Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Khun Borom Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Khun Borom Flags_1



    Khun Borom

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Khun Borom Empty Khun Borom

    Bài gửi by Admin 14/6/2012, 11:29 am

    Khun Borom .
    Bách Việt trùng cửu – nguồn :
    http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu

    Người Thái ở Việt Nam, người Lào và người Thái Lan đều coi Khun Borom là vị vua đầu tiên của mình. Khun Borom là tên đọc theo tiếng Thái Lan và Lào. Người dân tộc Thái Tây Bắc Việt Nam gọi là Khun Bó Dôm. Dôm cũng là tên của con sông Nậm Rốm (chính xác là Nặm Dôm), chảy qua Điện Biên sang Lào đổ vào sông Mê Kong. Theo truyền tích của người Thái Lào thì Khun Borom đầu tiên đã xây dựng Mường Then thành trung tâm của hoàng gia. Mường Then được ký âm chữ Nho là Mãnh Thiên, thời Nguyễn là trấn Ninh Biên, nay là Điện Biên Phủ.
    Borom không phải là tên riêng mà là danh xưng. Bằng chứng là danh xưng này còn được hậu duệ của Khun Borom cai trị vương quốc Ayutthaya sau này sử dụng như: Borom Maratcha hay Borom Trailokanat.
    Không rõ Dôm tiếng Thái nghĩa là gì, nhưng rất có thể con sông Dôm chảy qua kinh đô của vương quốc thì gọi là con sông Cả hay sông Cái. Bó Dôm tiếng Thái có thể tương đương với Bố Cái của tiếng Việt, trong đó một từ là ghi âm, một từ dịch nghĩa.

    Khun Borom được các sử gia Thái Lào xác định là vua Bì La Các (Piloko), người khởi đầu nước Nam Chiếu vào đầu thế kỷ 8 dưới triều Đường. Bì La (Pilo) thiết Bố. Bì Lô Các cũng là Bố Cái. Như vậy có thể thấy Khun Borom của người Lào Thái chính là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng của Việt Nam, người đã khởi nghĩa chống nhà Đường vào thế kỷ 8:
    Thanh chấn Lý Đường, Thuận Đức niên gian uy Bắc khấu
    Vận thừa Mai Đế, Phong thành phủ lỵ thái Nam Bang.

    Niên hiệu của Khun Borom – Bố Cái được câu đối trên chép là Thuận Đức, đóng đô tại Phong Thành, lập nước là Nam Bang. Có thể thấy Phong thành đây chính là Mường Then – Điện Biên, nằm ngay cạnh tỉnh Phong Xa Lỳ của Lào. Nam Bang là nước phía Nam hay Nan Chao (theo tiếng Thái nghĩa là nước của người phương Nam). Nan Chao là Nam Chiếu.

    Sách Lịch sử Thái Lan chép (
    Wyatt, David K.):
    Năm Khai Nguyên thứ 26 (738), Bì La Các cầu Đường trợ giúp đánh bại La Quân Chiếu Điên Chi Thác, Lãng Khung Chiếu Chí La Quân, Thi Lãng Chiếu Bàng La Điên, Việt Tích Chiếu Vu Tặng, Mông Hề Chiếu Nguyên La, sách nhập ngũ chiếu. Nhà Đường phong cho Bì La Các làm Vân Nam Vương, ban danh là Mông Quy Nghĩa. Bì La Các lấy vùng tây Nhị Hà (tức Nhĩ Hải) làm cơ sở kiến lập nên Nam Chiếu Quốc. Năm sau, dời đô về thành Thái Hòa (tức thành cổ Đại Lý ngày nay).
    Đoạn trên cho một thông tin: đất Nam Chiếu của Bì La Các ban đầu nằm ở “tây Nhị Hà”, tức là phía Tây sông Hồng ngày nay. Chú dẫn thành “hồ Nhĩ Hải” ở Vân Nam là sai hoàn toàn. Thành Thái Hòa như vậy có thể chính là Mường Then ở Điện Biên, là Đại Lỵ Phủ (Talifu) như trong câu đối, chứ không phải ở Đại Lý – Vân Nam sau này. Tây Nhị Hà cũng là đất của Bố Cái Phùng Hưng chiếm đóng trước khi tấn công Tống Bình.

    Theo cuốn Lịch sử Lào của Viravong M.S. (1964) thì vào năm 50 sau CN (thời Hán Quang Vũ?) người Lào ở Nam Trung Hoa dưới áp lực của người Hán đã chia thành 2 nhóm. Nhóm ở lại gọi là Ai Lao. Nhóm di chuyển xuống phương Nam gọi là Ngai Lao. Thời kỳ tiếp theo nhóm Ngai Lào đã hình thành 6 thành phố mới. Nếu đối chiếu với 6 chiếu của Nam Chiếu thì trùng khớp:
    1. Mong-Sui là Mông Huề
    2. Lang-Kong là Lãng Khung
    3. Theng-Tsieng là Đằng Đạm
    4. Tse-Lang là Thi Lãng
    5. Mong-Tse là Mông Xá.
    6. Ia-Tse còn lại có thể Việt Tích.

    Còn theo sử Lào – Thái (Manich, 1967) thì Khun Borom đã cử 7 hoàng tử đi chiếm 7 khu vực khác nhau thuộc đất Lào, Việt Nam, Thái Lan, Burma và Vân Nam. Ngoại trừ khu vực Kammuon trên đất Burma được chiếm vào thời gian muộn hơn, còn 6 khu vực trước đó có thể so trùng khớp với 6 chiếu trên :
    1. Khun Lo chiếm Mường Xoa, nay là Luong Phra Bang. Mường Xoa ứng với chiếu Mông Xá. Khun Lo được coi là tổ tiên của nước Lang Xang (Triệu Voi) sau này.
    2. Khun Khamphong chiếm Chiengsen (Chiềng Sen?), vùng đông bắc Thái Lan, quãng Chiềng Mai. Chieng Sen ứng với chiếu Đằng Đạm.
    3. Khun Chet Chang chiếm Xieng Khouang (Chiềng Khoảng?), là đất Bồn Man hay Bồn Thác, sau này qui về Việt Nam dưới triều Lê. Bồn Thác là chiếu Việt Thác.
    4. Khun In chiếm Lan-Pya sau là vùng Ayutthaya trên đất Thái Lan. Có thể đây là chiếu Lãng Khung (Lang-Kong như ở trên) vì vùng này nằm ở trung lưu sông Mê Kong - Khung giang.
    5. Khun Pha Lan chiếm Mường Teh-Hoh, được xác định là Sipsong Panna ở Vân Nam. Có thể đây là chiếu Thi Lãng.
    6. Khun Chusang chiếm Mường Chulni, được cho là vùng Hứa Phần và một phần Bắc Việt, có thể tương ứng với chiếu Mông Huề (hay Mong Sui ở trên).
    Như vậy 6 chiếu khởi đầu của Bì La Các hoàn toàn khớp với vùng đất mà 6 hoàng tử của Khun Borom đã chinh phục. Rõ ràng 6 chiếu này không phải nằm chỉ ở Vân Nam mà là một khu vực rộng lớn từ Tây Bắc Việt, Lào, tới Thái Lan.





    Khun Borom OS7CpqZF.HNsjN4DR34N2Q

    6 Chiếu người Thái

    Tổng hợp các thông tin có thể tóm tắt lịch sử người Thái tới thời Khun Borom như sau:
    - Người Thái ban đầu nằm trong tộc Mi, là tộc người theo Lạc Long quân tiến lên hướng ”Đông Nam”, là thành phần chính của nhà Hạ ở vùng Quảng Đông Quảng Tây.
    - Thời Chu một phần tộc Mi di chuyển sang hướng Tây về vùng Vân Nam, thành nước Điền vào cuối thời Chiến Quốc.
    - Thời Hiếu Vũ Đế khi Lộ Bác Đức đánh nhà Triệu. Con cháu nhà Triệu chạy xuống phía Tây (Vân Nam – Điện Biên) và Nam về tận cửa Thần Phù như ghi trong Lĩnh Nam chích quái, Truyện Nam Chiếu.
    - Cuối triều Tân của Vương Mãng, tiền nhân họ Phùng là Phàn Sùng cầm đầu quân Xích Mi chống lại quân Lục Lâm của Hán tặc. Xích Mi nghĩa là tộc người Mi ở phương Nam. Tộc Mi là nhóm Tày Thái. Tiếp theo Hán Quang Vũ cử Mã Viện tấn công phương Nam, dẫn đến việc chia tách Ai Lao và Ngai Lao ở trên.
    - Thời Tam Quốc, Gia Cát Vũ Hầu của Thục thu phục Nam Man Mạnh Hoạch (Mạnh = Mãnh = Mường), có thể một phần người Thái đã di cư tiếp xuống phía Nam lúc này. Mạnh Hoạch có lẽ là thủ lĩnh của cả người Thái lẫn người Môn-Khmer (Mường, Xá) ở vùng Tây Bắc.
    - Khi nhà Tấn diệt nhà Thục của Lưu Bị, đất phương Nam của Thục thuộc Mạnh Hoạch bị chia tách, một phần theo về cùng con cháu bên ngoại của Lưu Bị - Khu Liên làm nên nước Lâm Ấp.
    - Khi Lâm Ấp bị nhà Tùy diệt thì tiếp theo Mai Hắc Đế khởi nghĩa chống nhà Đường ở vùng Nghệ An. Mai Hắc Đế là đế của tộc người Mi – Mai, hay người Thái. Khởi nghĩa thất bại, nghĩa quân rút về vùng Bồn Man. Vùng Bồn Man này có lẽ không trùng với vương quốc Bồn Man sau này ở Xiêng Khoảng, mà nằm ở Tây Nghệ An - Thanh Hóa, tức là đất Hứa Phần.
    - Bố Cái Phùng Hưng – Khun Borom nối vận Mai Hoàng và tiền nhân họ Phùng từ châu Đường Lâm (vùng Hứa Phần) đã làm nên Nam Chiếu, vương quốc của người Thái huy hoàng trong lịch sử.
    Theo thông tin về Bì La Các thì Phùng Hưng khởi nghĩa ban đầu không phải chống lại triều Đường, trái lại còn được sự ủng hộ của Đường Huyền Tông để thu phục 6 chiếu từ tay người Lawa – Xá, nói chung là người Môn – Khmer hay tộc Cơ của các châu Cơ Mi (Kimi), sống ở vùng này trước đó. Nam Chiếu chống lại triều Đường bắt đầu từ đời con của Bì La Các là Cáp Lỗ Phong hay Khun Lo trong sử Lào.

    Tên Khun Lo và Cáp Lỗ Phong cho thấy vùng đất Lào xưa có tên là nước Lỗ. Vào thời trước công nguyên thì đây là khu vực của người nhóm Môn-Khmer, tiền thân người Cămpuchia bây giờ. Vì thế mới có chuyện mộ ông Lỗ Ban, tổ sư nghề mộc của nước Lỗ thời Chiến Quốc lại thấy ở Angkor Wat như được mô tả trong Chân Lạp phong thổ ký. Khổng Tử người nước Lỗ dậy học trò bên sông Thù, sông Tứ, có thể chính là sông Mê Kong vì Tứ là chỉ phương Tây, tương đương với Khung giang.

    Một số từ Thái và họ người Thái có thể hiểu như sau:
    - Bồn Man là ký âm chữ Nho của từ Bản Mường, nghĩa là đất nước theo tiếng Thái. Ví dụ người Thái nói Mường Lào, Mường Việt nghĩa là nước Lào, nước Việt.
    - Tạo (trong tiếng dân tộc Thái) = Thao (trong tiếng Thái Lào), nghĩa là Thiêu, chỉ ngọn lửa, là biểu trưng của người lãnh đạo.
    - Họ Lư (Lư Cầm), hay người Lự, họ Lò có lẽ cũng là từ Lỗ hay La mà ra, là quẻ Ly chỉ phương Tây trong Hậu thiên bát quái.
    - Họ Cầm có thể từ chuỗi Điểu - Cầm – Chim.
    - Điểu còn có thể biến thành Điêu, rồi thành họ Đèo, như Đèo Văn Trí ở Lai Châu thời Pháp còn gọi là Điêu Văn Trí, là con của Đèo Văn Sinh hay Cầm Sinh. Điêu = Cầm.

      Hôm nay: 29/3/2024, 9:08 am