, nhưng vẫn hiểu hàm ý Ẩm Thực là ăn uống nhiều thức phong phú. Cho nên ẩm thực Quảng Châu nổi tiếng xưa nay. TQ có câu thành ngữ “Ăn Quảng Châu (ẩm thực phong phú), ở Hàng Châu (phong cảnh đẹp, đất Cối Kê xưa, nổi tiếng gái đẹp), chết Liễu Châu (nhiều gỗ tốt đóng quan tài đẹp). Sài Gòn có câu thành ngữ “Ăn quận năm (có thêm ẩm thực phong phú của người Hoa), nằm quận ba ( kiến trúc Pháp đẹp và qui hoạch Pháp phù hợp mật độ dân cư và hài hòa thiên nhiên). VN có câu thành ngữ “Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”. Nhưng muốn ở nhà Tây cho đúng nghĩa sướng thì qui hoach phải hiểu tường tận câu Đất Nước Rừng vàng Biển bạc, tức phải ứng dụng Phong Thủy Lạc Việt.


      Hôm nay: 29/3/2024, 2:08 pm