Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán”...  Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán”...  Flags_1



    Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán”...

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán”...  Empty Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán”...

    Bài gửi by Admin 21/1/2016, 11:35 am

    Cần xóa bỏ cách gọi “chữ Hán” và loại khỏi sinh hoạt văn hóa Việt Nam.
    Nguyễn Thiếu Dũng
    Nguồn https://www.facebook.com/dung.nguyenthieu/posts/747860805346147
    Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng diệt các nước đối thủ, thống nhất Trung Quốc, thi hành biện pháp đốt sách chôn sống nho sĩ, nhằm tận diệt các tư tưởng trái ngược với Pháp gia không cho văn hóa các tiểu quốc phát triển, hạn chế khả năng phục quốc của các nước đó; Tần Thủy Hoàng giết hết trai tráng của họ, tiêu chuẩn hóa trọng lượng, đo lường, luật pháp và chữ viết. Việc điển chế chữ viết sang kiểu viết Đại triện, Tiểu triện và Lệ thư là bước đầu nhà Tần muốn xóa sạch dấu tích cội nguồn của chữ viết này. Ban sơ chữ viết này thường gọi là “tự” nhưng khi có ngoại tộc tràn vào xâm chiếm Trung Quốc, như vào đời Nguyên, họ gán thêm từ Hán vào để định danh nhằm xác định quyền sở hữu, chữ của tộc Hán. Vào thời nhà Thanh Hán tự càng được gọi thường xuyên hơn để phân biệt với Mãn tự. Việt Nam tiêm nhiễm cách gọi này, mặc nhiên công nhận đó là thứ chữ của Trung Hoa còn ta thì học mượn viết nhờ. Đó là thời kỳ bị đánh tráo, ta bị cuốn hút theo quỹ đạo của đối phương vì không đủ thông tin, nhưng nay thì khác ta đã có đủ chứng lý để kết luận thứ chữ đó của người Việt sáng chế chứ không phải người Hán, chứng lý đó do chính đối phương cung cấp cho ta chứ ta không bịa đặt, không vơ càn.
    Trước hết, GS Chu, GS Li Yin người Hoa qua Di truyền học phát hiện: Loài người từ Phi Châu qua ngõ Nam Á đến Đông Nam Á rồi lên Đông Á sau qua Bắc Mỹ. Người phía Bắc Trung Hoa chỉ là hậu duệ của người Phương Nam di cư lên.
    Đây là tiền đề của mọi vấn đề, Phương Nam là gốc của phương Bắc, vậy ngôn ngữ phương Nam phải là gốc của ngôn ngữ phương Bắc. Thế nên dầu ngôn ngữ các nơi có biến đổi thế nào vẫn còn có chỗ đồng nguyên với nhau.
    Đã có nhiều người ra sức lăn đá lên núi cố thống kê và áp đặt tiếng Việt 70% có gốc từ tiếng Hán rồi đẻ ra từ Hán Việt quái đản hết sức ngược ngạo mà dân ta đã mỉa mai “sinh con rồi mới sinh cha”.
    Không hề có cái quái thai Hán -Việt vì cái gọi là Hán Việt đọc lên Tàu có hiểu đâu. Đó hoàn toàn là tiếng Việt, tiếng Việt là tiếng Việt, tiếng Hán là tiếng Hán không có con la Hán Việt, ta ưa nặng mà làm chuyện tào lao rất tai hại di họa cho biết bao thế hệ.
    Nói tiếng Việt 70% gốc Hán là nói chuyện lấy ngọn làm gốc, ta ở phương Nam họ ở phương Bắc, Bắc là hậu duệ của Nam, làm sao tiếng mẹ lại bắt chước tiếng con?
    Ta giữ gốc, họ nắm đầu ngọn nên tiếng họ dễ lung lay, dễ thay đổi. Họ bị chi phối bởi cái lưỡi của họ nên ta có cảm giác như họ nói ngọng, ta có 8 thanh họ chỉ có 4 thanh nên tiếng ta du dương tiếng họ lơ lớ, ta nói như chim hót như nước chảy như mây bay còn họ thì lên dốc xuống đèo. Thế thì ai bắt chước ai?
    Tiếng Việt là tiếng lưỡng tính có hai phần, một phần là tiếng thuần Việt, là tiếng mẹ đẻ, tiếng Âm thuộc Tiên Thiên Ngữ có tính cụ thể thuận cho việc diễn tả tình cảm, thơ ca; một phần là tiếng tân tạo có tính trừu tượng hợp với lãnh vực lý luận, triết học, do quý tộc và quan lại tạo ra để bổ sung cho sự khiếm khuyết của tiếng mẹ đẻ, đó là tiếng Dương thuộc Hậu Thiên Ngữ. Loại tiếng này khi truyền lên phương Bắc được người Hoa thu nhận tạo thành tiếng Hoa nên thay vì nói tiếng Việt gốc Hán phải nói tiếng Hán gốc Việt mới đúng với tiến trình lịch sử.
    Những trang đầu lịch sử Trung Quốc còn để lại nhiều ấn tích tiếng Việt như Hoàng đế Trung Quốc thì họ viết theo Hán thức là Hoàng đế, Hiên Viên đế. Hoàng đế gốc Việt thì viết theo Việt thức là Đế Chúc Dung, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ, Đế Khải, Đế Thái Khang.
    Tiếng Việt còn được sử dụng trong giao tiếp:
    – Những thuật ngữ trong Kinh Dịch : Diệc, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài đều là tiếng Việt
    -Trong Kinh Thi: cha thì gọi là bố“播” , mẹ thì gọi là mẹ“米”
    -Đôi khi nói tục : Kiệt tức là C…c, Trụ là Đ…ụ , Đắc Kỷ đọc theo phiên thiết là Đỉ.
    -Phạm Lãi có hiệu là Si Di Tử Bì (Sợ gì tử bể)
    Họ nói cận âm với tiếng Việt cho mãi đến đời Đường mới tách ra, Tiếng Bắc Kinh chịu ảnh hưởng Mông Cổ, Mãn Thanh biến đổi khác đi, các phương ngữ khác biến đổi theo vùng.
    Như chữ 望 lúc đầu ta đọc mong đời Đường họ vẫn đọc là mong khi ta đổi đọc vọng chỉ có Bắc Kinh đổi theo đọc wàng còn các phương ngữ khác như Quảng Châu, Mân Nam, Triều Châu, Thượng Hải, Tô Châu, Khách Gia vẫn giữ âm mong.
    Ai thưởng thức thơ Đường đều có thể cảm nhận chỉ có âm hưởng Việt là phù hợp nhất với vần và luật thơ Đường còn các phương ngữ khác của Trung Quốc đọc lên thế nào cũng có trục trặc.
    Khi cách đọc có gốc ở Việt thì tất nhiên chữ viết cũng là do người Việt tạo ra.
    Giáp Cốt được khắc trên mu rùa, mà rùa là giống sinh trưởng ở dưới sông Dương tử địa bàn cư trú của người Việt, đó là tài sản của người Việt được thu tập về Ân Khư để khảo cứu mà thôi.
    Mới đây nhóm Lạc Việt Quảng Tây đã trưng chứng cứ chữ do người Việt sáng chế, tiền thân của chữ Giáp cốt hiện diện đến nay đã 6.000 năm trước khi Trung Quốc thành hình mấy nghìn năm.
    Cũng giống như nếm vị mặn của một giọt nước biển ta thử khảo sát một chữ tiêu biểu thì cũng có thể suy ra toàn bộ khối chữ đó.
    Chữ Man 蠻 chữ Giáp Cốt
    Đây là tên của tộc Việt ở phương Nam, nhưng người Hoa gán cho nó một nghĩa miệt thị , lạc hậu kém khai hóa man rợ.
    Với nghĩa áp đặt này họ tự tố cáo họ không phải là người tạo ra chữ vì nếu cho là man rợ sao còn vẽ lên một bức tranh sinh động
    về tộc người này, đây là bài ca về một nền văn minh nông nghiệp, về người làm nông vác nông cụ ra đồng, hai tay cầm hai bó tơ chỉ sự trù phú, có ngôn ngữ riêng, có thờ totem thờ rồng. Chỉ có chủ nhân của chữ viết do mình tạo ra mới đủ tự hào gọi mình là Man và vẽ ra hình ảnh lộng lẫy như vậy. Cái nghĩa lạc hậu, man rợ chỉ nên dành cho tự điển tiếng Trung còn tự điển tiếng Việt không nên đưa vào để khỏi mắc bẫy của họ cũng khỏi mang tiếng a tòng
    Thế mà với chữ Bắc北 thì ngược lại, Bắc là nơi phát tích của người Hoa trái với Nam nơi họ muốn thống trị, họ tự hào là trung tâm thế giới, là văn minh; nhưng chữ Bắc thì được tạo với hình ảnh hai người đâu lưng lại kèn cựa nhau, đấy là lời miệt thị dân Bắc xấu tính, thích đánh nhau, ưa bạo lực hơn là giải quyết vấn đề trong hòa bình. Không lẽ họ sáng tạo chữ để tự bêu xấu mình.
    Lượt sơ như vậy để thấy rằng cái mà người Hoa gọi là Hán tự chỉ là hành động tiếm danh, đối lại ta phải thực hiện quyền chính danh gọi chữ đó là VIỆT TỰ.
    Giờ là thời đại độc lập tự chủ, ta còn lưu luyến gì cái căn tính nô lệ mà còn e dè không chôn đi hai từ “chữ Hán” và cái quái thai Hán-Việt đó.

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:49 pm