Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Vua Vũ nhà Hạ và hạt Ý dĩ . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Vua Vũ nhà Hạ và hạt Ý dĩ . Flags_1



    Vua Vũ nhà Hạ và hạt Ý dĩ .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Vua Vũ nhà Hạ và hạt Ý dĩ . Empty Vua Vũ nhà Hạ và hạt Ý dĩ .

    Bài gửi by Admin 7/8/2012, 10:48 am

    Vua Vũ nhà Hạ và hạt Ý dĩ .

    Nguồn : Anviettoancau .

    Vua Vũ là người sáng lập nhà Hạ, cha tên là Cổn.

    Nhà Hạ cai trị từ năm 2070 ttl – 1600 ttl. Vua Vũ được vua Thuấn truyền ngôi theo lối truyền hiền, vì vua Vũ có công trị thủy giúp dân an cư lạc nghiệp. Vũ mất, ngôi được truyền cho con là Khải, Khải mất, con là Thái Khang lên thay. Thái Khang hoang dâm không lo việc nước bị vua nước chư hầu Hữu Cùng là Hậu Nghệ cướp ngôi. Hữu Cùng có thể là nước Hùng (Hữu +Cùng =Hùng). Thái Khang chạy trốn ra nước ngoài, chết, để ngôi lại cho em là Trọng Khang. Trọng Khang chết con là Tướng nối ngôi, Tướng chạy đến nương nhờ nước Châm Tầm để mưu đồ phục quốc. Châm Tầm phải chăng là nước Chăm Tằm? Tầm cũng là tên riêng của huyện Cửu Giang (Giang Tây). Hậu nghệ sau khi cướp ngôi của Thái Khang lại bị Hàn Trác cướp ngôi. Hàn Trác đem binh giết Tướng. Con của Tướng là Thiếu Khang chạy đến nước Hữu Nhưng trú ẩn. Hữu Nhưng có lẽ là nước Hưng (hữu + nhưng = Hưng).Về sau Thiếu Khang diệt Hàn Trác trung hưng nhà Hạ. Thiếu Khang truyền đến đời thứ chín là Khổng Giáp, nước Hạ bắt đầu suy, thêm ba đời nữa đến Kiệt thì bị nhà Thương diệt.

    Theo Ngô Việt Xuân Thu, Vua Vũ con của Cổn là hậu duệ của Đế Chuyên Húc. Cổn lấy con gái nhà Tân thị tên là Hi. Nhiều năm dài bà này vẫn chưa có con đến khi lên núi Chỉ ăn được hạt ý dĩ mới hoài thai sinh Cao Mật. Cổn ở đất Thạch Nữu, Tây Khương (vùng Tứ Xuyên). Thời vua Nghiêu, Cổn được cử đi trị thủy nhưng không làm được việc bị vua Thuấn, người kế vị vua Nghiêu xử tử. Con của Cổn là Cao Mật (vua Vũ) thay Cổn tiếp tục hoàn thành công cuộc dở dang của cha.

    Bà Hi nuốt Ý Dĩ sinh con được xem như một phép lạ. Ở đây không bàn về cơ duyên thần thánh bà đã gặp, nhưng chỉ riêng chuyện này cũng có thể hé mở cho ta nhiều sự thực về tông tích của Vua Vũ, của nhà Hạ, triều đại đầu tiên theo sử Trung Quốc.

    Ý Dĩ là loại lương thực dùng làm thuốc, vị ngọt, tính hơi hàn, ích vị, kiện tỳ, bổ phế, lợi thủy, thanh nhiệt có thể trị được thấp khí, lãnh khí, nhưng là vị thuốc kỵ thai, đàn bà có mang không dùng được.

    Ý dĩ là loài thực vật nhiệt đới. Tương truyền Mã Viện khi đem quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã mang ý dĩ về Trung Quốc gây giống vì Mã Viện xem Ý dĩ là vị thần dược.

    Hai Bà Trưng chiến đấu kiên cường nhờ sự xả thân của các tướng cũng như quân sĩ làm chùn bước đoàn quân xâm lược của Mã Viện, nhưng có một mãnh tướng đã giúp bà tiêu diệt một nửa số quan binh của Mã Viện là tiết trời Giao Chỉ. Xứ ta là xứ viêm nhiệt, táo thấp nhiều mưa, quân Mã Viện không thích nghi với thổ ngơi chịu không nỗi sơn lam chướng khí nên gục ngã vì bệnh. Tài liệu Trung Quốc ghi “Kiến Vũ nhị thập niên, Tây nguyên 44 niên, Mã Viện ban sư khải toàn. Hồi trào chi hậu, tại thanh tra quân đội nhân số thời, tài phát hiện kỷ hồ hữu cận nhất bán đích quan binh vi chướng dịch nhi tử vong. Nhi đại đa số học giả nhận vi,đương thời đích chướng dịch chủ yếu thị chỉ thiên hoa”

    Kiến Vũ năm thứ 20 (năm 44 stl), Mã Viện kéo quân ca khúc khải hoàn về nước, đến khi kiểm tra quân số mới hay gần một nửa số quan binh tử vong chết vì bệnh dịch. Đa số các học giả cho rằng dịch bệnh thời đó chủ yếu là bệnh đậu mùa.

    Mã Viện biết ý dĩ chửa được thấp khí là vị thuốc bổ ích nên cho chở cả xe ý dĩ về theo xem như ngọc bảo, cũng vì chuyện này mà Mã Viện chết không được chôn, mất cả quan tước.

    Đến thời Mã Viện ý dĩ cây thuốc miền nhiệt đới vẫn còn được xem như châu báu thì trước đó hẳn là quý hiếm với Hoa Nam nói gì Hoa Bắc.

    Ý Dĩ không tốt cho người đang mang thai vì có thể dẫn đến trụy thai nếu uống nhiều, nhưng rất tốt cho người bị lãnh khí làm ứ trệ gây hiếm muộn, Bà Hi nhờ ăn Ý Dĩ nên trừ được khí lạnh, tử cung có được môi trường tốt ôn ấm dễ thụ thai và phép lạ đã cho bà hoài thai vua Vũ, ngoài việc này ra việc dùng ý dĩ cho thấy bà gắn bó nhiều với thổ nghi phương nam. Bà là người Nam, là người Việt. Lúc bấy giờ phía nam Trung Quốc thổ dân là dân Việt, họ nói tiếng Việt, viết chữ Việt (chữ vuông ngày nay).

    Con bà Hi nên vua Vũ mang trong mình dòng máu Việt, bà Hi đẻ khó phải mổ nên đặt tên cho vua Vũ là Cao Mật theo phiên thiết Cao + mật = Cật. Cật, tiếng Việt, là quả thận, trong chữ cật ruột để chỉ tình máu mủ ruột thịt.

    Sách Ngô Việt Xuân Thu nói là nhà của Vũ ở Tây Khương đất Thạch Nữu Tứ Xuyên. Vậy đất phát tích của nhà Hạ là Tứ Xuyên. Vua Vũ lại chọn Cối Kê (hội kế) để cùng các chư hầu bàn việc nước. Thời Xuân Thu, Cối kê thuộc đại phận nước Việt của Câu Tiễn, ngày nay thuộc quận Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Vua Vũ cũng mất tại nơi này, hiện nay còn để lại nhiều dấu tích tại nơi đây. Điều này cho thấy địa bàn chính của nhà Hạ chạy dọc theo Dương tử giang, ở mạn nam Trường giang từ núi ra tận biển. Vua Vũ thừa kế ngai vàng của Đế Thuấn, Đế Thuấn lại chết ở vùng Thương Ngô (Quảng Tây)

    Ngô Việt Xuân Thu có viết một câu đáng chú ý, Vũ “chu hành thiên hạ, quy hoàn Đại Việt”. Vũ sau khi đi tuần du thiên hạ quay về Đại Việt, lên núi Mao Sơn triệu tập chư hầu bốn phương bàn việc nước, đặt tên nước là Hạ ,rồi đổi tên Mao Sơn thành Cối Kê (Hội Kế) để kỷ niệm sự kiện này. Vậy cả vùng Ngô Việt từng được gọi là Đại Việt. Rõ ràng Vũ là người Việt, dân Hoa Nam là dân Việt, triều đại nhà Hạ, là triều đại của dân Việt. Đế Nghiêu ,Đế Thuấn cũng là Việt. Trung tâm nhà Hạ ở tại Hoa Nam chứ không phải là Trung Nguyên. Hoa Nam là vùng phát triển sớm hơn các vùng khác ở Trung Quốc nghĩa là một vùng rất văn minh chứ không phải là một vùng man di. Man chính là Mân chỉ vùng có nhiều rắn, lần lần người ta gán cho nó nghĩa mọi rợ. Sử sách Trung Hoa đã thay đổi diện mạo lịch sử, đảo lộn lịch sử, cải biên người Việt thành người Hoa, đất nước người Việt thành đất nước Trung Hoa, Sử Việt thành sử Hoa, và từ nhà Chu thế lực người phương Bắc ngày càng mạnh, họ dần dần qua thời gian thực hiện một cuộc thôn tính không tiền khoáng hậu, sáp nhập và đồng hóa Việt thành Hoa nhưng không xóa nỗi cốt lõi Việt của họ.

    Công lớn nhất của vua Vũ là trị thủy, nhưng vùng vua Vũ trị thủy không phải là Hoàng Hà, Trung Nguyên mà chính là khu vực sông Dương Tử. “Truyền thuyết kể rằng cách đây bốn ngàn năm, thần nước đã giận dữ và mở một cái lỗ lớn ở trên trời làm mưa đổ trút xuống như sông, làm ngập trái đất qua rất nhiều năm. Nước lũ khắp nơi, và ông Cổn, cha của Đại Vũ, được vua Thuấn triệu đến để khắc phục nước lũ.

    Ông Cổn đã lên Thiên Đình và ăn trộm một cái túi đựng đầy đất trên trời – được gọi là “tức nhưỡng” – nó sẽ lan rộng ra khi gặp gió thổi. Để chế ngự lũ, ông đã bỏ một ít tức nhưỡng lên trên nước và để gió thổi lên đó. Không lâu, đất lan rộng và biến thành một cái đập khổng lồ. Tuy nhiên, vì cái đập này được làm bằng đất, nên không thể ngăn được dòng nước trào dâng. Cuối cùng, đập bị vở và nước lũ càng trở nên khủng khiếp. Thất bại, ông Cổn đã bị vua Thuấn xử tử.

    Khi Đại Vũ lớn lên nhìn thấy người dân đau khổ khủng khiếp vì nước lũ, ông quyết định khắc phục nó. Đại Vũ phải bỏ ra 13 năm cố gắng chế ngự lũ. Trong những năm đó, ông đã đi ngang nhà của mình ba lần nhưng vì quá bận rộn nên ông không thể ghé lại.

    Đại Vũ đã đến núi Vũ Hán, trải dài hơn 800 dặm. Ông đã muốn cắt một con đường băng ngang qua núi để cho nước lũ thoát ra biển.

    Dao Cơ, người con gái thứ 23 của Tây Vương Mẫu là người có lòng tốt. Nàng khâm phục lòng quyết tâm của Đại Vũ và những sự đau khổ của con người trên đất liền làm nàng xúc động, vì thế nàng đã quyết định giúp đỡ Đại Vũ. Dao Cơ bảo Đại Vũ dùng lửa để khai mở núi Vũ Hán, và triệu bốn vị thần từ thiên đình xuống để giúp đỡ ông.

    Dao Cơ và các vị thần dùng thần thông đánh sét xuống núi. Sau 49 ngày, đá từ rắn chuyển sang mềm để thợ có thể tạo ra một đường dẫn băng ngang qua Vũ Hán cho nước lũ có thể thoát ra biển.

    Trong lúc khai mở Vũ Hán, Dao Cơ đã dùng hết năng lượng thần thông của mình nên không thể trở lại thiên đình. Vì thế nàng đã ở lại trần gian và biến thành một chóp đỉnh trên núi Vũ Hán, người ta đặt tên nó là “Thần Nữ Phong” Các tiên nữ đi cùng với Dao Cơ cũng biến thành những đỉnh và chóp núi khác nhau mà ngày nay được biết như là 12 đỉnh núi của Vũ Hán.(Theo Chanhkien.org)

    Theo đó,ta thấy công cuộc trị thủy của Đại Vũ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phồn vinh của khu vực Hoa Trung.

    Thời Đông Chu, Vũ Hán là đất trọng yếu về quân sự và kinh tế của nước Sở.

    Ngày nay, Vũ Hán, tỉnh lỵ của tỉnh Hồ Bắc, là thành phố quan trọng ở khu vực miền Trung Trung Quốc với diện tích 8467 ki-lô-mét vuông , nằm trên đồng bằng Trường Giang và sông Hán (Hán Thủy). Sông Trường Giang và Sông Hán gặp nhau tại đây , về địa lý mà nói đã tách Vũ Hán thành Vũ Xương ở phía Nam cùng Hán Khẩu và Hán Dương ở phía Bắc sông Trường Giang . Tên Vũ Xương có từ thời kỳ cuối Đông Hán và thời Tam Quốc , để giành giật Kinh Châu với Lưu Bị , Tôn Quyền đã dời Đô Thành từ Kiến Nghiệp tức Nam Kinh hiện nay đến Huyện Ngạc và đổi tên là Vũ Xương vào năm 221 công nguyên . Cội nguồn của tên Hán Dương gắn chặt với Hán Thủy , theo cổ ngữ "thủy Bắc vi Dương , sơn Nam vi Dương" , do Hán Dương thời xưa nằm về phía Bắc Hán Thủy và phía nam núi Quy Sơn cho nên được gọi là Hán Dương . Tuy Hán Khẩu có lịch sử không dài so với Vũ Xương và Hán Dương , nhưng lại có bước phát triển nhanh nhất , Hán Khẩu vốn có tên gọi là Giang Hạ , do sông Hán bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây là đường thủy thuận lợi lúc bấy giờ , các thương gia người Thiểm Tây ngồi thuyền từ sông Hán xuống buôn bán tại Giang Hạ , bắt đầu đổi Giang Hạ thành Hán Khẩu , có nghĩa là cửa ra vào của sông Hán.(theo Vietnamese.cri.cn).

    Hoàng Hạc Lâu Đài Cầm Cổ

    Hồ Bắc được gọi là tỉnh của các hồ vì nó có đến hàng ngàn các hồ lớn nhỏ.

    Vũ Hán nổi tiếng với đập Tam Hiệp và dãy núi Vũ Hán, lầu Hoàng Hạc, Đài Cầm Cổ tức Bá Nha đài.

    Thời Xuân Thu, nước Việt của Câu Tiển đóng đô tại Hàng Châu, nay là thủ phủ của tỉnh Chiết Giang nằm cách Thượng Hải 180km về phía Tây Bắc. Câu Tiễn là hậu duệ của vua Vũ, hậu duệ là người (chủng) Việt thì tổ tiên không phải là người (chủng) Việt sao!

    Nhà Hạ thành danh ở nam Trường Giang, đế nghiệp được xây lên từ đó, về sau tiến lên phía bắc mới dời đô đến Hà Nam. Con cháu nhà Hạ có dòng còn lấy họ Nam như để tưởng nhớ nguồn cội của mình. Vua cuối cùng của nhà Hạ là Kiệt, sách sử Trung Hoa đều chú giải Kiệt là vị vua hung bạo chứ không giải thích được Kiệt có nghĩa là gì. Sự thật Kiệt là tiếng chửi tục của nhân dân oán hận kẻ dâm ác hại nước hại dân, tiếng tục đó là tiếng Việt, dân Hạ là dân Việt họ dùng tiếng gọi bộ phận sinh dục nam c… để mắng tên bạo chúa. Vì dân nhà Hạ là dân Việt nên phải đọc Kiệt theo âm Việt là c.c mới hiểu được nghĩa của nó.

    Theo sách “Quốc tế Bách Việt văn hóa nghiên cứu” (Trung Quốc xã hội khoa học xuất bản xã-1994) các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đã xác nhận: “ngã môn tương bả tiên xưng chức vị thân phận hậu xưng cụ thể nhân danh như “ Đế Nghiêu”chi loại giả xưng vi “Việt thức xưng vị”; phản chi, tiên xưng cụ thể nhân danh hậu xưng chức vị thân phận như “Hoàng đế” chi loại giả, tắc xưng chi vi “Hán thức xưng vị”. Đại lượng đích cổ tịch hiển thị; Viễn cổ cập Tiên Tần thời đại, “Việt thức xưng vị” chiếm cứ chủ đạo địa vị” (tr.39, 40).(Từ thời Viễn cổ cho đến Tiên Tần, cách xưng vị theo lối Việt, gọi chức vụ trước rồi mới đến tên như gọi “Đế Nghiêu” chiếm địa vị chủ đạo hơn là cách xưng vị theo lối Hán, trước gọi tên rồi sau mới nói đến chức vụ, thân phận ví như “ Hoàng đế”).

    Sách Thượng Thư, thiên “Nghiêu Điển” gọi Đế Vũ, hoặc “Đại Vũ mô” xưng Đại Vũ đều là gọi theo cách của người Việt.

    Nói cho cùng, Nhà Hạ là triều đại của dân thuộc chủng Việt, không phải của chủng Hoa. Chủng Hoa hồi đó chưa đi quá Trung Nguyên, chưa vượt qua Hoàng Hà làm thế nào cai trị vùng đất mà cả ngàn năm sau họ mới đặt chân đến.

      Hôm nay: 19/4/2024, 2:29 pm