Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lẩn thẩn ... Da luật thiết ...giặc  . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Lẩn thẩn ... Da luật thiết ...giặc  . Flags_1



    Lẩn thẩn ... Da luật thiết ...giặc .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lẩn thẩn ... Da luật thiết ...giặc  . Empty Lẩn thẩn ... Da luật thiết ...giặc .

    Bài gửi by Admin 8/6/2012, 5:26 pm

    Lẩn thẩn ... Da luật thiết ...giặc .


    Nhà Liêu 907-1125, đôi khi còn được biết đến như là Vương quốc hay Đế chế của người Khiết Đan gốc Mông Cổ, do dòng họ Da Luật thành lập trong những năm cuối của nhà Đường, mặc dù Liêu Thái Tổ Da Luật A Bảo Cơ không công bố niên hiệu cho tới tận năm 916. Người chính thức bắt đầu đế chế Khiết Đan, hoàng đế Da Luật Đức Quang chính thức đặt quốc hiệu Đại Liêu vào ngày 1 tháng 2 âm lịch (tức ngày 1 tháng 3 dương lịch) năm 947 khi ông đổi niên hiệu thành Đại Đồng.

    .....

    Nhà Liêu bị nhà Kim thôn tính năm 1125. Tuy nhiên, con cháu của nhà Liêu do Da Luật Đại Thạch dẫn đầu đã chạy về phía tây để thành lập nhà Tây Liêu 1125 - 1220 .

    (Trích đoạn trang wiki – internet).

    ‘Quốc – gia’ là từ kép Hán Việt gồm 2 thành tố Quốc là nước , tên nước tức quốc hiệu giúp phân biệt nước này với nước khác , guồng máy chính quyền trong 1 giai đoạn nào đó do 1 nguyên thủ quốc gia cầm đầu thì gọi là gia hay nhà cũng gọi là ‘triều đại’ , 1 triều đại hay ‘gia’ có thể có nhiều đời vua mà cũng có thể chỉ có 1 vua duy nhất , trong lịch sử Trung quốc phải mãi tới năm 1911 ông Tôn tung Sơn mới phân biệt rõ mà đặt tên ‘quốc - gia’ là ‘Trung hoa dân quốc’ với ý nghĩa ...nước tên Trung hoa còn ‘gia’tức người nắm chủ quyền quốc gia là nhân dân không phải của ông hoàng bà chúa nào nữa cả . Lịch sử Việt phân biệt 2 thành tố rất rõ ràng ...như nước Đại Việt , nước Vạn xuân , nhà lý nhà Lê nhà Nguyễn .v.v. trong khi sử sách Trung quốc thời vua chúa còn ...hầm bà lằng ...‘quốc’ cũng là ‘gia’ , gia cũng là quốc , Hán quốc cũng là Hán triều , triều ‘đại’ Đường cũng là nước ‘đại’ Đường và có khi họ lấy tên vùng đất ‘gốc’ của hoàng đế làm tên ‘quốc – gia’ chẳng liên quan gì đến dòng giống của vua không như sử Việt danh xưng triều đại chính là họ của vua ..., cách làm này của giới sử học Trung quốc đã ‘giúp đỡ’ rất nhiều cho việc “lập lờ đánh lận con Đen”... nếu họ viết ...nước Trung hoa , nước Hán , nước Liêu ,nước Mông cổ .v.v. thì thấy ngay đấy là những cộng đồng khác nhau còn nhập nhằng ....Đường triều , Hán Triều , Nguyên triều thì cứ y như là các ‘nhà’ nối tiếp xuyên suốt của 1 dòng lịch sử duy nhất vậy , người đọc sử Tàu không ‘nhìn’ kỹ là ‘lầm’ ngay một khi ăn gian nói dối đã nâng lên tới hàng nghệ thuật ...

    Nhà Liêu ...là ‘nhà’ của ‘nước’ nào ? , không nói rõ ràng ...tộc Liêu , nước Liêu , cộng đồng có tổ chức của người Liêu .v.v. rất dễ hiểu lầm ....hay nhà Liêu là 1 triều đại của Trung Hoa ?.

    .... đôi khi còn được biết đến như là Vương quốc hay Đế chế của người Khiết Đan gốc Mông Cổ,...

    Dùng kính chiếu yêu mà quyét thì lại ...lôi thôi nữa , Khiết Đan là danh từ riêng tên người hay tên nước ? Khiết đan nghĩa là gì ? , không lẽ đấy là danh xưng vô nghĩa ?.

    Khiết đan chỉ là lối chơi chữ ...lấy phiên thiết thay cho từ gốc : Khiết đan hay Khất đan - Khế đan thiết âm là Khan , Khan là từ tiếng Mông cổ nghĩa là ‘chúa trùm’, dịch sang Việt ngữ thì ‘nước Khiết đan’ tức nước của ‘Khan’ chỉ nghĩa là ‘vương quốc’ , đấy không phải là tên tuổi gì của ai mà là từ chung chung không chỉ đích xác 1 thực thể nào cả và không thể viết là ‘người Khiết Đan’ vì gọi như thế hiểu là ‘người của chúa trùm’ nghĩa là làm sao ?, có ai gọi là ‘vương nhân’ hay ‘hoàng nhân’ bao giờ ?.

    Sử gia Trung quốc đã dày công tạo ra 1 lịch sử ...lung linh huyền ảo , càng phân tích cặn kẽ... càng mất phương hướng chẳng hiểu gì nữa cả .

    Viết : ‘người Khiết đan gốc Mông cổ’ là tào lao thiên địa ..., Khiết đan có mặt trên cõi đời này năm 907 thì đã làm gì có từ ‘Mông cổ’ mà gốc với gác ?. Thôi thì cứ tạm hiểu ngầm ...Khiết đan có gốc là giống người sau gọi là Mông cổ để thông suốt ....

    Tới nay chắc chẳng có ai nghĩ .... ‘Mông cổ’ là 2 từ Việt chính tông . Theo Dịch học thì phương Bắc ngày nay về ngũ sắc là màu đen ‘mông’ là biến âm của ‘mun’ nghĩa là màu đen chỉ sự mờ tối , cổ biến âm của Cả nghĩa là người cầm đầu - thủ lãnh ...từ kép ‘Mông cổ’ đồng nghĩa với ‘nam vương - nam chúa’ cũng là ‘man vương - man chúa’ vì người Tàu thường dùng đi đôi là Nam - man ..., khi viết nước Mông cổ là ý nói đấy là nước của Man vương ...thế thôi , từ ‘công thức’ này suy ra ‘Liêu – Lưu ’ chỉ là ‘hóa trang’ của Lu , là từ Việt ngữ phản nghĩa của tỏ – rõ ...

    Mông cổ là tên người Trung hoa gọi nước rợ ở về phương màu đen tức Nam man xưa ; nay bắc – nam đã lộn ngược phương màu đen thành phương Bắc , Man biến thành Hồ (ngũ Hồ) , thực ra khi chiếm Trung hoa họ chưa có tên nước chỉ gọi đại là Hãn quốc tức nước của hãn - khan (khan nghĩa là chúa) , Thái tổ của họ viết bằng Hán văn là Thành cát tư hãn thực ra ông ta xưng là Thát Khan nghĩa là chúa của người Thát (thành cát thiết thát) đâu có phải tên tuổi gì , về cái tên triều Nguyên của nước Trung hoa có lẽ cũng chỉ mấy ông viết sử Trung quốc xài thôi , Quý Do Hãn (Güyük Khan) trong thư gửi cho giáo hoàng La mã Innocent IV xưng là Đại hãn của mông cổ quốc chứ có thấy chữ hoàng đế và Nguyên nguyễn nào đâu ?.

    Nước Liêu đích xác về nghĩa là ...Man quốc hay Mun quốc ý chỉ 1 nước ở phương - đen – mờ – lu tức phương bắc ngày nay . Nước Liêu do dòng họ ‘Gia luật’ dựng nên ...làm gì có họ Da luật ....?

    Da luật thiết giặc ...

    Giờ mới vỡ lẽ ....đoạn ...nước Liêu của họ Gia luật nghĩa đích xác ... là ‘Lu quốc - Man quốc’ là nước của ‘giặc’.

    ... Liêu Thái Tổ Da Luật A Bảo Cơ không công bố niên hiệu cho tới tận năm 916.

    Da luật là giặc , Cơ hay cô nghĩa là chúa hay bậc trên đúng với nghĩa từ ‘cô – thày ’ trong tiếng Việt . Cả cụm từ thoạt nhìn cứ tưởng là phiêm âm tiếng Mông cổ nào ai dám nghĩ đến : Liêu thái tổ - Da luật A bảo cơ được sử Trung hoa gọi là : ‘chúa giặc A Bảo’ .

    .... Người chính thức bắt đầu đế chế Khiết Đan là hoàng đế Da Luật Đức Quang...

    Sử thuyết Hùng Việt đã nhiều lần nói đến công thức tráo chữ đổi nghĩa của đám ‘cạo sử gia’ ... họ luôn đổi chữ ‘quan’ nghĩa là ‘nom – nhìn’ trong cổ thư Trung hoa thành ‘quang’ nhằm che dấu thông tin địa lý chứa trong tên gọi , phương Nom cũng là phương Nam xưa còn gọi là ‘Quan phương’ . Tương tự như Quang vũ thực ra là quan vũ nghĩa là ‘vua phía Nam’ , Đức là biến âm của đế tức vua – chúa nên cụm từ ‘Da luật đức quang’ người khai sinh ra nước Đại Liêu của sử Trung quốc mang nghĩa đích xác là ... ‘chúa giặc Nam man’ mà thôi .

    Thời sau cùng của nước Liêu .

    ...Nhà Liêu bị nước Kim thôn tính năm 1125. Tuy nhiên, con cháu của nhà Liêu do Da Luật Đại Thạch dẫn đầu chạy về phía tây để thành lập nhà Tây Liêu 1125-1220 ....

    Từ Đại Thạch nghe lạ qúa nhưng với nhãn quan Dịch học thì Thạch – Thổ , đất đá là vật liệu tiêu biểu cho phía tây không đổi , tính chất cứng rắn của nó đối phản với phía đông sống động tượng trưng bởi Mộc – cây là thực vật có đời sống tức có sự biến đổi có sinh có diệt , tiếng ta dễ hiểu là bên gỗ – bên đá , gỗ đàng Đông đá đàng Tây ví dụ như nước Thổ phiên nghĩa là nước phên dậu phía tây của Trung quốc vậy .

    Nói :Thổ –thạch đẩt – đá như thế cũng là khẳng định hành Thổ là hành trấn phía tây của Ngũ hành không phải là hành trung tâm , trong 12 con Giáp chỗ ấy là chỗ của con thỏ – thố ...vậy chẳng hóa ra là ‘loạn ngũ hành’ sao ?...nhưng đó lại là điều khó mà bác bỏ .(xin đọc Dịch học Hùng Việt).

    Trong danh xưng ‘Da luật đại Thạch’ thì Đại chỉ là mỹ từ thêm vào cho ‘oai’ , nghĩa của cả cụm từ là : ‘giặc đàng tây’ ứng với tây Liêu ...thế thôi .

    Đại Liêu hay Lu là cả 1 đế quốc hùng mạnh làm chủ vùng mênh mông bắc Hoàng hà hơn trăm năm , đền và tháp Liêu thì còn đấy vậy mà người Liêu tuyệt tích 1 cách bí ẩn không có cả tên trong các dân tộc của Trung quốc ngày nay .

    Xin bật mí ...Liêu cũng là Khiết đan .

    Khiết đan thiết Khan , ngoài ra Khan cũng là Khả hãn , Hãn ↔ Hán .

    Liêu - Hán là 1 giống , kinh Thư gọi là người Nhung , khi Quan vũ (Quang vũ) nghĩa là vua phía Nam nổi lên làm chủ thiên hạ xưng là Hãn – Hán thì Trung quốc có người Hán , thời thế đổi thay quan quyền qúy tộc của họ bị người Trung hoa quyét về phía bắc trường thành (chắc dân cũng còn người ở lại) , gần ngàn năm sau họ quật cường chiếm lại Hoa bắc xưng là Khiết đan – Liêu ; Hán – Liêu chỉ là 2 danh xưng của 1 giống người ở 2 giai đoạn lịch sử .

    Đại Liêu chính là Đại Hán đấy ... họ đâu có biến đi đâu mà ngược lại đang chễm chệ ngồi trên ghế... chủ nhân của Trung quốc ngày nay ... tại cái ...Da luật thiết giặc chép lỡ trong chính sử...nên không thèm xài tên Liêu – Lu gốc ‘man’ nữa thôi ; giả dạng Trung hoa ‘oách’ hơn nhiều ...ngu gì nhận mình là con cháu Da luật - giặc ...để ‘Thiên hạ’ coi thường ...

    Có biết đâu là ...Hán còn chỉ rõ hơn cái gốc gác...Hán - đại hãn – khan – Khiết đan .... ‘Man’ chính gốc .


      Hôm nay: 19/4/2024, 11:23 am