Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò Flags_1



    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò Empty Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò

    Bài gửi by Admin 1/6/2012, 9:24 am

    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò .

    Bách Việt trùng cửu . nguồn : http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/255611/index

    Truyện thơ Nôm Tống Trân – Cúc Hoa là câu chuyện được lưu truyền rộng rãi trong dân gian người Việt. Tống Trân không chỉ là nhân vật trong truyện mà được cho là có thật, quê ở xã An Cầu, huyện Phù Cừ, Hưng Yên. Nay ở xã An Cầu còn đền thờ Tống trạng nguyên, bên dòng sông Luộc xanh mát.


    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò Bantho-2

    Điện thờ Lưỡng quốc trạng nguyên trong đền Tống Trân ở An Cầu - Phù Cừ - Hưng Yên

    Nếu theo những gì lưu truyền trong truyện và thần tích địa phương thì vị Trạng Gầu Tống Trân giành mọi “kỷ lục” trong nền khoa bảng nước nhà:
    - Trạng nguyên trẻ nhất: Tống Trân đỗ trạng nguyên từ lúc 8 tuổi, còn trẻ hơn cả Trạng Hiền thời Trần (làm Trạng lúc 13 tuổi).
    - Trạng nguyên đầu tiên: theo thần tích thì Tống Trân đỗ trạng nguyên dưới thời Tiền Lý Nam Đế, cách nay gần 1500 năm, còn trước cả ông Khương Công Phụ đỗ tiến sĩ dưới thời Đường.
    - Tống Trân được cử đi sứ phương Bắc và nhờ tài năng đã trở thành lưỡng quốc trạng nguyên như Mạc Đĩnh Chi vậy.

    Tuy nhiên thật khó xác định thực sự Tống Trân là trạng nguyên của thời gian nào. Thời Lý Nam Đế thì đến bên Trung Quốc (nhà Lương) cũng còn chưa đặt ra chế độ khoa cử, làm sao mà có Tống Trạng Nguyên thời này ở Việt Nam được? Nhận thấy điều này nên một số sách như Nam sử tập biên có sửa là Tống Trân đỗ trạng nguyên thời Trần Thái Tông và đi sứ nhà Nguyên. Nhưng như vậy cũng không ổn vì trong số trạng nguyên được lưu danh bảng vàng từ thời Lý tới nay thì không hề thấy có tên Tống Trân.

    Đôi câu đối được chép từ tư liệu của Bảo tàng Hưng Yên, tương truyền là ở đền Tống Trân:
    Văn vũ bẩm toàn tài, kháng Nguỵ sánh Ngô, cái thế huân danh minh Việt sử
    Bắc Nam giai cử thủ, phong tích tước huy, thiên niên thang mộc trang lăng từ.

    Xin dịch lại nghĩa là:
    Văn võ vốn toàn tài, chống Ngụy sánh Ngô, danh sáng trùm đời rạng sử Việt
    Bắc Nam đều đứng đầu, phong tích ban tước, nghìn năm đất quê vững lăng đền.


    Câu trên có chỗ thật khó hiểu: "kháng Ngụy sánh Ngô". Tống trạng nguyên sao lại đánh Ngụy dẹp Ngô là thế nào? Thần tích ở Hưng Yên về Tống Trân cũng chép:
    Tống Trân là con của ông Tống Triệu và bà Đào Thị Quang, sinh năm Bính Ngọ, giờ Dần, tháng 11, đời vua Lý Nam Đế. Tống Trân lớn lên theo học ông Lý Đường, 7 tuổi thi khoa Hiền Lương phương chính, đỗ Trạng Nguyên, sang sứ Trung Quốc nhận chức ở châu Yên Kinh, có tham gia đánh Đông Ngô Bắc Ngụy trong 10 năm, đem lại thái bình.

    Đông Ngô, Bắc Ngụy là hai nước của thời Tam quốc, từ đầu công nguyên. Tống Trân là trạng nguyên nhà Tiền Lý. Vậy hóa ra Tiền Lý là nhà Tây Thục, nước đã “kháng Ngụy” và “sánh Ngô” của thời kỳ này? Thời Tam quốc đâu đã có chế độ khoa cử mà có trạng nguyên?

    Theo thần tích khi đi sứ Tống Trân bị vua phương Bắc là Linh Long Kiểu Huy giam vào chùa 100 ngày, song nhờ biết bẻ tượng bằng chè lam ăn nên mới sống sót. Sau đó Tống Trân còn phải lưu sứ 10 năm mới hết hạn. Chuyện này rất giống việc Tô Vũ thời Hán Vũ Đế đi sứ ở Hung Nô, uống tuyết trong chùa, chăn dê ngoài thảo nguyên hơn chục năm. Mô típ của chuyện Tô Vũ chăn dê có thể đã lấy để sáng tác trong truyện Tống Trân chứ khó lòng mà Tống Trân lại là người từ thời Hán.

    Ở vùng Lạng Giang
    tại đình Thanh Lương còn tìm thấy cây cột xà gỗ đề: “Phật Hoa phủ Tống Trân Bắc quốc sứ thần cung tiến nhất chu”.
    Nghĩa là: “Tống Trân người phủ Phật Hoa là sứ thần Bắc quốc cung tiến một cây”.
    Phật Hoa tức là hoa sen, tương đương với Phù Dung/Phù Cừ/Phù Hoa, là tên quê của Tống Trân. “Phật Hoa phủ Tống Trân” rõ ràng là chỉ Tống trạng nguyên ở huyện Phù Hoa.


    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò Cotda
    Cột gạch cổ trước đền Tống Trân
    Tới đây thì thật hết biết Lưỡng quốc Trạng Gầu là người sống vào đời nào. Theo những thông tin đã nêu thì Tống Trân có thể là đời Tây Hán, hay Tam quốc, thời Lý Nam Đế, thậm chí thời Lê sau này…

    Bài thơ ở đền Tống Trân:
    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò
    An Đô đâu sớm bật cờ Nho
    Trạng nguyên tám tuổi thơm trời Việt
    Sứ sự mười đông khét đất Ngô.

    Để giải đáp câu hỏi về thời gian sống của nhân vật lịch sử Tống Trân xin đưa ra giả thuyết sau:
    - Khoa cử Trung Hoa (và Việt Nam) bắt đầu từ thời Tùy Dạng Đế (605 - 618). Như vậy Tống Trân không thể có trước thời gian này.
    - Tống Trân cũng không thể là trạng nguyên sau thời Lý của Việt Nam vì nếu không thì ông đã có tên ở các bia Văn Miếu nước ta. Khoa cử thời Lý bắt đầu năm 1075 dưới thời Lý Nhân Tông với trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh.
    Thời gian sống của Tống Trân như vậy có thể đoán định là khoảng giữa thời nhà Tùy tới trước thời Lý.

    Trong thần tích Tống Trân theo học “thầy Lý Đường”. Điều này có thể hiểu hàm ý là Tống Trân đã theo học chế độ khoa cử của nhà Đường Trung Hoa (vua Đường họ Lý). Trong truyền thuyết về Tống Trân có thể thấy thời gian này tồn tại rất nhiều “quốc gia”: nước Việt nơi Tống Trân đỗ trạng nguyên, “Bắc quốc” nơi Tống Trân đi sứ, châu Yên Kinh nơi Tống Trân trị nhậm ở Bắc quốc, Bắc Ngụy và Đông Ngô, nơi Tống Trân đánh dẹp, an dân. Thời kỳ nhà Đường và có nhiều quốc gia như trên thì chỉ có thể là thời Mạt Đường - Ngũ đại thập quốc. Thời kỳ này đúng là có đủ cả các nước Việt, Ngô, Yên Kinh, “Bắc quốc”, có thể có cả Ngụy nữa. Thời Ngũ đại thập quốc cũng khớp với suy đoán trên về thời gian thi đỗ của Tống Trân ở khoảng giữa nhà Tùy và nhà Lý Việt Nam.

    Câu đối ở cửa đền Tống Trân:
    Nhất gia hiếu nghĩa sinh Tiền Lý
    Lưỡng quốc huân danh mộng Hậu Ngô.

    Dịch:
    Thời Tiền Lý sinh hiếu nghĩa một nhà
    Thủa Hậu Ngô mộng sáng danh hai nước.


    Một khi xác định Tống Trân sống vào thời Ngũ đại thập quốc thì có thể hiểu nhà “Tiền Lý” ở đây là… nhà Lý của anh em Lưu Cung, Lưu Ẩn. Nước Đại Việt do Lưu Cung thành lập, sau khi dẹp Khúc Thừa Mỹ ở đất Tĩnh Hải năm 930 tồn tại đến năm 971. Trong vòng hơn 40 năm này nước Đại Việt – Đại Hưng này hoàn toàn đã có thể đã tổ chức thi tuyển theo chế độ khoa cử của nhà Đường trước đó. Người đỗ đầu khoa thi này có thể chính là Tống Trân huyện Phù Cừ.

    Như vậy, Tống Trân thi đỗ trạng nguyên nước Đại Việt (Đại Hưng) rồi được cử đi sứ “Bắc quốc”. Đối chiếu với lịch đại Trung Hoa thì “Bắc quốc” đây có thể là nhà Hậu Tấn (936-947) hay Hậu Hán (947-951). Những “đại quốc” này đều có phần “Yên Kinh”, nơi Tống Trân được cử đi trấn thủ, chống lại “Bắc Ngụy”.

    Trong đền Tống Trân có câu:
    Đẩu Nam Bắc nhất huân Lý thế trạng nguyên lưu tín sử
    Thần anh linh vạn cổ Nông giang trụ bút? chuẩn ba ?




    Giữa huyện Phù Hoa nổi một gò ThananhlinhGiữa huyện Phù Hoa nổi một gò DauNamBac
    Vế sau có một số chữ khó đọc (dấu ?), nhưng vế đầu thì có thể dịch khá rõ ràng:
    Sao sáng Bắc Nam có một, trạng nguyên thời Lý còn lưu trong sử sách.

    Đặc biệt chữ “thời Lý” (Lý thế) ở đây dùng chữ Lý 理 trong từ “đạo lý”, “lý học”, chứ không phải chữ Lý mộc tử 李 như họ Lý sau này. “Tiền Lý” hay “Lý thế” ở đây rõ ràng chỉ một triều Lý khác chứ không phải triều đại họ Lý như thông thường.

    Việc người Tày cũng có truyện thơ Nôm Tống Tân - Cúc Hoa và vết tích về Tống Trân ở vùng Lạng Giang như ở đình Thanh Lương cho thấy chuyện Tống Trân có ảnh hưởng không chỉ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn lan sang các vùng núi Đông Bắc và trong các tộc người Tày Nùng. Điều này phần nào ủng hộ giả thuyết rằng Tống Trân là trạng nguyên của nước Đại Việt - Đại Hưng, gồm cả vùng Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay.

    Câu đối đền Tống Trân:
    Bát tuế trạch Nho khoa, sử hữu tài danh long Bách Việt
    Thập niên trì sứ tiết, khước giao vạn sự bá thiên thu.

    Dịch:
    Tám tuổi chọn khoa Nho, sử có tài danh lừng Bách Việt
    Mười năm cầm cờ sứ, xưa còn vạn sự dõi nghìn thu.


    Đúng là chuyện Tống trạng nguyên đã “lừng Bách Việt” vì không gian của câu chuyện rất rộng, trên hầu khắp các nước thuộc Bách Việt xưa từ Phù Cừ - An Đô, sang tới tận Yên Kinh (Bắc Kinh?).

    Một câu khác:
    Khoa hoạn ức niên tiền, Phù địa thượng truyền giang mạn bút
    Lăng từ thiên tải lữu, An Đô trường ngưỡng quốc châu phê.

    Dịch:
    Khoa cử nhớ năm xưa, đất Phù còn truyền cây bút thần tỏa khắp trên sông
    Lăng miếu lưu nghìn thủa, An Đô mãi ngưỡng việc sắc phong ngọc báu nước nhà.


    "Giang mạn bút" ở đây nói đến việc Tống Trân khi về làng, gặp chuyện bực mình (do dân làng đón tiếp không đầy đủ) nên đã ném bút xuống sông, nguyền rằng là làng này sẽ không còn ai đỗ đạt nữa. Tương truyền đến ngày lễ Tống Trân trên sông Luộc trước cửa đền lại có một dải đất nổi lên hình như cây bút.

    Thời gian của vị lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân khó được xác định bởi vì đây là giai đoạn lịch sử khá lắt léo của sử Việt với sự chuyển đổi từ nhà Đường sang Đại Việt – Đại Hưng rồi nhà Lý sau này. Chuyện Tống trạng nguyên đã khẳng định thêm giả thuyết rằng nước Đại Việt thời Ngũ đại thập quốc là do người họ Lý (“Tiền Lý”) là Lý Cung hay Lý Nghiễm lập nên. Chẳng có nước Nam Hán nào trong thời gian này cả, mà chỉ có nước Đại Hưng của người Việt chính cống. Trạng nguyên của nước Đại Hưng cũng là trạng nguyên Việt. Con cháu người Việt mà không nhìn nhận ra lịch sử giai đoạn này thì khéo phải nhớ đến cây bút Nho của Tống trạng nguyên vứt dưới sông Luộc, hàng năm lại nổi lên nhắc nhở cần tôn kính tiền nhân và lịch sử.


      Hôm nay: 29/3/2024, 3:33 pm