Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Từ thái bá nước Ngô đến câu Tiễn nước Việt . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Từ thái bá nước Ngô đến câu Tiễn nước Việt . Flags_1



    Từ thái bá nước Ngô đến câu Tiễn nước Việt .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Từ thái bá nước Ngô đến câu Tiễn nước Việt . Empty Từ thái bá nước Ngô đến câu Tiễn nước Việt .

    Bài gửi by Admin 7/8/2012, 11:18 am

    Từ thái bá nước Ngô đến câu Tiễn nước Việt .
    Nguồn : anviettoancau

    Thái Bá là con trưởng của Chu Thái Vương (dòng dõi Hậu Tắc).Hậu Tắc là con bà Khương Nguyên ,nguyên phi của Đế Khốc,một trong Ngũ Đế ( họ Cao Tân) .Một hôm bà đi du ngoạn ngoài đồng thấy dấu chân người rất lớn liền ướm thử thấy rúng động trong người,sau đó có thai,sinh Hậu Tắc,nhưng bà sợ quá đem vất bỏ nhiều lần,Hậu Tắc vẫn sống,bà cho là thần nhân bèn đem về nuôi dưỡng đặt tên là Khí.Khí lớn lên giỏi về nghề nông,nhờ ông dân chúng thoát nạn đói nên họ tôn ông là Nông Sư,ông lấy hiệu là Hậu Tắc , họ Cơ.

    Đến đời thứ tám cháu là Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây).Thái Vương ở đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên bỏ đất Bân,vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn,thu phục nhân tâm,dần dần phát triển thành một chư hầu có thế lực rất mạnh của nhà Thương.Thái Vương có ba người con,trưởng là Thái Bá,thứ là Trọng Ung,con út là Quý Lịch.Nhiều sách nói không biết Thái bá tên là gì,nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh,thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá),hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung),người út tên là Lịch (Quý Lịch).Còn một thuyết nói rằng Bá là tước được phong,ông được phong ở nước Ngô nên thường gọi là Ngô Thái Bá.

    Quý Lịch có người con là Cơ Xương,thông minh lanh lợi,Thái Vương đặt nhiều kỳ vọng vào Cơ Xương,muốn cháu nối ngôi phát huy cơ nghiệp do đó có ý định truyền ngôi cho Quý Lịch,Thái bá và Trọng Ung biết ý cha,lấy cớ đi hái thuốc vào ở đất Kinh Man cắt tóc ngắn,vẽ mình như người bản địa (người Vietj) không về đất Kỳ Sơn.Cơ Xương được truyền ngôi ;về sau, cùng con là Cơ Phát diệt nhà Ân (Thương) lập nên nhà Chu,tức Chu Văn Vương.

    Thái Bá lấy hiệu là Câu ngô.Có người hỏi sao lại lấy hiệu là Câu Ngô,Thái Bá nói mình là con Trưởng nhưng bị tuyệt tự nên lấy hiệu là Câu ngô,ông còn nhấn mạnh đó là hiệu chứ không phải là tên đất (theo Ngô Việt Xuân Thu)

    (
    太伯曰:吾以伯长居国,绝嗣者也,其当有封者,吴仲也。故自号勾吴,非其方乎).

    Ở Kinh Man,Thái Bá được nhiều người ủng hộ ,họ theo ông rất đông,lâu dần dân càng ngày càng giàu có,bấy giờ nước Ân đã suy,loạn lạc nổi lên khắp nơi,để phòng vệ Thái Bá phải cho đắp thành quách,từ đó vùng đó mới có tên là Ngô.

    Sách Tập Giải của Tống Trung nói “Câu Ngô là địa danh nơi Thái Bá đến ở lúc ban đầu”. Theo Sách Ẩn thì Kinh là tên cũ của Sở,Man là Mân,tên dân Di ở miền Nam,Man cũng xưng là Việt.Đất của Sở Việt gọi là Kinh Man.Địa danh Ngô mới có từ Thái Bá trước đó chưa có (tham khảo Sử Ký Tư Mã Thiên-Ngô Thái Bá thế gia).

    Thái Bá mất,không có con nối dòng nên em là Trọng Ung thay cai trị đất Ngô gọi là Ngô Trọng Ung.

    Đến đây ta có thể thông cảm với Thái Bá về nỗi buồn và nỗi hận của ông:tuyệt tự.Ông thấy mình có lỗi nên mới lấy hiệu là Câu Ngô.Tìm trong Từ Điển Trung Hoa,Câu Ngô không có nghĩa,vậy Câu Ngô là gì? Tại sao Thái Bá lại lấy hiệu là Câu Ngô.Trả lời câu hỏi này không khó nếu ta thấu hiểu tâm sự của Thái Bá,thật ra Câu ngô chỉ là từ phiên thiết : câu+ngô=cô =
    ().Cô là có tội,vô cô là không có tội.Như vậy Thái Bá tự hiệu là Cô vì ông cảm thấy mình có tội với tổ tông,tội tuyệt tự,không con để nối dõi.Thái Bá đến ở đất Kinh Man,Thái Bá là người Hoa không đồng tông,đồng tộc với người bản địa,họ là người Việt,phong tục khác nhau,để hòa mình ông phải cắt tóc ngắn,vẽ mình,tiếng nói cũng khác nên phải có thông ngôn.Ông lấy hiệu là Cô để tự răn mình,trách mình,muốn cho người bản xứ đọc được phải chỉ cho họ cách đọc âm Cô,không gì hơn là phải dùng lối phiên thiết Câu Ngô = Cô (ngâu) = Cô.Khi Thái Bá lập nước,gọi là nước của ông Cô,tức ông Câu Ngô rồi biến thành nước Ngô.Thông lệ của người xưa tên đất hay tên nước chỉ có một chữ: Hạ,Thương,Chu,Tần ,Tề ,Yên,Lỗ ,Sở …Ngô hay Việt cũng vậy.

    Việt Vương Câu Tiễn là dòng dõi vua Vũ nhà Hạ,tổ tiên Câu Tiễn là con thứ của vua Thiếu Khang được phong ở đất Cối Kê để lo việc phụng thờ vua Vũ,truyền đến Câu Tiễn là đời thứ 21.

    Năm 496 ttl,cha của Câu Tiễn là Doãn Thường chết,Vua nước Ngô là Hạp Lư nhân nước Việt có tang bèn đem quân đánh Việt.Quân Ngô bị Câu Tiễn đánh bại,Hạp Lư bị trúng tên tử thương.Trước khi chết Hạp Lư dặn con là Phù Sai phải trả thù.Ba năm sau Phù Sai đánh bại Câu Tiễn.Câu Tiễn xin hàng đem vợ con chịu là nô lệ cho Phù Sai để được toàn mạng.Câu Tiễn đem vàng bạc châu báu lót cho Thái Tể nước Ngô là Bá Hi xin Phù Sai tha cho về nước.Suốt bảy năm Câu Tiễn nằm gai nếm mật,chỉnh đốn binh lương chờ ngày phục hận.Đến khi Ngô muốn bành trướng thế lực lên phương Bắc,đem quân đánh Tề.Câu Tiễn nhân nước Ngô chủ quan không phòng bị liền đem quân đánh chiếm,giết Thái Tử nước Ngô,Phù Sai tuy thắng Tề quay về cứu Ngô nhưng không còn kịp nữa,quân Ngô thất bại,Phù Sai phải tự sát.Ngô bị Việt tiêu diệt.

    Câu Tiễn là người có nghi lực,biết nhẫn nhục.Tư mã Thiên đã viết về Câu Tiễn:”Sau khi nước Ngô đã tha tội cho nước Việt,vua Việt Câu Tiễn trở về nước,khổ mình nhọc sức,đặt mật ở chỗ ngồi,khi ngồi hay khi nằm đều nhìn mật,khi uống hay khi ăn đều nếm mật.Câu Tiễn nói:”mày quên cái nhục ở Cối Kê rồi hay sao?”.Câu Tiễn tự mình lo cày bừa,vợ lo dệt vải,ăn uống không thèm thịt,mặc không hai màu,khiêm tốn đối với người hiền,hậu đãi tân khách,cứu giúp người nghèo,thăm viếng người chết,cùng chịu khó nhọc với trăm họ”.(Bản dịch của Phan Ngọc, tr.255)

    Cuộc đời làm vua của Câu Tiễn trãi qua nhiều sóng gió,gian nan,có thể nói Câu Tiễn là “Vua tai ách”,”vua kiển nạn”.Kinh Dịch có quẻ Kiển,qua quẻ này ta có thể thấy phảng phất bóng hình Câu Tiễn.Hào Cửu Ngũ quẻ Kiển nói “Đại kiển bằng lai”.Cửu ngũ tượng trưng cho vua,vua gặp nạn lớn (đại kiển).Có cái nạn nào lớn hơn nạn mất nước như nước Việt bị nước Ngô thôn tính,Câu Tiễn phải đem thân làm nô lệ,vợ chịu làm thê thiếp cho Phù Sai.Vua gặp nạn nhưng có nhiều công thần hết lòng phù tá (bằng lai =bạn bè đến cứu giúp) như Phạm Lãi,Văn Chủng hết lòng bày mưu tính kế giúp cho Câu Tiễn diệt Ngô trả được nỗi nhục mất nước ngày trước.Trình Di trong Chu Dịch Trình Thị Truyện từng nói :”khó khăn của thiên hạ há dễ khắc phục được sao!không phải thánh hiền không làm nổi”.Tên Câu Tiễn không có nghĩa nhưng ta có thể nghiệm ra rằng đây chỉ là từ phiên thiết Câu + Tiễn = Kiển,nếu đúng như vậy thì Việt Vương Câu Tiễn là Việt Vương Kiển,Kiển là thụy của vua,để ca ngợi ông vua bị kiển nạn (khốn ách) và đã vượt qua thời Tế Kiển mà Dịch Truyện đã phải tán thán “Đại hỉ thay”.

    Câu Ngô,Câu Tiễn chỉ là cách phiên thiết để đọc âm Cô và Kiển.

    Câu ngô = C+ô =Cô ngâu =Cô

    Câu tiễn = C+iễn = Ciễn tâu = Kiển

    Phiên thiết là phương pháp ghi chú cách đọc một chữ bằng cách ghép âm của hai chữ khác theo lệ lấy phụ âm đầu của chữ trước ghép với vần của chữ sau

    Từ Vị (
    辭彙) của Lục Sư Thành (陸師成) định nghĩa "phiên thiết" như sau:

    用兩個字標注字音:以上字之聲和下字之韻切成一音

    Dùng hai chữ nếu chú âm một chữ. Lấy thanh (phụ âm đầu) và vận (vần) của chữ dưới mài cọ thành một âm.

    Phiên thiết
    còn viết là (反切) mà chữ phiên () có âm đọc khác là phản nghĩa là lật lại,nhưng người Trung Quốc không chú trọng nghĩa phiên là phản là lật lại này,chỉ có người Việt Nam là định đúng nghĩa của phiên thiết :

    Hán Việt từ điển (
    漢越詞典) của Đào Duy Anh định nghĩa "phiên thiết" như sau:

    Đem hai tiếng nói lái lại với nhau thành một tiếng khác. Ví dụ: Ha với Cam thành Ham.

    Sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt của Nguyễn Tài Cẩn (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1979), trang 109 viết:

    Phiên thiết – nếu nói một cách nôm na – thì có thể định nghĩa là cách dùng hai chữ nói lái lại, để tìm ra cách đọc của chữ thứ ba. Ta hãy trở lại ví dụ: đông = đô tông thiết. Rõ ràng là dùng hai chữ Đô và chữ Tông nói lái lại, thì sẽ tìm ra được cách đọc của Đông. Bởi vì Đông bao gồm phụ âm Đ của chữ Đô cộng với vần Ông của chữ Tông: Đông = Đ(ô) + (T)ông. (các dẫn chứng đều lấy từ nguồn wikipedia).

    Nói lái là đặc tính độc đáo của tiếng Việt nhất là tính phản biện,tính phủ định nghĩa của chữ dùng để nói lái như “chính phủ” lái lại là “chú phỉnh”, “ đấu tranh” lái lại là “đánh trâu”, “bái vãn” lái lại là “bán vãi”.Các ví dụ trên còn cho thấy đặc tính khác của nói lái thường thay đổi âm Hán Việt thành thuần Việt.Nói lái cũng phản ánh được tính âm dương của Kinh Dịch,bộ kỳ thư của người Việt đã được truyền bá sang Trung Quốc hơn 2500 năm trước và đã thành quốc bảo của người Trung Hoa.Lật trái của dương là âm,lật trái của Càn là Khôn…

    Vậy phải chăng phiên thiết là do người Việt đặt ra để đọc chữ tượng hình cũng do người Việt sáng chế?



      Hôm nay: 29/3/2024, 3:26 pm