Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Bia cổ nói … tiếp (tập 3) Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bia cổ nói … tiếp (tập 3) Flags_1



    Bia cổ nói … tiếp (tập 3)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Bia cổ nói … tiếp (tập 3) Empty Bia cổ nói … tiếp (tập 3)

    Bài gửi by Admin 14/11/2012, 10:23 am

    Nguồn - http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/996069/index

    Báo Thanh Niên tháng 10/2012 đưa tin “Tấm bia đá khắc minh văn ở Bắc Ninh đã “đốt cháy” diễn đàn của hội nghị thông báo khảo cổ học năm nay”. Đúng hơn có lẽ phải nói tấm bia mới phát hiện này còn “đốt cháy” cả sách sử hiện tại vì những thông tin ngược sử chéo ngoe của nó về thời nhà Tùy ở Việt Nam.

    Nhân Thọ xá lợi tháp
    Tấm bia “Xá lợi tháp minh” mới phát hiện ở xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, được xác nhận là thuộc nhóm minh văn “Nhân Thọ xá lợi tháp” của nhà Tùy, liên quan đến sự kiện xây dựng tháp xá lợi tại chùa Thiền Chúng ở Giao Châu. Trong vòng 4 năm, từ năm 601 (Nhân Thọ 1) đến năm 604 (Nhân Thọ 4), Tùy Văn Đế Dương Kiên đã ba lần phân phát xá lợi và tổ chức xây dựng bảo tháp an trí xá lợi tại các châu thuộc bản đồ đế quốc. Do cùng được xây dựng dưới niên hiệu Nhân Thọ, hệ thống tháp xá lợi này thường được biết đến dưới tên gọi “Nhân Thọ xá lợi tháp”.

    Lần phát xá lợi thứ nhất vào năm Nhân Thọ nguyên niên, trên phạm vi 30 châu. Chiếu thư của Tùy Văn Đế về việc này được chép trong Quảng hoằng minh tập nói rõ lý do của việc phát xá lợi:
    Trẫm nay qui y tam bảo, trùng hưng thánh giáo, muốn cùng tất thảy nhân dân trong bốn bể, cùng phát nguyện bồ đề, cúng tu phúc nghiệp, để cho đương kim hiện tại, cùng với vị lai, vĩnh tạo thiện nhân, cùng lên diệu quả. Nên mời 30 vị sa môn thông tuệ Pháp tướng [tức Phật pháp], kiêm kham truyền đạo, mỗi vị dẫn theo tùy tùng 2 người, tản quan 1 người, đem theo huân lục hương 120 cân, ngựa 5 con, chia ra các đạo hộ tống xá lợi đến các châu trên đây dựng tháp”.

    Nghĩa là năm 601 Tùy Văn Đế đã qui y Phật giáo, đổi niên hiệu từ Khai Hoàng sang Nhân Thọ và tổ chức xây tháp phát xá lợi trên toàn lãnh thổ nhà Tùy.
    Theo Quảng hoằng minh tập thì trong số các châu nhận xá lợi đợt đầu có cả Giao Châu, tuy không chỉ định ở chùa nào cụ thể, tức là Giao Châu tự lựa chọn nơi dựng tháp.

    Tấm bia mới phát hiện ở Bắc Ninh cho biết “Giao Châu Long Biên huyện” là nơi đã xây tháp nhập xá lợi trong đợt đầu tiên vào năm Nhân Thọ nguyên niên, tức là 601. Câu hỏi lớn đặt ra là năm 601 Giao Châu còn đang là quốc gia độc lập do Hậu Lý Nam Đế làm chủ. Đại Việt sử ký toàn thư ghi “Vua sai con của anh là [Lý] Đại Quyền giữ thành Long Biên, Biệt súy là Lý Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên (bấy giờ vua đóng đô ở Phong Châu)”. Năm 601 Lý Đại Quyền còn đang ở Long Biên, làm thế nào mà Tùy Văn Đế lại xuống chiếu cho xây tháp nhập xá lợi vào Long Biên như là một nơi “thuộc bản đồ đế quốc” Tùy được?

    Chùa Thiền Chúng
    Vấn đề làm các nhà sử học, khảo cổ học trong Hội thảo đau đầu là chẳng biết chùa Thiền Chúng được nhắc tới trong tấm bia cổ nằm ở chỗ nào. Chùa Huệ Trạch ở Trí Quả, nơi tìm thấy tấm bia và hộp xá lợi, là chùa mới có từ thời Trần và văn bia ở đây chẳng hề đả động gì đến chuyện xây xá lợi tháp dưới thời Tùy cả.

    Chùa Thiền Chúng là một ngôi chùa được nhắc đến nhiều lần trong Thiền uyển tập anh, một tập hợp các ghi chép cổ về các vị thiền sư Phật giáo Việt Nam. Theo sách này thì vị trụ trì của chùa những năm này là Pháp Hiền (?- 626), học trò của Tì Ni Đa Lưu Chi.

    Nguyên văn bản dịch theo Thiền uyển tập anh về sư Pháp Hiền:
    Sau khi Tì Ni Đa Lưu Chi tịch diệt, sư bèn đến núi Thiên Phúc tu tập thiền định, quên hết cả vật lẫn bản thân mình, chim rừng bay đến vây quanh, dã thú tới đùa rỡn. Người đương thời hâm mộ danh tiếng đến học đạo với sư đông không kể xiết. Nhân đó, sư dựng chùa Chúng Thiện nhận tuyển dạy học trò. Tăng đồ đến lưu học tại chùa có khi đông đến hơn ba trăm người. Dòng thiền Nam phương hưng thịnh từ đó. Thứ sử nhà Tùy là Lưu Phương tâu về triều. Tùy Cao tổ từ lâu đã nghe tiếng người nước Nam này sùng chuộng đạo phật, đã có các bậc cao tăng đức vọng, bèn sai sứ đem xá lỵ Phật và năm hòm sắc điệp sang ban cho sư để xây tháp cúng dàng. Sư bèn chia xá lỵ cho chùa Pháp Vân ở Luy Lâu và các chùa có tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái để dựng pháp thờ.

    Truyện trên chép Pháp Hiền nhận xá lỵ và năm hòm sắc diệp rồi chia cho các nơi, trong đó có chùa Pháp Vân ở Luy Lâu, tức là chùa Dâu. Xem ra thì việc này là vô lý. Xá lợi do vua xuống chiếu ban ra, có pháp sư cùng tản quan hộ tống, mỗi châu chỉ được 1 hòm, lấy đâu ra tới 5 hòm và làm gì có chuyện sư địa phương tự tiện chia xá lợi cho các nơi. Chùa Thiền Chúng và chùa Pháp Vân nằm cùng trong một huyện Long Biên. Như vậy thành ra riêng Giao Châu có tới 2 tháp xá lợi?!

    Thực ra chẳng có chùa Thiền Chúng nào cả. Chùa này tên gọi như trong đoạn trên thì là Chúng Thiện. Chúng Thiện thiết Chiền. Thì ra đây chỉ là tên phiên thiết của một ngôi “chiền”, tức là ngôi chùa gọi theo tiếng Nôm mà thôi.

    Ngôi “Chiền” nơi Pháp Hiền trụ trì và nhập xá lợi chính là chùa Dâu hay chùa Pháp Vân ở Thuận Thành – Bắc Ninh. Chùa Dâu là ngôi chùa cổ từ thời Sĩ Nhiếp, nằm cách Trí Quả, nơi đào được văn bia chưa đầy 1km. Chẳng có chuyện chia xá lợi nào cả vì chỉ có 1 ngôi chùa ở đây. Cũng chỉ có một hòm xá lợi năm sắc chứ không phải 5 hòm mà chia đi các nơi.

    Văn bia Hòa Phong tháp bi ký tại chùa Dâu khẳng định đây chính là nơi sư Pháp Hiền trụ trì và nhập xá lợi:
    "Nước Việt ta từ thời Tùy Cao đế, đã dốc tâm nơi Phật đạo, sùng mộ người áo nâu, sai sứ giả đem hòm xá lỵ ủy cho Lệnh sử họ Lưu kén đất Giao Châu xây cất. Khi đó có đại sư Pháp Hiền nói rằng: đây thực là chốn đại thắng danh lam. Bèn xây tháp ở bên trong phụng thờ một hòm xá lỵ để truyền mãi mãi, khiến muôn vạn năm sau, xuân thu bất diệt."

    Cổ Châu Phật bản hạnh, văn bản khắc Nôm hiện còn lưu tại chùa Dâu, cũng ghi rõ sự kiện này:







    Thời ấy có ông Lưu Chi
    Tâu rằng nhà Tùy Cao đế niên gian
    Năm hòm xá lỵ Bụt quan
    Giữa huyện Siêu Loại là chiền Cổ Châu
    Danh lam bảo tháp phù đồ
    Cao dự nghìn trượng khỏe phò thánh cung.
    Chiền Cổ Châu” chính là chùa Thiền Chúng được khắc trong tấm bia cổ “Xá lợi tháp minh” mới tìm được.

    Chùa Dâu ở Long Biên (Luy Lâu) trước đó do Tì Ni Đa Lưu Chi trụ trì. Vị sư này lưu lạc từ Tràng An, Hồ Nam từ lúc còn thời Trần của Trần Bá Tiên rồi sang Giao Châu vào thời Bắc Chu (năm 580). Thời đó Giao Châu còn đang là thủ đô của nhà Tiền Lý, thật khó hiểu vị sư này làm sao có thể đi lại dễ dàng giữa các nước và nhanh chóng được thành một trụ trì chùa lớn nhất nước ta như vậy?

    Càng khó hiểu hơn khi xá lợi được nhập vào chùa Dâu ngay khi Lý Phật Tử còn đang xưng đế ở đất Giao Châu? Các nhà sử học nước ta … sẽ có cách giải thích, thời gian này triều đình của Lý Phật Tử chắc “có quan hệ đặc biệt” với nhà Tùy nên mới có chuyện xây tháp nhập xá lợi như vậy… (?!) “Quan hệ” gì đến mức có thể xây tháp thờ xá lợi Phật, cúng Thái Tổ Vũ Nguyên hoàng đếNguyên Minh hoàng hậu (bố và mẹ của Tùy Văn Đế), nếu không phải Giao Châu đã là đất của nhà Tùy?

    Tùy tướng Lưu Phương
    Thiền uyển tập anh cho biết “Thứ sử nhà Tùy là Lưu Phương tâu về triều” cho nhập xá lợi ở Giao Châu. Bia Hòa Phong tháp bi ký tại chùa Dâu thì chép vua Tùy “sai sứ giả đem hòm xá lỵ ủy cho Lệnh sử họ Lưu kén đất Giao Châu xây cất”. Rõ ràng “Lệnh sử họ Lưu” ở đây chính là thứ sử Giao Châu Lưu Phương.

    Cổ Châu Phật bản hạnh thì ghi:





    Thời ấy có ông Lưu Chi
    Tâu rằng nhà Tùy Cao đế niên gian...

    Ông “Lưu Chi”, tức là ông Lưu… gì đó, hay ông họ Lưu. Còn ông “Lưu chi” nào khác ngoài Lưu Phương, thứ sử Giao Châu ở đây? Nếu không phải chức thứ sử thì có thể tâu trình đến tận vua Tùy không?

    Nghĩa là trước khi xá lợi được nhập về Giao Châu năm 601 thì Lưu Phương đã là thứ sử Giao Châu. Chuyện này cũng thật kỳ vì Lý Phật Tử đang là vua ở đây, sao lại còn có thứ sử Giao Châu của nhà Tùy? Chức thứ sử Giao Châu của Lưu Phương cho thấy Giao Châu đã là “châu” của nhà Tùy từ năm nảo năm nào rồi.

    Đại Việt sử ký toàn thư chép: Nhâm Tuất, năm thứ 32 [602]… Dương Tố nhà Tùy tiến cử Thứ sử Qua Châu là Lưu Phương người Trường An, có tài lược làm tướng. Vua Tùy xuống chiếu lấy Tố làm Giao Châu đạo hành quân tổng quản, thống lĩnh 27 doanh quân sang xâm chiếm. Quân lệnh của Phương rất nghiêm, ai phạm tất chém. Nhưng Phương tính nhân ái, binh sĩ người nào ốm đau đều thân đến thăm viếng nuôi dưỡng, quân lính ai nấy đều mến đức và sợ uy. Đến núi Đô Long gặp giặc cỏ, Phương đánh tan hết, rồi tiến quân sang đến cạnh dinh của vua, trước lấy họa phúc mà dụ. Vua sợ xin hàng, bị đưa về Bắc rồi chết.

    Đoạn trên có lẽ hơi lẫn lộn. Người được vua Tùy phong làm tổng quản quân đội Giao Châu là Lưu Phương chứ không phải Dương Tố. Chức “Giao Châu đạo hành quân tổng quản” cho thấy… Giao Châu đã là đất của nhà Tùy. Có vậy mới có đạo quân Giao Châu. Cũng tương tự sau đó Lưu Phương khi đi đánh Lâm Ấp ở phía Nam được phong chức “Hoan Châu đạo hành quân tổng quản” thì Hoan Châu là đất nhà Tùy chứ không phải đất Lâm Ấp.

    Giao Châu đã là đất của nhà Tùy từ lâu, năm 601 Tùy Văn Đế đã cho dựng tháp nhập xá lợi ở chùa Pháp Vân. Vậy Giao Châu đạo hành quân tổng quản Lưu Phương “hành quân” đi đánh Hậu Lý Nam Đế ở đâu? Chắc hẳn là ở Phong Châu, nơi Hậu Lý Nam Đế đóng đô như Đại Việt sử ký toàn thư chú.

    Có thể thấy thời đó miền Bắc Việt được chia làm 2 vùng. Giao Châu là phần phía Đông, trị sở ở Long Biên, do thứ sử Lưu Phương cai quản, thuộc đất nhà Tùy. Còn Phong Châu không chỉ là vùng Phú Thọ mà là cả vùng đất Tây Bắc ngày nay. Đây là đất của con cháu nhà họ Lý, được truyền thuyết gọi là Lý Bát Lang (vua đời thứ tám?), người đã chống cự với quân Tùy, cùng với Lý Phổ Đỉnh ở thành Ô Diên Hạ Mụ. Ranh giới giữa Giao Châu và Phong Châu lúc đó là bãi Quân Thần, ở Từ Liêm – Hà Nội ngày nay, nơi Lý Phật Tử và Triệu Việt Vương đặt mốc giới Tây Đông theo truyền thuyết.

    Di tích về Lý Bát Lang nay còn gặp ở một số nơi thuộc xứ Đoài như ở Chu Quyến (Ba Vì), Hạ Mỗ, hay Ngọc Mạch (Từ Liêm).






    Bia cổ nói … tiếp (tập 3) COY8G0e..kVAc.OhOGf_4w
    Đền thờ Lý Bát Lang ở Chu Quyến (Ba Vì)
    Ở phía Nam Lưu Phương được Tùy Văn Đế phong làm Hoan Châu đạo hành quân tổng quản, tấn công Lâm Ấp năm 605. Khi dẫn quân đến Tỷ Cảnh (Hoan Châu) thì Cao Tổ băng hà, Dạng Đế lên ngôi… (Tùy thư, Liệt truyện 18 Lưu Phương).
    Như vậy đất Tùy Văn Đế phía Nam đã đến dãy Hoành Sơn, tới châu Hoan (Tỷ Cảnh), châu Ái (Hai Âm).

    Vị tướng tài Lưu Phương, thứ sử Giao Châu, người đã dụ hàng con cháu Lý Nam Đế ở Phong Châu và tiến đánh Phạm Phạn Chí của Lâm Ấp thắng lợi, sau đó bị bệnh mất trên đường trở về.

    Dưới thời Tùy Văn Đế ở Giao Châu có đủ cả nhân chứng (thứ sử Lưu Phương, sư Pháp Hiền), vật chứng (bia Xá lợi tháp minh, chùa Dâu) để chứng tỏ vùng đất này đã nằm trong nhà Tùy từ thời trước. Sử sách về nhà Tiền Lý, rồi Lâm Ấp rõ ràng cần phải xem xét lại hoàn toàn trước những minh chứng lịch sử mới được "khai quật" như vậy.


    Văn Nhân góp ý .

    Xin nói thêm cho rõ ...nhà Tùy trong sử Trung quốc là triều đại Việt Tủy ( tùy - tủy - sủy - sở ) của lịch sử Thiên hạ họ Hùng .




      Hôm nay: 28/3/2024, 11:34 pm