Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 3 . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 3 . Flags_1



    Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 3 .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 3 . Empty Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 3 .

    Bài gửi by Admin 7/8/2012, 2:11 pm

    Người Lạc Việt phải chăng là 1 nhóm LAVA cổ - phần 3 .

    Trong ba trường hợp đầu, tộc người đúc trống đồng được coi là Lva, Niang, Yu và Vakaotha/Swa. Ta đã thấy ở trên Swa=Java=Lua=Lava. Tên gọi Niang Yang của nhóm được ngờ là người Karen cũng gợi tới Lang có gốc Yang tương tự với Yuan>Yunok/Yonok. Tên gọi Yang của người Karen ở bắc Thái Lan cũng nằm trong trường hợp này. Không loại trừ đây là một nhóm Lava Tạng Miến hóa (tiếng Karen hiện được xếp hoặc vào nhóm Tạng Miến, hoặc vào nhóm Tạng-Karen thuộc dòng Hán-Tạng). Đáng chú ý là từ chỉ sông của người Karen, theo Hoàng Thị Châu là klo, rất gần gũi với từ chỉ sông của người Arem là klu cũng như với tên sông Cà Lồ, sông Lô, sông Lừ là những nhánh của sông Hồng gắn với các vùng đất Lạc Việt cổ. Trường hợp cuối cho thấy rất có thể chủ nhân trống đồng Ongbah là tổ tiên người Lava ở vùng đó. [19]

    Như vậy Lạc Việt=Lava=Lão=Yang=Yuan là một tộc người có truyền thống đúc trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Điều này lại tương ứng với việc theo Kampers [20] , khu vực Bắc Việt nam liền kề với nam Trung Hoa và Vân nam (đều là đất của người Lava/Lạc Việt xưa) được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho đến nay cho danh hiệu quê hương của những trống loại Heger I cổ nhất. Đáng lưu ý là các từ gọi trống đồng yan/yang/ klo lại gần như trùng khớp với tên gốc tộc người, tên nước, tên sông và tên thủ đô của người Lava-Lạc Việt.


    13. Gừng

    Cũng theo Cholthira [21] , trong lễ Songkran (lễ gốc Lava-Môn có cả ở người Lự Vân Nam), vua Chiềng Mai/Lanna cùng với triều thần từ hoàng cung ra sông, tới một thủy đình dựng giữa sông Me Ping, xuống sông tắm gội sạch sẽ rồi lên mặc trang phục truyền thống. Sau đó, các quan làm lễ té nước lên người vua cầu phúc. Trong dịp này, người Lava và người Yang (Karen) sống ở Mae Sariang và vùng phụ cận tới dâng tặng vua hoa, thuốc lào và điếu. Nhà vua nhận các lễ vật, hút thuốc. Một lễ vật đặc biệt khác là gừng. Theo quan niệm của người Lava, khi nhà vua nhai gừng và phun bã lên người họ, sẽ đem lại cho họ nhiều điều tốt lành.

    Trong Mo Mường có đoạn kể khi đúc trống đồng không được, cho rằng trống bị ma ám, thợ đúc trống phải đi tìm gừng bỏ vào miệng nhai phun vào trống đồng để đuổi ma, nhờ đó mới đúc được trống [22] .


    14. Quan hệ Vietic-Palaungic-Bahnaric- Katuic-Monic qua tên gọi tộc người

    Theo Haudrricourt, vị trí đúng của tiếng Việt (hay của cả nhóm Vietic) phải là trong họ Nam Á, giữa nhóm Palaung-Wa (Palaungic) ở tây bắc và khối Môn -Khmer ở tây nam. [23]

    Diffloth [24] coi nhóm Vietic gồm các tiểu nhóm: bắc (Việt, Mường, Nguồn); tây bắc (Toum, Lihà, Phọng/Cham); tây (Ahoc, Ahao, Ahlao); đông nam (Chứt, Rục, Sách, Mày/Cuối); tây nam (Aten, Thémaru, Arao/Ahao/Ahlao, Makang, Malang, Maleng, To’e); nam (Kri, Phọng, Mlengbrou).

    Parkin [25] cho hay: nhóm Palaungic gồm các tộc Palaung, Puman/Bulang, Pouma, Riang/Lang/Yang, Mảng, Danaw, Wa/Va/Vu/Kava/Lave/Ravet/Krak, La, Khalok/Kha lo, Kala, Samtau (Xam tao), Kon Keu hiện ở Thái Lan, Miama, Vân Nam -Trung Quốc, Việt Nam .

    Cần nói thêm, theo Nguyễn Văn Lợi [26] người Pơlju ở Quảng Tây có tên tự gọi Pơlju, được người Hán gọi là Lai /Hlai và được các học giả Trung Quốc xếp vào tộc Klao (Chú ý Lao=Lai=Lju và Pơlju=Klao). Tiếng Pơlju được Benedict xếp vào Vietic nhưng được N.V.Lợi và đồng nghiệp xếp cùng nhóm Palaungic cùng với tiếng Mảng.

    Có lẽ, khối Môn -Khmer ở tây nam đó trước hết có nhóm Katuic, bởi theo Diffloth, trong hệ Nam Á, Katuic là nhóm gần gũi Vietic nhất và cách đây hơn 4000 năm có một khối ngôn ngữ Vietic-Katuic chung [27] .

    Ngoài ra, theo tôi, có thể đưa nhóm Bahnaric vào khối Môn-Khmer ở tây nam trên dựa trên sự gần gũi cuả các từ cơ bản trong họ từ Người của nhóm này với nhóm Vietic.

    Mặt khác, tên tự gọi và được gọi Mon /Mwon/Mol/Mwal/Mang của người Mường về cơ bản tương ứng với tên tự gọi của người Môn/Mun/Man (Monic) có gốc rmang/ramang/rmeng/rang/reng [28] cũng như với tên gọi người Mảng (Palaungic).

    So sánh các tên gọi tộc người, bao gồm các biến thể và tên các nhóm địa phương của các nhóm Palaungic-Vietic-Katuic-Bahnaric-Monic ta thấy nhiều mẫu số chung:
    a. Từ Nha (Nha Chứt, Nhà Làng (Vietic)-Nha Kur (Monic) -Nha Hon-Langnha (Bahnaric).
    b. Từ Lang (Talaing/Môn = Kriang/Khiang (Katuic) = Taliang /Tariang /Triêng /Prang /Salang (Bahnaric) = Malang /Maleng /Mlengbrou /Nhà Làng /Salang /Xolang (Vietic) =Bulang /Palaung /Riang /Lang /Yang (Palaungic) = Rang (Monic)...
    c. Từ La/Lo và các biến thể của nó: Khalo=Chứt (Vietic)=Kaloq /Nor /Loar (Katuic)= Khalok /Khalo /La /Va (Palaungic) = Laya = Alak = Bri La = Zava = Ro (Bahnaric)...
    d. Từ Kuoi: Cuối (Vietic)=Kui/Kuoy (Katuic)=Keu (Palaungic)=Kuoi/Kuy/Kui/ Kuoy=Người=tên tự gọi của người Pear (Khmerric).

    Sự trùng giống tên gọi trong một chừng mực phản ánh một quan hệ cội nguồn, phân tán và đan xen của các tộc người trên.


    15. Nhà, làng, giềng, mường

    Ta có: nha/nya (Va-Lava)=nhà (Việt, Mường); lang (Lava)=hlang (Proto Va-Lava)=từ loại chỉ nhà (sau chuyển hóa thành từ chỉ làng trong tiếng Việt); yong/yung/yuang/yueng=làng (nhỏ) là gốc của giềng (từ Việt cổ)= làng trong từ ghép láng giềng và liên quan tới bồ chính /bồ đình (H-V)= chánh tổng (liên làng) của người Việt trước 1945 [29] .

    Theo Cholthira [30] tên gọi các đơn vị hành chính Lava mà Yaa Thao Laawa Cok (bà tổ của người Lava) chia cho các con trai là Muang Sathuang, Muang Khwang và Muang Khiak.

    Như vậy các từ chỉ những đơn vị xã hội cơ bản nhất của người Lava về cơ bản trùng hợp về cả âm và nghĩa với các từ Việt -Mường. Điều lí thú là tên gọi các mường Lava cũng rất gần gũi với tên gọi 3 trong số 4 mường lớn của người Mường ở Hòa Bình là Thang, Vàng, Bi (chú ý sự tương ứng b/p/k/kh).

    16. Lúa, ruộng, cơm, gạo, cám, rau, thịt

    Cũng theo Diffloth [31] hngo (Proto Va-Lava=PWL)=ngo (Va)=go (Lava)=ló (Việt Trung Bộ)=lúa (Việt Bắc Bộ); keng (PWL)=kơng (Lava)=ruộng lúa nước, vùng đồng bằng, đất nước; rngko (PWL) = kao /gao (Lava)= gạo; kam=cám; ti=thịt, tau=rau. Theo Ratanakul [32] : kuen som aop (Lava)=con ăn cơm với kuen=con, som=cơm, aop=ăn.

    Có thể thấy: do sự tương ứng ng/g/n/l (ví dụ: ngáy/gáy, gái/nái) nên ngo=go=ló/lúa; keng /kung /kong có gốc krong/krung=sông và cũng tương ứng với ruộng (Việt) và roong (Mường), tương tự krong (Bana, Chăm)=kong (Hoa Nam cổ)=thông (Tày)=sông /kênh /mương tương ứng với từ kênh (rạch) trong tiếng Việt Nam Bộ. Ta lại nhớ đến một nhận xét của N.Từ Chi rằng “kiểu thủy lợi Nam Bộ (dựa theo chế độ thủy triều) ứng với (kiểu thủy lợi được) miêu tả trong “Thủy kinh chú” của người Lạc Việt” [33] . Không loại trừ do sự tương ứng r/l/d/t/th/s từ tồng (Thái)= đồng (Việt) cũng có gốc krong/rong. Cholthira [34] cũng cho biết cok (Lava)=cuốc (Việt).

    Như vậy, từ chỉ các phương tiện sống quan trọng nhất của người Lava cũng rất gần với các từ Việt.

    17. Các từ khác

    Một sự so sánh nhanh từ vựng Lava/Vaic [35] với tiếng Việt hiện đại (chủ yếu là tiếng Việt Bắc bộ) đã cho thấy khá nhiều sự gần gũi (nhất là ở các trạng từ, tính từ và động từ khá cơ bản) giữa hai ngôn ngữ đã cách biệt hàng ngàn năm với nhiều biến động này. Các từ Vaic/Lava (bên trái) trong nguyên văn được ghi bằng kí hiệu ngôn ngữ học sẽ được chuyển về chữ latinh thông thường. Các từ được chọn là những từ của nhóm khác nhau nhưng gần gũi nhất với tiếng Việt (bên phải).
    • Tính từ và trạng từ: ngom=ngon ngọt, song=đắng, soy=thối, nga=ngấy, saic=(cảm giác) se se, sak=sặc (sụa), snga/sanga=sạch, te/đê= (gần) kề, ngai=xa (ngái), hlong/long=(cao) lồng lộng /(cao) vống, thiơm=thấp, rau=sâu, ngeng=ngắn, cia=xa, sa ngai=(xa) ngái, (c)yong = (nhẹ) nhàng, ngoic=ngột=nóng, long=lạnh, ek/iak=ít, hoen/hoh/hun=hơn (nhiều), yit /et = út /ít, ra/ya=to/lớn, pu=(dày) bự, rga=gày, hril=(mỏng) dính, teo=(bé) teo, nok=no, dem /tem=tém=ngắn, thấp (tóc tém=tóc ngắn) ngieng=ngắn, lang=lằng (nhằng) =dài, ling /lơin=lâu, nok/kro=no, sau=đau, hlat=nhát, ntuk/duk=đui (mù), rang=(rõ) ràng, eit/oet=mệt, hnge=nghén=có mang, hoc/hait=hết, sin=chín, plang=trong (sáng), sngal = xanh, pang=trắng (bong), khuat/kut=khụ= (người) già, soh=khô, tom/sam=đăm=bên phải, jie=dễ, som=đêm (tối), ndơ=(đù) đờ (câm lặng), kle=lười, rwuy/rawuy=(tóc) rối, long=lạnh, soh =khô, nhac=nhả/nhớt (trong cơm nhả=cơm nhão=nhiều nước), taip=thường, o=nỏ (Nghệ Tĩnh) =không, gat=rất, nhơ=nhé/nhớ (Bắc Bộ)=nghe (Nam Bộ)= từ ở cuối câu chỉ sự nhấn mạnh (đi nhé, đi nghe), ư/ơ=ừ/ ờ=vâng /dạ, nih=nghỉ (đợi)...
    • Động từ: ot/aik=ở, mah=là, koe/kay/kuy/koi=có, se=sẽ (trước động từ chỉ hành động trong tương lai), eah/aih=ăn, yu/nyu/nyau=nhậu (uống), tuat/nduat=nuốt, pu/bu=bú (tí), rmo /lomo = mơ (mộng), ho/hu=đi=họ (hiện chỉ còn là từ dùng để giục trâu đi), luen/lun=lượn (đi, lại), coi=quay (đi), ngaom=ngồi, lau/lao=nói, kok/goug=gọi, ke=cãi, mong=mảng (tiếng Việt cổ =nghe), hnge/ngeht=nghe, meh=mến, mong=mong (đợi), kaya=cười, rak=rên, ngan =ngắm, yo=ngó (nhìn), len=(trông) nom, yep/yip=díp (nhắm mắt), hum/haim=tắm, sak=giặt quần áo, gen=găm (giữ), tuk=tóm (tay), vung=vung (ném), len=ném, dơih =đá, dac=đạp (dẫm hạt), ci=xía (chọc), cok=chọc, toh/ta=giã (gạo), jieng=giành (giật), hloh=lấy, poh=mở, nghih =nghiêng, chong=chống (đỡ), kok=gọi, hit/het=hít, hngap=ngáp, mok=mổ, ceh=xé, taic=đặt, tek=đè, yin=ấn, yok/yuak=nhấc, puk=bục, ngom=ngồi, glak=la (liếm), haic=gãi, hok=hơ (làm khô), mok=ho, thok=khạc (nhổ), hol=nôn (mửa), tut=tụt (kéo), lot=rút, sat=(xát) chải, sak=giặt (quần áo), puk/bơk =buộc, jeng=ràng (buộc)= khâu, kah=cởi, jung/chong= dựng/chống, hong=hong (thổi nấu xôi, cơm), tang/tain=đan, peng=bắn, dut =đứt, suet/saviat=(xoắn) xuýt, hlat=nhát/sợ, nghlat=(doạ) nạt, dap=đắp/lợp (đường/mái nhà), kut=cản, kiat=cắn, hui-ik=húc, roh=rú (sủa), way/vay=vay (mượn), ros/roh=(chọn) lựa, hsam/sum=chăm=trồng (cây), da/thia=tãi /thia lia, ream=rẫy (cỏ), pơ=nở (hoa), da=té (nước), so=đổ/xối (nước), pu/pun/peu=bay, mor=bò, gah/kah=(cho) gả, ceh=xé, mơn =mân (mê), klaie=quấy (đảo) ndah=đập, lih=lìa (rơi, đi khỏi), lah=(cắt) lát, haic=gãi, koic=cạo, soh=xới (cỏ), thơi=thắp (ngọn đèn), tuk=tắc (nghẽn), koic=cạo, bo=bỏ (thêm), tak=(tỉa) tót, baih=(được) bào (nhẵn), tok=tựa/giống...
    • Số từ: la/lay=hai, pon=bốn, lua/liah=sáu, satai/tai=tám, tim=chín...
    • Từ loại: ke/ka/kau/kai=cơ thể, từ loại chỉ người, động vật=con/cái /kẻ, plah=lá (loại từ cho các vật mỏng như lá cờ, lá bài).
    • Đại từ: no=nó, ma/me=má/mẹ, ba/pia/phia=ba (bố), me/mi/mai/ may=mi/mày, ta =ông /người già (Mường /Việt Bình Trị Thiên), meng/mouing=(vợ)= mình (trong cách gọi mình ơi), te=tê (Nghệ-Tĩnh)=( cái) kia=đi (từ cuối câu chỉ mệnh lệnh như ăn đi)...
    • Giới từ: ngraum/gruim=dưới, may/mai=mới=(cùng/với), seh=sệ (xuống)...
    • Danh từ chỉ bộ phận cơ thể: tai/tay=tay, kliak=nách, ngeune=ngón (tay), hna=nạ (mặt), mus/muh=mũi, spa/pa=má, kap=cằm, muang/moeng=miệng, tak/lak=lưỡi, ngok=cổ (gốc của từ ngóc cổ?), hak=da, wac/vaik=dạ (bụng), huk=tóc, siang=xương, hmaing/mem=móng (tay), hrang=răng, lmpan/mwa=vai, chuong/cuang=(chân) cẳng, nong=hông (eo), krong /kraung= (sống) lưng, tis/tơs /tơh=tí (=vú trong từ bú tí), viek=ruột...
    • Danh từ chỉ hệ thân tộc: ya=dạ/già (bà), kon/kun/kuan=con (cái), hsau/sou=cháu, o=chị cả (?), mlay/plia=(chàng) trai, ntoi=(trẻ) mồ côi...
    • Các sản phẩm văn hóa: king/kaung/kong=vùng, đồng bằng, ruộng lúa, kmme /lammi /rami=mía, nha/nya=nhà, sato=(lụa) là/sa, kra/kha=(đường) xá, klong/kraung=trống (kl=bl>tr), wic=(dao) nhíp, pleh/piao=lê (trong lưỡi lê)=cái lao, grai=chày, pol=cối, sa=cái (rổ) rá, tom=tấm (gỗ, bảng), mok=mũ, ntay/lai=(cái) váy, nge/ngai=ngày, nơm /num = năm, tang=chuồng (nơi nhốt súc vật), nting/teng=tường (vách), long=săng (quan tài), ramoit/ramaik=mồ/mả, hon=ống...
    • Các sản phẩm tự nhiên: maik=mây, sinum=sấm, rayong=cầu vồng, klong=sông, bing /mbơin =bùn, kte/kate=đất, nong/noung=rừng, doi=đồi (núi), mlong=(núi) non, rang/laang=hang, ka=cá, ktam=(cua) rạm, rich=(con) vích (rùa), so=chó, mok=bò, rok=cóc, sep=rết, tep=(bọ) chét, roy=(con) ruồi, ang=ong, mrung/maruin=rệp, si=chí (chấy), saơng= xởng (Mường) = thạnh (Nghệ-Tĩnh)=(con) rắn, rway/kawai=khái (Nghệ Tĩnh)= hổ, sim=chim, akou /sikau = chim bồ câu, lak/ak=quạ, kong=công, be/pe/le=dê, lik/lơic=lợn, klun/klơn=trăn, ryol = vượn, nga=ngà (voi), reng/rung=sừng, ti/to=thịt, ktom/tom=trứng, ko/kao/kau=cây, kak = cành, ple/plai=trái (quả), hla=lá, lo=vỏ (cây), kat=gai res/reh=rễ, bre/phre=(rừng) rú, khoi = củi (>khói), po=bó, bong=măng, phlo/phlu=trầu, phria/phrua=(cây) dừa, plong=tranh (lợp nhà), to=lỗ/tổ (nghĩa gốc là cái lỗ), sa=(buổi) sáng...


    Tạm kết luận

    Nguyễn Từ Chi [36] trong một bài nghiên cứu về Vua Chủ (An Dương Vương) từng viết: “Tài liệu hiện có chưa cho phép nói chắc rằng người “cởi trần...xưng vương” ở nước Âu Lạc, cùng cư dân dưới quyền ông (tức người Âu Việt và người Lạc Việt) thuộc khối tộc người nào...”

    Tuy nhiên, trong một bài giảng của mình [37] ông cũng viết:“tạm thời có thể kết luận”: trước Bắc thuộc có một cộng đồng người ở xa sông Hồng (có thể là Hán-Thái hay Tạng-Miến) đã đến vùng đầu tam giác châu (thổ sông Hồng), dựng nhà nước, xây thành Cổ Loa, người đứng đầu tự xưng là An Dương Vương [38] .

    Về người Lạc Việt, những bằng chứng nêu trên tuy chưa cho phép “nói chắc” nhưng cũng cho phép tạm kết luận nữa rằng: người Lạc Việt (tổ tiên trực tiếp của người Việt) thuộc về khối tộc người Lava cổ, là tộc người chủ thể bao gồm người Môn (là tổ tiên trực tiếp của người Mường) đã dựng nước Ya Yang/Nha Lang/Văn Lang ở vùng Bắc Bộ Việt Nam như một trung tâm của khối Lava-Môn-Khmer của khu vực Nam sông Dương Tử. Trong khi đó, cần nói thêm, tuy người Âu Việt thuộc về khối Thái (có thể coi như là một khối Malay cổ gần gũi và đã Hán -Tạng hóa hoặc như một khối Hán Tạng đã Malay hóa) nhưng trước khi lập nước Âu Lạc đã có sự hòa nhập nhất định với khối Lava -Môn ở Vân Nam, Quảng Tây và là tổ tiên trực tiếp của các tộc Thái Đen, Lào, Lự và cả một số nhóm Tày -Nùng hiện nay [39] .

    Đương nhiên, các điều tạm nói trên cần tiếp tục được chứng minh, nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là, trong việc xác định nguồn gốc tộc người, các tư liệu ngôn ngữ luôn có vai trò quyết định.


    [1]sdd, tr 252
    [2]Higham Charles.. The bronze Age of Southeast Asia . Cambridge Univesity Press. 1996, tr 217.
    [3]Stein Roft. Jardins en miniature d’extrême -Orient. BEFEO. XVII. 1937, tr 54,136; The world in miniature. Stanforf University Press. Califorrnia. 1990. Chú ý: trong nguyên văn viết ốc ngưu, theo trật tự từ tiếng Việt (?).
    [4]Taylor K.W. The birth of Vietnam . University of California Press. 1983.
    [5]Jumsai, sđd, tr 12, 20, 22
    [6]sđd: tr 32
    [7]Trần Quốc Vượng. Cổ Loa, truyền thuyết và lịch sử, trong Hùng Vương dựng nước, t 4, KHXH 1974
    [8]Bùi Văn Nguyên. Dã sử nói về An Dương Vương. KCH.No 2. 1978, tr 67.
    [9]Hà Văn Tấn. The citadel of Cổ Loa. Việt Nam News -Avril 4. 1999, tr 5.
    [10]Một ví dụ điển hình cho hiện tượng từ chỉ người chuyển thành các từ chỉ không gian sống của người là banua/panua/wanua/fenua/vanua... (các tộc Nam Đảo)=người /người bình dân /nhà/làng /thị trấn /thành phố /đất/đảo /lục địa /trời/thế giới /vũ trụ. Xem Benedict, Paul.K. 1975-Austro-Thai, Language and culture, with a glossary of roots. HRAF PRESS, tr 416. Waterson. Roxana. The living house-an antropology of architecture in South-East Asia . Singapo.1997, tr 92-3.
    [11]sđd, tr 149
    [12]sđd, tr 161
    [13]sđd, tr 254-6
    [14]sđd: 89, 105
    [15]sđd: 38
    [16]Maspero: sđd, tr 786
    [17]sđd, tr 389-401
    [18]sđd, tr 108
    [19]Hoàng Thị Châu. Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông. Thông báo khoa học Văn học-Ngôn ngữ. T.II. GD. 1966, tr 98.
    [20]sđd, tr 213
    [21]sđd, tr 9
    [22]Vương Anh (chủ biên): Mo Mường. VHDT. 1997, tr 1487.
    [23]Haudricourt A.G. 1991. Vị trí của tiếng Việt.... T/c Ngôn ngữ No1.
    [24]Dẫn theo Chamberlain. James.R. The origin of the Sek, implication for Tai and Vietnamese History. The International Conference on Tai Studies. Thailand . 1998, tr 9.
    [25]sđd:105
    [26]Nguyễn Văn Lợi. (đồng tác giả). Vị trí của tiếng Mảng. NN.No 3. 1998.
    [27]Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn.. Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Giáo dục. 1995
    [28]Maspero: sđd, tr 724
    [29]Các từ Lava lấy từ Diffloth. G. The Wa languages, Linguistics of the Tibeto-Burman area. 1980, tr 99, 131.
    [30]sđd, tr 13
    [31]sđd, tr 99, 124, 97, 100
    [32]sđd, tr 269
    [33]Nguyễn Từ Chi. Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người. VHTT. 1996 , tr 422.
    [34]sđd, tr 11
    [35]từ tư liệu của Diffloth và Ratanakul.
    [36]sđd, tr 168
    [37]sđd, tr 423
    [38]Từ Chi cũng đã có lần nhắc tới hiện tượng klu là từ chung chỉ loài rắn lớn có mào, được coi là vua nước - thế giới bên dưới của cả người Tây Tạng và Mường. Ta cũng đã thấy klo (Karen)=sông/trống đồng=klu (Chứt)=tên sông Cà Lồ/thành Cổ Loa và sự tương ứng mô hình Cổ Loa-Côn Lôn... Các nhân tố Thái-Hán-ạng-Miến trong việc dựng nước Âu Lạc, thành Âu Lạc chắc không chỉ có thế...
    [39]Thực ra, quan điểm coi Lạc Việt=Lão đã là quan điểm có từ lâu của các học giả Trung Quốc, Việt Nam như Trần Tu Hoà, Từ Tùng Thạch, Vưu Trung, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (theo Nguyễn Linh: Trở lại vấn đề nước Thục... trong Hùng Vương dựng nước, tr. 2, 1972, tr 194). Một khi Lava=Lao=Lão như đã thấy thì Lava=Lạc Việt chỉ là một hệ quả. Xét rộng hơn, tên gọi Lava có quan hệ nguồn gốc với nara (Skr)=người cũng như tên gọi các tộc Malava (Ấn Độ), Malaya, Java, Dayak, (To)raja (Indonesia); tên gọi Mon (Mường) có quan hệ cội nguồn với các tên gọi Munđa (Ấn Độ), Mian (Mianma), Môn, (Yu/Yao) Mien (Dao), Mong/Meo, Mian (quần đảo Banggai, Indonesia) đều có nghĩa đen=Người. Điều lí thú là tên gọi Lava/Lao/Va và Mon tương ứng với hai nửa tách ra từ Malava, Malaya và Yao Mien (ta đã biết tên Keo của người Việt có gốc Giao gắn với tên Giao Châu). Sử Trung Hoa gọi các tộc khác Hán vùng Lưỡng Quảng, Bắc Việt Nam, Vân Nam là Man Lão/Man/Lão, rất có thể là sự phiên âm tên tự gọi của họ là Malava/Mon/Lava/Lao. Ta cũng đã thấy chủ nhân của Dravati được học giả này coi là người Lava, học giả khác coi là người Môn. Rõ ràng, sự tách biệt Lava-Môn hay Việt-Mường đã diễn ra cùng với sự tách biệt tên tự gọi mang ý thức tộc người này.



      Hôm nay: 29/3/2024, 8:00 am