Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


chữ Nhỏ -  chữ To Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



chữ Nhỏ -  chữ To Flags_1



    chữ Nhỏ - chữ To

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    chữ Nhỏ -  chữ To Empty chữ Nhỏ - chữ To

    Bài gửi by Admin 31/1/2008, 11:43 am

    Chữ Nhỏ – chử To

    Nước Đại Việt văn hiến ngàn năm , điều đó khỏi phải bàn nhưng có điều lạ mãi cho tới nay vẫn chưa trả lời được câu hỏi về chữ viết của người Việt cổ

    Tiền nhân người Việt không coi Hán tự (nói theo ngày nay) là chữ của Tàu.

    Tại sao người xưa lại gọi là chữ Nho. ? phải chăng ‘nho’ là biến âm của ‘nhỏ’ như ta vẫn dùng trong từ điệp ‘nho-nhỏ’ và chữ ‘nho nhỏ’ chính là kiểu chữ tiểu triện như các nhà khoa bảng đã nói .

    Nếu Nho là kiểu chữ tiểu triện thì Khoa đẩu chắc chắn là chữ đại triện .

    Khoa đẩu thực ra là ký âm hán tự của từ Việt , khoa là ký âm chữ khoác tiếng Việt đồng nghĩa với khuếc như trong khuếc đại nghĩa là làm cho lớn ra . Chữ đẩu là ký âm chữ đầu , như thế Khoa đẩu chỉ có nghĩa là loại chữ Đầu lớn mà thôi .

    Về hình tượng ta thấy rất rõ sự liên quan giữa Khoa đẩu hay to đầu và con nòng nọc .

    Trong hán tự không hề có điều này .

    Văn nòng nọc hay Khoa đẩu là manh mối rất quan trọng trong công việc tìm kiếm chữ Việt cổ vì cổ sử Trung hoa có nói đến tích Việt thường cống Nghiêu đế con rùa trên mai có khắc văn khoa đẩu chép từ thời đựng nước...

    Và Khi đập vách nhà Khổng tử thì tìm được kinh Dịch ...và nhiều kinh văn khác... tất cả chép bằng văn Khoa đẩu...

    Tiền nhân còn nhắn gửi cho chúng ta 1 thông điệp chỉ dẫn về văn tự xưa đó là bức tranh Đông hồ :Lão oa độc giảng ., tôi không biết chắc chữ độc ở đây nghĩa là duy nhất hay là đọc nhưng điều đó không quan trọng , điểm nhấn là ở chỗ tại sao cổ nhân lại dùng hình ảnh con cóc tượng trưng cho việc truyền đạt văn hóa , chữ nghĩa ...?

    Cóc đẻ ra Nòng nọc

    Chữ đẻ ra Văn .

    Lão Oa đẻ ra Khoa đẩu

    Oa là con cóc đồng âm với Oa là chứa trữ .

    Trong tiếng Việt thì : chứa – trữ và giữ chỉ là một và là đồng âm của từ ‘Chữ’,

    1 vật thể hay 1 hình ảnh dùng chứa hay mang thông tin thì gọi là CHỮ.

    -Vật thể hay hình ảnh là phần dương của chữ.

    - Thông tin chứa ở trong là phần âm của chữ .

    Đoạn : Oa đẻ ra Khoa đẩu trong ngôn ngữ Việt có thể hiểu là :

    -Chữ đẻ ra văn Đầu to.

    Mà ‘Chữ’ là từ Thuần Việt như vậy con của nó là văn Đầu to hay Khoa đẩu phải là của người Việt .

    Trước đây do bó hẹp lãnh thổ Văn lang trên phần đất bắc và bắc trung Việt nên việc truy tìm chữ cổ của người Việt qúa khó khăn tới nay chưa thu được kết quả cụ thể nào , nay với Sử thuyết họ HÙNG ta có thể mở rộng địa bàn tìm kiếm bao gồm cả : Vân nam –Quý châu và Quảng tây và tây Quảng đông, như thế công việc trở nên khả dĩ ... hơn nhiều

    -Một hướng truy tìm rất đáng lưu ý là :

    Dân tộc Bạch ở cực tây tỉnh Vân nam trung quốc vẫn lưu giữ một loại văn tự tượng hình cổ tới nay vẫn chưa đọc được ., các nhà ngôn ngữ học Việt nam sao không thử tìm hiểu và dùng tiếng Việt làm chìa khóa để giải mã... biết đâu sự việc này lại trở thành 1 khám phá chấn động trong thời đại chúng ta ? vì đã khám phá ra văn tự tượng hình cổ đó chính là chữ khoa đẩu hay đầu to của người Văn lang xưa .

      Hôm nay: 19/4/2024, 12:44 pm