Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3. Flags_1



    Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3. Empty Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3.

    Bài gửi by Admin 27/10/2012, 2:21 pm

    Lịch sử nước họ Hùng có 2 lần kẻ Sĩ nhiếp quyền không xưng vương ; Sĩ Nhiếp I là Đặng Nhượng – Tích Quang và Sĩ Nhiếp II là Ngạn Uy , Chuyện xảy ra thời Sĩ Nhiếp I năm 39 – 43 đã bị sử gia Trung quốc biến thành chuyện 2 bà Trưng , Nếu Sĩ nhiếp I Đặng Nhượng – Tích Quang cuối thời Vương Mãng đóng cửa ải tử thủ giữ châu quận chống lại Hán quân thì rõ ràng vua quan nhà Hiếu không phải là người Hán vì thế không thể nào gọi là nhà Tây Hán …để có thể nối kết chuyển giao 1 cách hợp lẽ dòng sử và nền văn minh cổ người họ Hùng sang cho nước Đông Hán được , chỉ với danh xưng của Lưu Tú đã lòi cái đuôi Trung hoa gỉa ra rồi , Quang vũ thực ra là quan vũ , quan là từ dịch của ‘nom’ tức nhìn cũng nghĩa là nam tức phương Nam , vũ chỉ là từ biến âm của vua , quan vũ nghĩa là vua ‘Nam man’ mà thôi , phương Nam xưa theo dịch học là phương nước , màu đen , u tối lu mờ lạnh lẽo ngược với hướng Xích đạo là lửa nóng sáng sủa màu đỏ …, trục Nam – Bắc nay đã lộn ngược do vậy mà phương bắc đổi là màu đen , đen là Mun , mun tạo ra chùm từ : man , mông , minh (tối) đọc là Mỉn →mãn …, là vùng u tối rét mướt nên có tộc người Liêu biến âm của Lu (ngược với tỏ) , có tộc Kim biến âm của Căm (rét căm căm) .

    Người Mông Thát gọi vua là Hãn , nước của Hãn thì gọi là Hãn quốc , hãn quốc biến âm thành Hán quốc , nhà nước đầu tiên do bọn Thảo khấu dựng nên ở Tây – Bắc Trung quốc gọi là Tây Hãn quốc , Hãn quốc thứ nhì của Lưu Tú ở Đông Bắc Trung quốc gọi là Đông hãn quốc (danh từ riêng) , đám phù thủy dùng cây bút ma biến ra nhà Đông Hán và nhà Tây Hán của Trung Hoa .

    Trong bài “ Bi hùng , bi hài” đã trình bày khá rõ tiến trình bành trướng xuống phương nam của Đông hãn quốc .

    Năm 29 – 30 tiến chiếm đến bờ Trường giang .

    Năm 35 – 36 đánh thành Bạch đế ở Tứ xuyên .

    Thời điểm này vẫn còn ‘cừ súy’ dẫn quân Việt ứng cứu thành Bạch đế chống lại quân Đông Hán .. . như thế làm gì có việc năm 29 Tích Quang đem đất Giao chỉ dâng cho Quang Vũ để đổi lất tước Hầu và năm 34 Lưu Tú cử Tô định sang Giao chỉ làm thái thú thay cho Tích Quang ? , mà khi đã không có thái thú Tô Định tàn ác thì làm gì có chuyện Trưng Trắc khởi binh năm 39 …vì ‘nợ nước thù chồng’ …?.

    Tùy thư -Liệt truyện -Lâm Ấp

    Tổ tiên của Lâm Ấp, nhân có loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ cuối thời Hán, con của Công tào trong huyện là Khu Liên giết Huyện lệnh, tự hiệu làm Vương. Không có con, cháu ngoại của mình là Phạm Hùng nối tiếp lập…

    Đọc đoạn sử trên ta không thể hiểu khác là khởi nghĩa Hai bà Trưng xảy ra vào cuối thời Đông Hán , Khu liên giết huyện lệnh Tượng lâm và xưng vương lập ra nước Lâm Ấp ngay trong hay ngay sau… loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ… , Lâm ấp lập năm 192 thì … Mã viện không thể nào hành quân dẹp “loạn người đàn bà Trưng Trắc ” chiếm Giao chỉ năm 39- 42 như sách sử hiện nay viết .

    Sau chiến thắng Mã Viện đã tổ chức lại và chỉ sau khi hoàn tất việc bình định Giao chỉ mới rút quân về .

    Tại sao quân Đông Hán dừng lại ở Giao chỉ không thể tiến thêm chiếm đất phía Nam và Tây Nam Giao chỉ ?.

    Tác giả Bách Việt 18 đã trả lời câu hỏi này trong bài “Không Minh bắt Mạnh Hoạch ở đâu” … từ trước khi có ‘Đông Ngô – Tây Thục’ thì Thủ lãnh Mạnh Hoạch đã lãnh đạo người phía tây và nam Giao chỉ chống đánh quân Đông Hán cai trị … nói trắng ra là trận chiến của Mã Viện không phải đã chấm dứt ở năm 42 mà còn dài dài , quân Đông Hán đã sa lầy ở đây …chết dí 1 chỗ lo giữ mạng không thể tiến đi đâu được nữa nên phần giang sơn họ Hùng xưa thuộc nước Lỗ – nước Tề Khương và nước Yên ở phía Nam và Tây Giao chỉ không rơi vào tay giặc Hán . (nhưng …. ‘cơ trời vận nước’ khổ thay… tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa …) .

    Lâm ấp chính xác là Lâm – Ích quốc gia lập nên trên vùng đất Lâm là Quảng Tây , và Ích châu quận ở Vân Nam quốc đô nằm bên bờ Lư dung – Lư giang tức sông Lô phần chảy trên đất Trung quốc ngày nay . hoặc chỉ có nướcLâm – Lam – Nam , Lâm ấp hay đại ấp Lâm nghĩa là thủ đô của Nam – Lâm .

    Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3. Image057

    Lư dung – Lô giang chính là nơi Khổng Minh – Gia cát vũ hầu thu phục Mạnh Hoạch đem mảnh đất tây và nam Giao chỉ về với Lý Bí – Lưu Bị chép trong tộc phả họ Phạm .
    Kết thúc thời Tam quốc quân Ngụy – Tấn chiếm được lãnh thổ phía bắc nước Tây Thục của Lý Bí – Lưu Bị tức nước Nam của Lý nam đế (hậu) trong sử thuyết Hùng Việt ở vùng Tứ xuyên – Thiểm tây ngày nay , Ngô Quyền tiến đánh và chiếm giữ Nhất Nam nay là Quảng Tây , chính Sĩ Nhiếp 2 – Ngạn Uy đã thuyết phục đem vùng nay là Vân nam về với Đông Ngô .


    Đất Tây và nam Giao chỉ của Mạnh Hoạch xưa vẫn trong tay người Việt chính là phần Nam trong xứ Nam Hà chép trong tộc phả họ Phạm .

    “Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân -Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu ( gọi là xứ Lâm ấp)-tức là Nam Trung bộ ngày nay.

    Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trc CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Viêt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa ( xã Tịnh Châu huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi ngày nay). Đến đời vua họ Phạm thứ 19 là Phạm Chí bị tướng nhà Tuỳ là Lưu Phương bất ngờ đột kích, cướp phá đô thành Châu Sa, vơ vét của cải , châu báu cùng 18 pho tượng vàng của 18 vua họ Phạm, khiến Phạm Chí và con là Phạm Trung chạy ra các vùng hải đảo quanh đảo Côn Lôn để cầu cứu, được 3, 4 vạn viện binh về cùng Mai Thúc Loan và cha con Phùng Hưng, Phùng An , diệt được quan quân nhà Đường và lập Mai Thúc Loan làm Bố Cái Đại vương, tức Mai Hắc đế (766).
    Tư liệu đã có chút sai lầm :
    Chính xác châu Ái là xứ Lâm ấp trải từ vùng Tây bắc Việt tới Thanh hóa , châu Trung là Nam Trung bộ ngày nay , Nghệ Tĩnh thuộc về châu Hoan .


    Tuy nguồn sử liệu dân gian này có nhiều điểm lầm lẫn nhưng khéo chắt lọc cũng thu được những thông tin qúy giá không có trong chính sử để phục dựng 1 thời qúa khứ người Việt đã bị lãng quên :

    xứ Nam Hà là sự liên kết 2 phần Nam và Hà , là danh xưng 1 liên minh dân tộc .

    – Vùng Thanh hóa và miền Tây – Bắc Việt giáp giới với Vân nam tộc phả họ Phạm gọi là châu Ái chính xác là Ất – Ịch – Ấp là đất Nam của người Kinh – Canh (Khu Linh thiết Kinh) cũng gọi là người Nam .
    – Từ Bình trị Thiên suôi về phía nam gọi là châu Trung hay trong là xứ Hà của tộc Hời mà điểm cực bắc là Đồng Hới tức động Hời .


    Chuyện dài ....Sĩ Nhiếp – Lâm Ấp – phần 3. Cbd97-image001

    Tư liệu lịch sử Đông Ngô chép …phía Nam Giao chỉ có 3 nước là Minh Đường , Lâm ấp và Phù nam (sau là Chân Lạp) …

    Phần Nam của Xứ Nam – Hà chính là nước Minh Đường hay Đường Minh .

    Minh đường thiết Mường . Mường ↔muang↔mãnh ↔Mạnh (Mạnh Hoạch).

    Đường Minh thiết Đinh , đinh trong nền văn minh Dịch lý nghĩa là phía tây.

    Tư liệu khác viết : …Lâm ấp ra đời sau khi diệt nước Đạo Minh …., Đạo Minh thiết Đinh cũng chính là nước Đường Minh hay Minh Đường , . như thế Lâm ấp chỉ là tên gọi sau của nước Minh đường – Mường .

    Tóm lại sử sách Trung quốc rất là mơ hồ trong khái niệm Lâm ấp :
    2 Nước Lâm ấp của 2 thời đại khác nhau gây rất nhiều lầm lẫn .
    Danh xưng nước Lâm ấp 1 là vùng tây nam Trung hoa nơi anh em Triệu thị Trinh và Triệu quốc Đạt là vùng đất về sau Lưu Biểu – Lưu Bị dựng nước , sử Trung quốc gọi là Tây Thục hay Thục Hán , Giới Sử học ngày nay gọi là Giai đoạn đầu lịch sử Lâm Ấp


    Nước Lâm ấp 2 (sử nhà Ngô) chỉ phần Hà trong xứ Nam – Hà ,là vùng đất của người Hời tức vùng Bình Trị Thiên đến Khánh hoà ngày nay ; giới nghiên cứu gọi là giai đoạn 2 của lịch sử Lâm ấp .

    Thiếu sót vô cùng lớn của giới sử học Trung quốc là ‘vất đi’ phần Nam của xứ Nam – Hà tức nước Minh Đường – Đường Minh , không biết vô tình hay hữu ý mà có đến hơn 300 năm trắng thông tin về đất nước này .

    Nhân vật trong tộc phả họ Phạm : Phạm duy Hinh chính là Phạm Hùng nối nghiệp Khu Liên thời Lâm ấp 1 và Phạm chí là vua Phạm phạn Chí trong chính sử Lâm Ấp 2.

    Phả họ Phạm viết … Đến đời vua họ Phạm thứ 19 là Phạm Chí bị tướng nhà Tuỳ là Lưu Phương bất ngờ đột kích, cướp phá đô thành Châu Sa, vơ vét của cải , châu báu cùng 18 pho tượng vàng của 18 vua họ Phạm, khiến Phạm Chí và con là Phạm Trung chạy ra các vùng hải đảo quanh đảo Côn Lôn để cầu cứu,…

    Nhưng sử ngày nay viết:

    Năm 605, nhà Tùy chinh phục Lâm Ấp. Thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong, vua Phạm Phạn Chí lưu vong về phía nam và dựng quốc gia riêng (別建國邑 biệt kiến quốc ấp), xây thành phố Sư Tử (nay là Trà Kiệu, cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) ban đầu sử liệu Trung hoa gọi là nước Hoàn vương .

    Thời vua Phạm Phạn Chí là thời kỳ quá độ giữa Lâm Ấp và Chăm Pa (Chiêm Thành) với trái độn là nước Hoàn vương bởi vì quốc hiệu Ấp Chăm Pa (Campapura) chính thức xuất hiện trong thời này.

    Có thể giới nghiên cứu đã có sai lầm , danh xưng Champa hay Campapura phải có trước khi Prah Thong chiếm đất Champasak của vua Chăm, , lập ra nước Kon Kampuchia Thidey vào khoảng những năm 550 .

    Thông tin về nước Lâm Ấp trong tư liệu lịch sử Việt và Hoa hiện có là diễn tiến lịch sử của dòng họ Phạm trên phần Hà – Hời của xứ Hà – Nam , còn Xứ Nam thì trắng thông tin từ thời kết thúc Tam quốc mãi cho tới năm 544 mới thấy sử viết :

    … Lý Bôn, có người gọi là Lý Bí, vốn dòng dõi người Tàu. Tổ tiên ở đời Tây Hán phải tránh loạn chạy sang Giao Châu, đến lúc bấy giờ là bảy đời, thành ra người bản xứ. Năm 544 Lý Bôn cầm đầu dân Giao chỉ nổi dậy đánh đuổi Tiêu Tư quan cai tri nhà Lương về Tàu , Khi chiếm giữ được đất Giao Châu rồi, ông sửa sang mọi việc, định lập nghiệp lâu dài….

    …(571-602). Lý Phật Tử lấy được thành Long Biên rồi, xưng đế hiệu, đóng đô ở Phong Châu (thuộc huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), sai Lý Đại Quyền giữ Long Biên và Lý Phổ Đỉnh giữ Ô Diên.

    Sử gia đã lôi chuyện 5 – 7 trăm năm trước của 2 triều đại lớn trong sử Trung Hoa mà trám vào cái lỗ hổng lịch sử nước Nam khiến đã rối càng thêm rối , cũng may ‘Việt Nam sử Lược’ có khúc cuối … chính xác từ đó có thể lần ra được :

    Trong khi Lý Phật Tử làm vua ở Nam Việt thì vua Văn Đế nhà Tùy đã gồm cả Nam Bắc, nhất thống nước Tàu. Đến năm Nhâm Tuất (602) vua nhà Tùy sai tướng là Lưu Phương đem quân 27 doanh sang đánh Nam Việt.

    Nước Nam Việt này chính là nước Lâm ấp của con cháu bên ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng và cũng là phần Nam của xứ Nam – Hà .

    Sử gia Việt đã lẫn lộn trước sau thật tai hại khiến con cháu đời sau không còn biết đâu mà lần …. Thực ra những thông tin về cuộc chiến với quan binh nhà Lương và họ Trần là xày ra với con cháu chút chít hơn 300 năm sau thời Khu Liên – Lý Nam đế (hậu) .

    Dù có lầm lẫn nhưng nếu suy xéy kỹ lưỡng cũng nhận ra được sự liên quan xuyên suốt của nhà Lý bắt đầu với Lý Bôn …dòng dõi người Tàu ( ?) thông tin này ít nhiều cũng là chút manh mối giúp nhận ra có liên quan gì đó …giữa Lý Bôn với Lưu Bang và nhà Tây Hán chép trong sử Trung quốc . Trong sử Việt thì manh mối về sự liên quan 2 triều Lý tiền và Hậu của nước Nam là thông tin … Lưu Bị là Hoàng thúc nhà Tây Hán trong sử Trung quốc …, hơn 300 năm mất trắng thông tin nhưng nhờ cái ‘sai’ của sử Việt dời thời điểm lịch sử từ khởi nghĩa chống Tần 200 năm trước công nguyên của Lý Bôn và thời điểm kháng chiến thành công dựng nên nước Lâm Ấp của Khu Liên – Khu Đạt tức Triệu quốc Đạt là cái nền cho Tây Thục hay Thục Hán của Lưu Biểu -Lý Bí – Lưu Bị thời Hậu kì khởi nghĩa Khăn vàng .
    Ta có thể nhìn thấy sự hằng hữu xuyên suốt không hề đứt đoạn của dòng vua Lý nước Nam trên mảnh đất Tây và Nam Giao chỉ qua nối kết Khu Liên tức Triệu quốc Đạt – Mãnh Hoạch và chuỗi : Lý Bôn – Lý Thiên Bảo – Lý Phật tử – Lý Thành . Chính sâu chuỗi này đã bảo chứng cho 1 lãnh thổ xứ ‘Nam – Hà’ hay chính xác hơn là liên minh giữa xứ Nam và xứ Hà chạy dài từ biên giới Vân nam tới Nha trang ngày nay .


    Tư liệu Trung quốc qúa mơ hồ về danh xưng Lâm ấp bất kể những biến đổi lịch sử – địa lý qua nhiều thời kỳ vẫn cứ 1 lâm ấp khiến cho Lịch sử Việt nam có những khúc lệch nghiêm trọng đặc biệt là vấn đề người Chăm trong lịch sử Việt và sự liên quan về mặt dòng tộc giữa người Việt nói chung và các dân tộc khác ở Đông nam Á .

    Trống đồng được tìm thấy phân bố khắp Đông nam Á (Gồm cả Hoa nam) phải chăng đấy chính là những Kim tiêu xác định mốc giới lãnh thổ của ‘Thiên hạ họ Hùng” .

    Qúa Khứ người Việt còn qúa nhiều điềù phải tìm phải xem sét …không biết đến bao giờ mới có được bộ lịch sử đúng với sự thật ngàn vạn năm đã qua .

      Hôm nay: 19/4/2024, 10:43 am