Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Bách Việt Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bách Việt Flags_1



    Bách Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Bách Việt Empty Bách Việt

    Bài gửi by Admin 7/11/2012, 12:33 pm

    Bách Việt

    Tác giả Lãn Miên – dựa trên Nguồn: [ www.cqvip.com/qk/80164…].

    Hội nghiên cứu sử dân tộc Bách Việt Trung Quốc , thành lập năm 1980, mỗi hai năm tổ chức một lần hội thảo trong nước hoặc quốc tế, chuyên đề Bách Việt . Hội do đoàn thể nghiên cứu học thuật có tính toàn quốc thuộc khoa nghiên cứu nhân loại học Học viện nhân văn Đại học Hạ Môn phụ trách, văn phòng tại phòng 303 tầng 3 Bảo tàng nhân loại học Đại học Hạ Môn.

    Hàm nghĩa “Bách Việt ”:

    Bách Việt còn gọi là Việt Tộc hoặc Cổ Việt Nhân, là tên gọi dân tộc cổ đại vùng Đông Nam và Nam TQ. Tên Bách Việt có ghi sớm nhất trong sách Lã Thị Xuân Thu, văn viết “Dương Hán chi nam, Bách Việt chi tế” nghĩa là phía nam đất Hán là đất Bách Việt.. Các nhà sử học cho rằng dân tộc Bách Việt không phải đơn thuần là một dân tộc mà là tên chung cho nhiều dân tộc. Nguồn gốc là dân tộc cổ đại bản địa có lịch sử rất lâu đời. Như Nghiêu, Thuấn, Vũ trong truyền thuyết chính là tiên dân Bách Việt mà người đời sau gọi là Man, Miêu. Thời Thương sử thư có ghi lại hoạt động của dân tộc Việt. Cái tên Việt là do lấy tên công cụ và binh khí của họ là “Dương Việt “ là tên chung nhất. Không gian phân bố của họ rất rộng. Bộ phận gần Hoa Hạ nhất gọi là Ư Việt, nhưng họ rõ rang khác hẳn Hoa Hạ. Do Việt Tộc có nhiều chi hệ, lại phân bố rất rộng nên sử thư cuối thời Chiến Quốc gọi chung họ là Bách Việt.

    [ Đoạn trên nói Dương Việt 扬 越 là tên gọi công cụ đồng thời là binh khí, mệnh danh cho Việt Tộc. Bản thân chữ Dương Việt 扬 越 theo biểu ý của chữ là Giơ Vẹt (QT Tơi-Rỡi: Giơ Vẹt = Dương Việt) . Vẹt là cái rìu đá hình vuông dẹt ( QT Lướt: “Vuông Dẹt” = Vẹt, mà khảo cổ Quảng Tây gọi là cái “xẻng đá”, Tiếng Việt còn có các dụng cụ khác như cái bàn Vét là công cụ làm nông, cái Vá làm bằng miếng vỏ gáo dừa ]

    Sử thư gọi chung dân phương Nam là Man hoặc Tam Miêu, họ có chung cội nguồn sâu xa với Bách Việt. Đại khái đến đầu thời Thương, dân tộc vùng Bách Việt đã từ Man, Miêu phân chia ra nhiều dân tộc có tên gọi khác nhau, như theo《 Dật Chu thư. Vương Hội giải 逸 周 书• 王 会 解》 là các tên Khu Thâm 沤 深, Việt Khu 越 沤, Đặng 邓, Quế Quốc 桂 国, Tổn Tử 损 子, Sản Lý 产 里, Bách Bộc 百 濮, Cửu Quốc 九 国, Đông Việt 东 越, Âu Nhân 瓯 人, Ư Việt 于 越, Cô Muội 姑 妹, Thả Âu 且 瓯, Cộng Nhân 共 人 v.v. đều nằm ở đất phía Đông hoặc phía Nam vương triều Thương Chu, đại bộ phận tộc xưng trên đều có quan hệ với hệ thống Bách Việt. Thời kỳ Tây Chu, danh xưng Việt 越 đã xuất hiện phổ biến . Ngoài sách trên, sách 《Chu lễ. Đông quan khảo công ký 周 礼• 冬 官 考 工 记》 có danh xưng Ngô Việt “吴 粤”; sách 《Trúc thư kỷ niên 竹 书 纪 年》 ghi Chu Thành Vương năm thứ 24 ( 1040 BC) có “Ư Việt lai tân 于 越 来 宾 khách Ư Việt đến thăm”, trong đó có “吴” tức Ngô Quốc, thuộc một chi của Bách Việt; có “Ư Việt 于 越” tức tộc xưng Việt Quốc.
    Ngoài đó ra trong sách 《Chu lễ. Chức phương thị 周 礼• 职 方 氏 》 còn nói đến tên gọi “Thất Mân 七 闽 ” . Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc lịch sử Việt Tộc tiến vào thời kỳ lịch sử mới, người Việt vùng là Giang Tô, Triết Giang ngày nay kiến lập nên Ngô Quốc và Việt Quốc, quật khởi ở vùng hạ du Trường Giang tiến hành tham gia tranh bá, người Việt ở các vùng khác cũng rất là hoạt bát, bởi vậy lúc này danh xưng Việt Tộc đã đại hiển ư thế, danh xưng này được sử gia dùng phổ biến. Trong sử thư “Bách Việt” ngoài được gọi là “Dương Việt 扬 越 ” cũng còn được gọi là “Di Việt 夷 越 ” .

    [ QT Tơi-Rỡi thì Giơ= Dương = Dứ = Dí = Di , là một nôi khái niệm “hành động” . Giơ Vẹt = Dương Việt là mệnh danh cho Việt Tộc tức là Bách Việt. Kẻ dính Bách Việt lại để lập nên quốc gia là một người Kinh là Kinh Dương Vương, là kẻ dẫn đầu các chi hệ Bách Việt lập nên quốc gia Văn Lang ở Nam Dương Tử cách nay 5000 năm. Kẻ Dính = Kẻ Dẻo = Cần Keo = = Gắn Kết ( Tiếng Việt “Kẻ” nghĩa là người, tiếng Tày “Cần Keo” nghĩa là người Kinh. “Kẻ Dính” = Kinh .Thành ngữ “dính như bánh chưng” nói ý quyến luyến mãi ngày Tết . Truyền thuyết “Bánh Chưng bánh Dầy” đã nói rõ người Kinh là chủ bản quyền của bánh chưng. “Kẻ Dính” = “Câu Đinh” = Kinh. Sách Thủy Kinh Chú có ghi bốn ngàn năm trước công nguyên có quốc gia cổ đại gọi là Câu Đinh 勾 町 , mà diện tích bao trùm vùng rộng lớn ngày nay thuộc Vân Nam - Điền, Qúi Châu, Quảng Tây - Quế , Quảng Đông và Việt Nam ]

    Câu Ngô và Ư Việt trong thời Chiến Quốc đã bị diệt quốc. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc xong tại đất cũ của Ngô Việt đặt thành quận Cối Kê. Tư Mã Thiên trong “Sử Ký” ngoài ghi lại sử của Ngô Việt thời Tiên Tần như các cuốn “Ngô thế gia”, “Việt thế gia” còn ghi các cuốn chuyên là “Nam Việt liệt truyện” và “Đông Việt liệt truyện”. Đến thời kỳ Tần Hán thì trong thư tịch xuất hiện các từ “Mân Việt”, “Đông Âu”, “Nam Hải”, “Nam Việt”, “Tây Âu”, “Lạc Việt”, “Điền Việt” v.v. là quốc danh hoặc tộc danh của người Việt. Những danh xưng này tuy xuất hiện muộn hơn trong lịch sử, nhưng không có nghĩa là những tộc hay nước này của Bách Việt đến đời Hán mới xuất hiện. Họ giống nhau là có một lịch sử phát triển lâu dài, cùng một dân tộc cổ xưa.

    [ Nhận định này đúng như cái tên chung của “cùng một dân tộc cổ xưa” mà trong Tiếng Việt có thể thấy bằng QT Tơi-Rỡi: Nam Việt = Nậm Việt = Nước Việt = Nác Việt = Lạc Việt = Lắm Việt = Trăm Việt = Bẵm Việt = Bẫm Việt = Bộc Việt = Bách Việt ]

    Trong Hán Thư 《汉书》 đã đem đổi chữ Việt “越” thành chữ Việt “粤”. Thế nhưng, thời kỳ này từ và chữ “Bách Việt 百 越” đa phần là dùng để chỉ người Việt ở vùng Lĩnh Nam. Ngoài đó ra còn theo phương vị để xưng hô như Đông Việt, Nam Việt, Tây Việt v.v. trong Sử Ký có chỗ dùng từ Đông Việt để chỉ Mân Việt, cũng có dùng để chỉ Đông Âu, nhưng có chỗ dùng chỉ tộc xưng và quốc danh xưng như Nam Việt, thành ra về tộc xưng có nhiều hỗn loạn. Sau khi Hán Vũ Đế thống nhất Tây Nam Di, Nam Việt và Mân Việt thì danh xưng Bách Việt và danh xưng các chi tộc Việt dần dần biến mất, người Việt tụ cư ở ven biển Đông Nam bị cưỡng bức di cư lên vùng Giang Hoài, có bộ phận thì bị Hán Tộc đồng hóa. Nhưng vẫn có bộ phận người Việt tản cư ở Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, lui vào các vùng núi và bị gọi là Sơn Việt “山 越”. Sơn Việtlà hậu duệ của Bách Việt. Từ thời Đường về sau danh xưng Sơn Việt cũng biến mất.

    Trích đăng từ : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/28117-bach-viet/

    Văn Nhân góp ý :


    ...sách Lã Thị Xuân Thu, văn viết “Dương Hán chi nam, Bách Việt chi tế” nghĩa là phía nam đất Hán là đất Bách Việt...
    Thời Lã bất Vi đã làm gì có đất Hán , chỉ có thể có đất Hán dân Hán sau khi lập Hán quốc , phải chăng tác gỉa muốn nói tới đất của Hãn tức chúa Mông – Thát ?, đây có thể coi là 1 chứng cứ cho luận điểm : ‘Hán’ chỉ là biến âm của ‘Hãn’ ?.
    Đoạn văn ... Như Nghiêu, Thuấn, Vũ trong truyền thuyết chính là tiên dân Bách Việt mà người đời sau gọi là Man, Miêu ...hết sức quan trọng trong việc ấn định bàn sắc dân tộc Trung Hoa .
    Vũ là tiên nhân người Bách Việt mà Vũ là tổ nhà Hạ vậy dân nhà Hạ không phải người Bách việt sao ?, nhà Hạ là vương triều tiên khởi của vương quốc Trung Hoa ( gọi theo thói quen cho dễ hiểu ). ‘Quốc’ là thể bất biến tồn tại cho tới lúc ngoại thuộc - mất nước , còn ‘nhà’ tức triều đại thì mới thay đổi , hết Hạ tới Thương tới Châu ...
    Ngày nay dường như đã có đồng thuận cho danh xưng Trung hoa là từ viết tắt của ‘Trung quốc - Hoa Hạ’ .
    Trung quốc là nước ở Giữa phải chăng chính là ‘Giao chỉ – chỗ giữa’ trong sử ?.
    Hoa là chỗ đông người , Hoa cũng nghĩa là màu Đỏ , theo Dịch học màu đỏ là tượng đồng tính với hướng Xích đạo (xích – hồng - đào – đỏ là 1 ) và mùa Hạ , Chữ Hạ - hè này cũng chính là danh xưng nhà Hạ , ngoài ra màu đỏ còn tương đồng với ngọn lửa (lửa hồng ) – quẻ Ly , hành Hoả .v.v....Xét ra thế thì Người Hoa - tộc Hoa cũng có thể nói là người Hoả nhà Hạ không nằm ngoài Bách Việt ở hướng nóng bức (bức ↔ bắc = nhiệt đới ?) tức phía Nam (ngày nay) của địa bàn Hán tộc đúng như viết trong sách Lã thị xuân thu ... .
    Thư tịch cổ chép đất nhà Hạ gọi là Đào – Đường , đất này xưa nay vẫn được coi là đất gốc tổ nòi giống Trung Hoa như thế đã đủ chứng lý để nối kết : Bách Việt – Hạ Vũ – Hoa Hạ – Đào Đường - Trung Hoa - người Hoa ? .
    Liệu người Hoa có thể là 1 thành phần của cổ Việt tộc ?
    Đào cũng là Hồng , Hồng bang là bang quốc lập trên đất Đào - Đường ?, Hồng bang viết sai thành Hồng bàng ...có thể không ? .

      Hôm nay: 29/3/2024, 12:01 pm