Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc .  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc .  Flags_1



    Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc .  Empty Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc .

    Bài gửi by Admin 25/4/2012, 5:51 pm

    Tuy còn nhiều điểm khác biệt nhưng Bài viết vẫn là tư liệu quan trọng bổ chứng cho Sử thuyết Hùng Việt , Xin tác giả chấp thuận cho Trang Dòng Hùng Việt được đăng lại bài viết .

    Hàng Hải và rễ bản-địa của Dân-tộc .
    Vũ Hữu San - nguồn: http://vuhuusan.free...m/hhgocrevn.htm

    Ý-Kiến Ông Nhượng Tống

    Ông Nhượng-Tông, dịch-giả sách "Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ" của Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, năm 1944, đã nhận-định rằng người Việt-Nam là giống dân Bách-Việt về miền Biển:

    ... Dân Bách-Việt chia ở hai miền; miền núi và miền biển. Trong đám dân miền biển có nước Việt đã từng diệt nước Ngô ở thời Xuân-Thu. Quốc-gia thứ hai được tổ-chức do dân miền núi là nước Nam-Chiếu. Mạnh-Hoạch, người đánh nhau với Khổng-Minh, chính là vị anh-hùng nước này. Một quốc-gia thứ ba nữa thành-lập, đó là nước Việt-Nam chúng ta. Trong ba nước ấy thì chỉ có nước ta còn đến ngày nay. Nước Việt, nước Nam-Chiếu đã lần lượt bị người Tàu chiếm-lĩnh và đồng-hoá. Nói tóm lại, giống người Việt-Nam chúng ta ngày nay là giống thuộc dòng Bách-Việt về miền Biển và vẫn ở đất này. (Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ, Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê, Bản dịch của Mạc Bảo Thần Nhượng-Tống, 1944, Đại-Nam, California in lại, thập-niên 1990.)

    Những giả-thuyết về nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam .

    Theo nhận-xét của Giáo-sư Nguyễn-khắc-Ngữ vào thập-niên 1980, vấn-đề nguồn-gốc dân-tộc Việt-Nam tuy đã được khá nhiều học-giả Việt-Nam cũng như ngoại-quốc bàn đến nhưng đến nay vẫn chưa có giả-thuyết nào được coi là vững-chắc. Ông chia các giả-thuyết này thành 4 loại tiêu-biểu:

    - Giả-thuyết Con Rồng Cháu Tiên

    - Giả-thuyết Bách-Việt

    - Các giả-thuyết của các tác-giả Miền Nam

    - Các giả-thuyết của các tác-giả Miền Bắc.

    Sau đó, ông Ngữ đưa ra một giả-thuyết của chính ông. Trong cuốn sách "Nguồn Gốc Dân-tộc Việt-Nam" (viết tắt NGDTVN) xuất-bản ở Montréal năm 1985, ông cho rằng nguồn-gốc chính-yếu của nhân-chủng Việt là từ hải-đảo phương Nam:

    -Sắc-dân đầu-tiên sống trên giải đất của chúng ta là giống Melanesian đã theo gió mùa đi vào.

    -Sắc-dân thứ hai đến xứ ta là giống Indonesian từ Nam-Dương di-cư lên trong thời-kỳ băng-giá cuối cùng (cách đây từ 10.000 đến 50.000 năm.)

    Những tài-liệu do ông đưa ra chứng-minh rằng người Việt và người Melanesian có cùng cơ-cấu tổ-chức gia-đình cũng như phong-tục tập-quán giống nhau, cùng với đặc-điểm nhân-hình gần gũi. Dù sau hàng ngàn năm đô-hộ của người Tàu, người Việt vẫn giữ được bản-sắc Melanesian của mình.

    Học-giả Trần-Trọng-Kim viết về gốc-tích người Việt-Nam như sau:

    "Theo những nhà kê-cứu của nước Pháp thì người Việt-Nam và người Thái đều ở miền núi Tây-Tạng xuống. Có người Tàu và Việt-Nam lại nói rằng nguyên khi xưa ở đất Tàu có giống Tam-Miêu ở, sau bị giống Hán-tộc đánh đuổi đi để chiếm giữ lấy vùng sông Hoàng-Hà lập ra nước Tàu. Người Tam-Miêu phải ẩn núp vào rừng hay là xuống ở miền Việt-Nam ta bây giờ. Những ý-kiến ấy chưa có gì làm chứng cho đích-xác. Người Việt-Nam ta trước có hai ngón chân cái giao nhau, nên gọi là Giao-Chỉ, mà xem các loài khác, không có loài nào như vậy, thì tất ta là một loài riêng, chứ không phải loài Tam-Miêu." (Việt-Nam Sử-Lược, quyển 1, Sài-Gòn, 1971 trang 5.)

    Một giả-thuyết nữa là của ông Bình-Nguyên-Lộc trình-bày trong cuốn sách khảo-cứu khá lớn của ông, mang tựa-đề là "Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam", Bách Bộc Sài-gòn, xuất-bản 1971. Tài-liệu này đã được bàn cãi nhiều trong mấy thập-niên vừa qua, có người chống, có người bênh.

    Bài sơ-khảo này trình-bày lại một số ý-kiến của Ông Bình-Nguyên-Lộc và thêm một số giả-thuyết nữa về nhân-chủng Việt-Nam liên-hệ đến hàng-hải chưa biết đúng sai ra sao, nhưng tương-đối mới lạ.

    Các cuộc xa lầy trên đường đi tìm nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam

    Theo Ông Bình-Nguyên-Lộc, trên đường đi tìm nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam, thiên-hạ đã trải qua hai cuộc sa lầy rưỡi từ 1918 đến 1964, năm mà chúng tôi (lời Ông Bình) khởi thảo soạn sách NGDTVN:

    1/ Sa lầy thứ nhứt của hai ông L. Aurousseau và H. Maspéro là chỉ dựa vào sử Tàu.

    2/ Sa lầy thứ nhì của tất cả mọi người vì ngỡ rằng nguồn gốc dân ta ở tại giai-đoạn Đông-Sơn.

    3/ Phân nửa một cuộc sa lầy thứ ba là không biết thuật-ngữ Indonesien có nghĩa là gì.

    Cho đến năm 1964 thì đáng lý ra ta đã thoát khỏi được cuộc sa lầy thứ ba đó, nhưng ta vẫn không thoát..."

    Và ... cho đến khi chúng tôi hoàn-tất sách này, có nhiều học-giả cho rằng thuyết của Ông Bình-Nguyên-Lộc cũng ... sa lầy.

    Một ánh-sáng mới: công-trình của Bác-sỹ Trần-Đại-Sỹ

    Bác-sỹ Trần-Đại-Sỹ là Giám-Đốc nghiên-cứu kiêm Giáo-Sư Cơ-quan Nghiên-Cứu Tổng-Hợp Y-học Âu-Á, Giáo-sư diễn-giảng khoa Lịch-sử và Triết-học Á-châu tại viện Pháp-Á. Ông đã trước-tác 20 tác-phẩm tổng-hợp y-học bằng Pháp-văn và rất nhiều sách bằng Hoa-văn, Việt-Văn, Trong những tác-phẩm của Ông, độc-đáo nhất là các bộ trường-thiên lịch-sử tiểu-thuyết: Anh-hùng Lĩnh-Nam, Động-đình hồ Ngoại-sử, Cậm-Khê Di-hận, Anh-hùng Tiêu-sơn, Thuận-thiên Di-sử, Anh-hùng Bắc-cương. Anh-linh Thần-võ, Nam-quốc Sơn-hà...

    Trong thập-niên 1990, Bác-sỹ Trần-Đại-Sỹ cho biết trong khi khảo-cứu nguồn gốc tộc Việt, Ông đã dùng phương-pháp y-khoa nhiều nhất, và khoa-học mới đây.

    Với lý-luận y-khoa, với anatomie, với lý-thuyết y-học mới về tế-bào, với những khai-quật của người Pháp tại Đông-Dương, của Việt-Nam, của Trung-Quốc cùng hệ-thống máy móc tối-tân đã giúp tôi (lời Ông Sỹ) phân-loại xương sọ, xương ống quyến, cùng biện biệt y-phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết-luận về lãnh-thổ nước Văn-Lang tới hồ Động-Đình.

    Vị Bác-sỹ này nhắc lại lời tuyên-bố của các giáo-sư đồng-nghiệp khi hay biết công-trình của Ông như sau: "Từ nay không còn những giả-thuyết về nguồn-gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của Ông." Theo lời chú-thích của bài "Biên-Cương nước Cổ Việt"do Ông viết thì "chính công-trình nghiên-cứu của tác-giả đã kết-thúc cuộc tranh-luận 90 năm qua về Nguồn-gốc Dân-tộc Việt-Nam.

    Tóm tắt kết-quả công cuộc tim kiếm của Bác-sĩ Trần-Đại-Sĩ như sau:

    - Nguốn gốc tộc Việt , lĩnh-thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ-học.

    - Các nhá cổ-học coi lĩnh-thổ Việt bao gồm phần phía Nam sông Trường-Giang, lấy mốc là hồ Động-Đình. Tộc Việt sống rải rác tờ phía Nam sông Trường-Giang xuống mãi vịnh Thái-Lan

    -Sau này tộc Việt, tộc Mã đã giao-tiếp với nhau ở vùng Kampuchea, Nam Việt-Nam. Tộc Việt hỗn-hợp với tộc „n ở phía Tây Thái-Lan

    -Giống Thái, một trong Bách-Việt chính là tộc Thái từ Tượng-quận, Bắc-Việt di-chuyến xuống lập ra nước Lào, nước Thái.

    -Người Việt từ sông Trường-Giang, từ Phúc-Kiến đi xuống Bắc-Việt, không có nghĩa ở Bắc-Việt không có giống Việt, phải đợi họ di-cư xuống mới có. Mà có nghĩa là người Việt di-chuyển trong đất Việt. (Việt-Nam Đệ Ngũ Thiên kỷ, USA, 1994, trang 215-241.)

    Các nguồn gốc khác-biệt giữa Văn-hoá, Quốc-gia và Dân-tộc

    Đôi khi chúng ta nghĩ rằng các công việc đi tìm (1) nguồn gốc của Văn-hoá, (2) sự hình-thành Quốc-gia và (3) gốc rễ của Dân-tộc chỉ là một vấn-đề. Sự thực không phải như thể.

    Trong một nước, ta thấy dân-chúng có vẻ như thuộc cùng một dân-tộc và chung nhau một nền văn-hoá. Tuy vậy; ba thứ Văn-hoá, Quốc-gia và Dân-tộc đã đến từ ba khởi-điểm khác nhau cả thời-gian lẫn thời-gian. Loài người vón là một động-vật ưa di-chuyển, luôn luôn đi tìm kiếm môi-trường để dễ dàng sinh-hoạt. Thể nên, dân-chúng một nước có thể từ xa di-cư đến, trong khi văn-hoá, ngôn-ngữ thường chịu ảnh-hưởng địa-phương và thay đổi theo sinh-hoạt tại chỗ.

    Trường-hợp chủng Bách-Việt (hồi xưa sinh sống dọc duyên-hải nước Trung-Hoa ngày nay) đáng kể là một thí-dụ điển-hình về sự phức-tạp giữa các yếu-tố quốc-gia, chủng-tộc, văn-hoá. Những học-giả Trung-Hoa-học tăm-tiếng nhất đều đồng-ý là một chủng lớn cư-ngụ trên một địa-bàn rộng như vậy không thể bị hoàn-toàn tiêu-diệt hay hơn nữa, tự-động biến mất. Con cháu những nhóm Việt này vẫn ở đó, nhưng khi cái "gốc" hay "căn-cước" đã mất, sự hiện-diện của họ trong xã-hội không còn đáng nói nữa. Harold J. Wiens viết rằng :

    "Khi dân Bách-Việt đã bị Hán-hoá, sinh-hoạt như dân Tàu, người Trung-Hoa không còn bận tâm đến sự hiện-diện của những giống dân dị-chủng này nữa một khi đám người này đã mất đi cái tổ-chức "quốc-gia". (China's March Towards the Tropics, Yale University, 1954, pp. 114-115.)

    Ngày nay nhiều người sống tại vùng Đông-Á thường tự nhận họ là người Tàu Trung-Nguyên hay con cháu Hoàng-Đế. Sự thật họ thuộc các chủng-tộc khác hẳn với người Tàu gốc rễ vùng Hoàng-Hà, sông Vị. Những "người Tàu tưởng-tượng" này quên rằng lãnh-thổ cũ của họ đã bị xâm lăng, tiền-nhân của họ đã bị kẻ thù truy-diệt. Nước Trung-Hoa thống-nhất ngày nay to lớn đã bao trùm lên nhiều quốc-gia mất gốc cùng những người dân vong-quốc bị đồng-hoá không còn nhớ được tổ-tiên.

    Cùng với các học-giả Á-Đông-Học khác đi trước Ông như Needham, Fitzgerald...; Stan Steiner đã nghiên-cứu tinh-thần tự-chủ, ý-chí quyết-tâm bảo-vệ nòi giống và lãnh-thổ, tính quật-cướng chống xâm-lăng được tìm thấy nơi những người dân hàng-hải sống trên tàu thuyền. Cả những người đánh cá hay nông dân làm ruộng nước đều sẵn có tinh-thần độc-lập, không chịu Hán-hoá (Fusang, Chinese Who Build America, New York, 1979: 71.)

    Đối với Việt-Nam, nguồn gốc dân-tộc cũng lâu đời không kém nguồn gốc văn-hoá và đi trước cả thời lập-quốc khá lâu. Việc nghiên-cứu ca-dao, tục-ngữ có thể dẫn dắt ta một phần con đường tìm nguồn-gốc, nhưng không đi được xa vào quá-khứ. Ông Bình-Nguyên-Lộc quả-quyết rằng: "Muôn ngàn nỗ-lực để phanh phui các yếu-tố văn-hoá như ca-dao, ngôn-ngữ, cổ-tích cũng không bao giờ cho ta biểt nguồn gốc của dân-tộc Việt-nam thật đúng (NGDTVN, trang 893.)

    Chìa khoá có thể ở ngay trong túi

    Nhiều cuộc khai-quật cổ-vật mới đây tại Việt-Nam đã cho phép các nhà nghiên-cứu có một cái nhìn mới và đúng đắn hơn về tình-trạng đất Việt cổ-thời với những nền văn-hoá bản-chất dân-tộc, phát-sinh tại chỗ, liên-tục tiến-triển và không bị ảnh-hưởng ngoại-lai. Giáo-sư Sử-học Trần-Quốc-Vượng cho rằng: "Thành tựu quý giá nhất của giới khảo cổ học Việt Nam trong mấy chục năm qua là làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển tại chỗ của nền văn minh châu thổ sông Hồng, với bề dầy thời gian diễn tiến của nó (vài thiên niên kỷ trước công nguyên tới một vài thế-kỷ sau công-nguyên)". (Trong Cõi, trang 54-55.)

    Từ sau năm 1985, tức thời-gian ông Nguyễn-Khắc-Ngữ phát-hành sách NGDTVN đến nay, những giả-thuyết khác về nguồn gốc dân-tộc vẫn tiếp-tục được đề ra. Tuy vậy, hầu hết các giả-thuyết này đều bị ám-ảnh quá đáng vì ý-niệm về những cuộc di-dân từ Nam-Đảo tiến vào nước ta. Cũng như trước đây có một số người đã từng yên-tâm nghĩ rằng người Việt-Nam là con cháu các giống người di-cư đến từ Trung-Hoa, từ Tây-Tạng, từ Đông-Âu, từ nước Việt thời chiến-quốc...

    Một quan-điểm mà chúng tôi trình-bày qua cuốn sách này là sự liên-tục trong tiến-trình hàng-hải của dân ta. Đặc-điểm này không thể vì ngẫu-nhiên lại phù-hợp với sự liên-tục về tiến-trình sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam. Các chứng-cớ này hiển-nhiên tự nó đã mạnh mẽ nói đến một yếu-tố quan-trọng về nhân-chủng mà từ lâu hầu như vô-tình bị quên lãng. Đó là yếu-tố bản-địa của nguồn gốc dân-tộc.

    Lý-do tại sao các nhà nghiên-cứu nhân-chủng lại cứ hùa nhau đi tìm nguồn gốc ở những "giả-thuyết xa sôi đâu đó" thật là khó hiểu. Xưa nay có ít người chịu lưu-tâm tìm hiểu đến nguồn-gốc chúng ta ngay trên vùng đất quê-hương hiện-thời. Chúng tôi kêu gọi sự nỗ-lực đóng góp của mọi người theo chiều-hướng này, trước khi đi tìm kiếm ở những nơi xa xôi khác. Trường-hợp quan-niệm "bản-địa" này có sai lầm, nó cũng giúp chúng ta dò tìm ra được những con đường khác đúng hướng hơn để tiếp-tục đi tới.

    Chuyện "tìm chìa khoá xe" hẳn ai cũng gặp. Có những nhà nghiên-cứu hăng-hái, nhưng lại chỉ nghĩ đến những nơi xa. Thật chẳng khác chi việc chúng ta quýnh quáng sợ đi làm trễ, thúc-dục cả nhà chạy toán loạn đi kiếm chìa khoá ở ngoài đường ngoài ngõ, trong khi chúng ta không ngờ chìa khoá ấy vẫn nằm trong túi áo tự ngày hôm qua!

    Dân Việt trong môi trường Đông-NAm-Á

    Trên bản-đồ ngày nay, Việt-Nam có vẻ như chiếm vị-trí ở phía Bắc vùng Đông-Nam-Á. Tuy vậy, vào thời tiền-sử, nước ta nằm đúng trong khu trung-ương của toàn-thể vùng này. Trước khi Trung-Hoa nam-xâm, khu-vực từ châu-thổ sông Hoài xuống phía Nam sông Dương-Tử qua đến biên-giới Việt-Nam thực-sự đã thuộc vào Đông-Nam-Á trên các phương-diện về địa-lý và sinh-hoạt văn-hoá.

    Học-giả Anthony Reid nhận thấy rằng "nguồn-gốc chung của tổ-tiên những người Đông-Nam-Á" là một một sự kiện có thể giải-thích được một phần nào do sự tương-đồng ngôn-ngữ của các sắc dân trong vùng. (Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680, Volume One: The Lands Below the Winds, Yale University Press, 1988, trang 3.)

    Vào thời tiền-sử, nhiều bộ-tộc Việt đã sinh sống tại duyên-hải Trung-Hoa. Địa-bàn của họ nằm trên các vùng châu-thổ những con Sông Hoài, Dương-Tử, Tây-Giang, sông Hồng, sông Mã. Một số nhà ngữ-học đã tìm ra nhiều chứng-cớ hiển-nhiên rằng những bộ-tộc gọi chung là Bách-Việt này lúc xưa cùng nói một loại ngôn-ngữ Nam-Á giống như thứ ngôn-ngữ người Việt-Nam đang sử-dụng ngày nay. Hai tài-liệu như sau:

    (1) J. Norman and T. L. Mei, 'The Austroasiatics in ancient South China, some lexical evidence" Monumenta Serica, 32 [1976].

    (2) E. G. Pulleyblank, Chinese and their Neighbors in Prehistoric and Early Historic Times, in "The Origins of the Chinese Civilization" edited by David N. Keightley, University of California Press, 1983, trang 437-438.)

    Nước Việt-Nam và Biển Đông của chúng ta nằm đúng vào khu trung-ương của ĐNÁ. Chính nơi đây vào cuối thời Băng Đá, khi nước biển dâng lên, làm ngập vùng đất thấp Sundaland, một cuộc di-dân từ biển vào bờ đã xảy ra. Những người dân "nước" đầu tiên theo các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Mê-Kông... chạy vào đất liền.

    Hai nền văn-hoá sông biển và núi non lần đầu đã kết-hợp trên quê-hương ta, sau này tạo nên cái nền móng sinh-hoạt văn-hoá chung của toàn vùng Đông-Nam-Á.

    Hai chục ngàn năm trước, nền văn-hoá Hoà-Bình phát khởi. Tiến-trình đó liên-tục từ thời Đồ Đá qua thời Đồ Đồng, rồi rực sáng với nền văn-hoá Đông-Sơn vào thiên-kỷ thứ nhất trước tây-lịch (TTL.)

    Những người "dân nước" từ vùng Biển Đông tiến vào đất liền Việt-Nam đã mang theo cả những đặc-tính của ngôn-ngữ và triết-lý cuộc đời:

    - Việt-ngữ là loại ngôn-ngữ nhuốm màu hàng-hải. Tuy được đề-nghị sắp xếp vào họ Nam-Á trong lục-địa, nhưng Việt-ngữ lại có nhiều điểm tương-đồng với ngôn-ngữ Nam-Đảo ngoài Thái-Bình-Dương. (Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680, Volume One: The Lands Below the Winds, Anthony Reid, Yale University Press, 1988, trang 3.)

    - Về triết-lý, Bernard Philippe Groslier nhận-xét rằng quan-niệm và niềm tin của dân Việt về biển cả thật sâu đậm. Ông viết như sau: Biển cả trải dài, vượt cả ra ngoài chân trời và tầm hiểu biết của con người, gợi ra cái ấn-tượng về nguồn gốc của muôn loài, cả đến một thế-giới trước khi khai-thiên lập-địa và cũng là nơi quê-hương cho người chết trở về. (The Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, bản dịch của George Lawrence, Crown Publishers, inc., New York, 1962, trang 21.)

    Hầu hết các phát-minh thuyền bè, buồm, chèo, lái ... của nhân-loại ngày nay đều có gốc rễ từ bán-đảo Đông-Dương. Chừng 60,000 năm trước, khi những nhóm cư-dân Đông-Nam-Á đầu tiên dùng bè vượt biển tới Úc-Châu, tiền-nhân Việt-tộc chắc chắn cũng đã dùng phương-cách di-chuyển như vậy. Nhiều tiến-bộ về kiến-trúc thuyền bè đã đạt được và thành-quả đáng kể nhất có lẽ là cách sử-dụng phối-hợp tài-tình hai hệ-thống buồm và xiếm. Nhờ vậy, một số loại ghe thuyền ở Việt-Nam có thể tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày dài, không cần phải sửa đổi tay lái. (Connaissance du Việt-Nam, Pierre Huard và Maurice Durand, Hanoi 1954, trang 232.)

    Hoà-Bình và Đông-Sơn là những nền văn-hoá đầu-tiên của nhân-loại tỏa rộng ra khắp nơi bằng đường hàng-hải. Oswald Menghin đã nhận-xét rằng: "dù một nền văn-minh nào đó có phát-khởi ở đâu chăng nữa, có rực rỡ đến thế nào đi nữa, sự truyền-bá cũng cần một nền văn-minh hàng-hải làm phương-tiện chuyên-chở ngang qua biển cả ra hải-đảo xa xăm, vượt đại-dương tới đất mới như Mỹ-Châu." (Relaciones transpacificas de America precolumbina, Báo Runa 10(1-2), 1967: 83-97.)

    Chưa có một nền văn-hoá nào trên địa-cầu này mà địa-bàn lại rộng rãi, vượt cả các đại-dương bao la đến như vậy. Nước Văn-Lang là quốc-gia được thành-lập sớm nhất ở Đông-Nam-Á. Hình ảnh chiến-sĩ và chiến-thuyền ghi khắc trên trống đồng gần 3,000 năm trước đây cho thấy rõ sự hiện-hữu của một lực-lượng thủy-quân có tổ-chức chặt chẽ và lâu đời nhất thế-giới trên đất nước Việt-Nam.

    ĐNÁ, vùng Đất thuận-hảo cho sự sinh-tồn của con người

    Đi theo thuyết Darwin, nhiều khoa-học-gia hiện nay đồng-ý với nhau về tiến-trình loài linh-trưởng (primate) tiến-hoá thành loài người đã diễn ra tại Phi-Châu. Từ chỗ đó, loài người mới di-chuyển qua các nơi khác trên địa-cầu. (Origins. Richard E. Leakey and Roger Lewin, MacDonald and Jane's, London, 1977, trang 88, 117.)

    Tuy vậy vẫn còn nghi-vấn về "Đông-Nam-Á có thể đã là nơi phát-tích một nhánh chủng-tộc riêng của loài người" vì mấy khám-phá mới đây như sau:

    - Tại Mandalay, Miến-Điện năm 1979, người ta tìm ra nhiều xương hoá-thạch của loài Primate lâu tới 40 triệu năm. Vì chứng-tích này cổ hơn bất cứ nơi đâu trên trái đất nên đã có kết-luận rằng: loài Primate thoạt tiên sinh sống trong vùng Đông-Nam-Á trước, sau mới di-chuyển ngang qua khu-vực Tây Á-Châu rồi sang Phi-Châu (Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific, viết tắt Naga, Sumet Jumsai, xuất-bản tại Singapore, Oxford University Press, 1988, trang 2.)

    - Trong giai-đoạn tiến hoá của loài người, giống Homo-Erectus (người đứng thẳng) có lẽ tồn-tại lâu nhất tại vùng đất liền Đông-Nam-Á, lâu hơn tại tất cả các nơi khác trên địa-cầu, kể cả Phi-Châu và Âu-Châu (People of the Earth, An introduction World Prehistory, Brian M. Fagan, Harper Collin Publishers, New York, 1992, trang 155-156.)

    - Học-giả Thái-Lan Sumet Jumsai tìm ra rằng chỉ có 3 vùng trên trái đất thuộc vòng đai nhiệt-đới là thuận-hảo cho sự sinh-tồn của loài người trong thời Băng Đá. Đó là vùng bình-nguyên sông Amazone Nam-Mỹ, vùng Trung Phi-Châu và vùng Đông-Nam-Á. Ông so sánh tình-trạng như sau: Mỹ-Châu thời đó chưa có người, Phi-Châu có nhiều giống thú dữ và khu duyên hà, duyên-hải không có dấu tích sinh-hoạt loài người. Chỉ còn vùng Đông-Nam-Á mới thực-sự là nơi hội-tụ những điều-kiện tiện-lợi để cho loài người sống sót. (Naga, trang 3.)

    - Constance Mary Turnbill viết trong sách Lịch-sử Mã-Lai-Á, Tân-Gia-Ba và Brunei như sau : "Những khu rừng già (nhiều mưa) Đông-Nam-Á, với những nguồn thực-phẩm dồi dào; nhiều loại cây trái, súc-vật và tôm cá; có lẽ là một trong những môi-trường sinh-hoạt sớm sủa và thuận-tiện nhất để nhân-loại tiến-hoá. (A History of Malaysia, Singapore and Brunei; in tại Hong Kong, 1989, trang 7).

    Ronald Provencher còn phỏng-đoán loài người đã xuất-hiện sinh sống tại Đông-Nam-Á từ 2 triệu năm trước đây. (Mainland Southeast Asia: A Anthropological Perspective, viết tắt: Mainland Southeast Asia, Nhà xuất-bản Goodyear Publishing Company, California 4/ 1975, trang 17.)

    Người Vượn, Người Cổ và Người Khôn-ngoan trên đất nước ta

    Mười mấy ngàn năm trước, môi-trường Đông-Nam-Á, đặc-biệt ở Việt-Nam, đã được chứng-minh là nơi thuận-tiện cho việc gây giống và trồng cấy những cọng rau, cây trái đầu tiên.

    Với những thành-tựu của người dân thuộc các nền văn-hoá Hoà-Bình - Bắc-Sơn, lịch-sử dân-tộc ta cũng như cả vùng Đông-Nam-Á bước vào một bước ngoặc lớn: một trung-tâm nông-nghiệp vào loại sớm nhất của nhân-loại đã ra đời vào khoảng vạn năm trước. Con người từng bước giã-từ hái lượm, săn bắn bước vào cuộc sống sản-xuất. (Lịch Văn-hoá Việt-Nam - Viết tắt LVHVN - Sài-Gòn, 1988: trang 36.)

    Sự kiện quan-trọng không kém trong ngành Tiền-sử-học là những khám-phá mới đây về nhân-chủng. Kể từ năm 1960 đến nay, khoa khảo-cổ đã phát-hiện nhiều di-tích quan-trọng chứng-minh sự có mặt của Người Vượn, Người Cổ và Người Khôn-ngoan trên đất nước ta. Một số tài-liệu được LVHVN gọi là "vô cùng quan-trọng" để tìm-hiểu quá-trình chuyển-biến từ Homo-Erectus sang Homo-Sapien (người khôn ngoan.) Đây là vấn đề đã và đang được các nhà nhân-chủng-học trên thế-giới hết sức quan-tâm.

    Sau khi duyệt qua những khám-phá trong thập-niên 1960 về người vượn Thẩm Khuyên, người vượn Thẩm ồm, người cổ Hang Hùm, người khôn ngoan Kéo Lèng; các giáo-sư Phan-Huy-Lê, Hà-Văn-Tấn và Hoàng-Xuân-Chinh mạnh dạn kết-luận rằng: Trên đất nước ta hàng mấy chục ngàn năm trước đã từng diễn ra quá-trình tiến-hoá từ người vượn thành người hiện-đại. (LVHVN, trang 35.)

    Ngày nay, Việt-Nam là nơi lôi-cuốn nhiều nhà khoa-học đến nghíên-cứu về tiến-trình nhân-chủng. Nhà Nhân-chủng-học Russell Ciochon (tác-giả bài "The Ape That Was", Natural History, November 1991) và nhà Khảo-cổ-học John Olsen đã khám-phá ra nhiều chứng-tích ở Việt-Nam cho thấy giống người vượn khổng-lồ Gigantopithecus cao 10 bộ Anh đã từng sinh sống đồng-thời với giống người Homo-Erectus trong khoảng thời-gian dài tới 500,000 năm. (Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Virginia, 1995, trang 16-17.)

    Brian M. Fagan cho biết tại những hang của Làng Trang, Việt-Nam, người ta tìm thấy di-cốt của người Homo-Erectus cổ tới 500,000 năm. Chứng-tích này thuộc loại cổ nhất Đông-Nam-Á (People of the Earth, An introduction to World Prehistory; 1992, trang 129.)

    Hình 1 Một số địa-danh mới và cũ của vùng Đông-Nam-Á

    Nơi khai-sinh nền Văn-minh Nước và Văn-minh Thực-Vật

    Đất nước chúng ta nằm trong vùng nhiệt-đới gió mùa. Có nhiều ý-kiến khác nhau về ảnh-hưởng vị-trí đối với trình-độ sinh-hoạt của dân ta.

    Một số nhà địa-lý và nhân-chủng-học đã cho rằng nền Văn-minh Việt-Nam đặt trên vị-trí "bình-nguyên nhiệt-đới" (Những đặc-điểm của nền văn-minh Việt-Nam, Thái-Văn-Kiểm trong Tuyển Tập Ngôn ngữ Văn tự Việt-Nam, Dòng Việt, San José, 1993, trang 141-151.) Tuy vậy, văn-minh của chúng ta không hoàn-toàn mang tính-cách của một bình-nguyên nhiệt-đới vì các lý-do như sau:

    -Về vị-trí, lãnh-thổ Việt-Nam không nằm sâu trong nội-địa mà lại nằm cạnh Biển Đông. Việt-Nam có lẽ là quốc-gia độc-nhất trong đất liền nhiệt-đới mà một phần duyên-hải lại mang tính-chất riêng-biệt của hải-đảo. Linda Norene Shaffer cho rằng trải dài suốt mấy trăm hải-lý, bờ biển lồi lõm Trung-Việt có đặc-tính rõ rệt của hải-đảo nhiều hơn các đặc-tính thuộc về lục-địa. (Maritime Southeast Asia to 1500, USA, 1996, trang 3.)

    -Về văn-hoá, người Việt-Nam hướng đến các hoạt-động về nông-nghiệp và hàng-hải. Dân ta không nhận ảnh-hưởng từ một nền văn-minh thạch đá nào như các dân-tộc khác trên những bình-nguyên nhiệt-đới như Ai-cập, Mễ-Tây-Cơ v.v... Mặc dù tiến-bộ sớm nhất Đông-Nam-Á, người Việt-Nam không bao giờ theo đuổi chiều hướng xây cất đá khối nặng nề như các dân-tộc láng giềng như Nam-Dương, Khmer, Lào...

    Học-giả Sumet Jumsai đã dùng ý-kiến của học-giả Buckminster Fuller để viết phần kết-luận cho quyển sách khá nổi tiếng của ông, cuốn "Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific", (Singapore, Oxford University Press, xuất-bản 1988, p. 174.) Buckminster Fuller đã bị thuyết-phục và mong rằng vì sự sống còn của nhân-loại trong tương-lai, con người nên noi theo chân-lý "nước" đó mà tiết-kiệm vật-liệu, năng-lượng v.v... (Nguyên-văn: He (Fuller) was convinced that future worlds will survive only if humans create more by using less-less material, less weight, less enegy, etc.)

    Vì những lý-do hiển-nhiên như vậy, các nhà khảo-cổ như Carl Sauer, Solheim đã tin-tưởng Đông-Nam-Á là nơi thuận-tiện nhất để con người có thể dễ-dàng chuyển-biến cây rừng cỏ dại thành rau trái trồng trọt được trong vườn. Chỉ nhờ những sự thuần-hoá đó, nhân-loại mới sản-xuất thêm nhiều thực-phẩm. Vì không còn phải nay đây mai đó, tốn kém quá nhiều thời-giờ để gom nhặt thực-phẩm một cách khó khăn, tiền-nhân bắt đầu định-cư lại. Cùng với nền văn-minh hàng-hải, một nền văn-minh thực-vật đã xuất-hiện rất sớm sủa.

    Lawrence J. Ma thuộc University of Akron nghĩ rằng giống người Homo-Sapien xuất-hiện rất sớm tại Đông-Nam-Á, sau này là tiền-nhân của chủng-loại Austroloid. Ma ước-lượng thổ-dân vùng này khởi sự gia-súc-hoá loài vật và trồng trọt từ 15,000 trước đây, tức là sớm sủa hơn vùng Tây-Nam Á-Châu (hay Bán-nguyệt Phì-nhiêu) tới 5,000 năm. (Cultural Diversity, Laurence J. Ma; sách "Southeast Asia, Ream of Contrasts"; edited by Ashok K. Dutt, Westview Press, Colorado, 1985, p. 54.)

    Nước Việt-Nam nằm trên một bán-đảo có nhiều vùng châu-thổ rất thấp ở về phía cực Đông Nam của lục-địa Á-Châu. Quanh năm khí trời ấm áp, nhiệt-độ tuy cao nhưng đều đều ít thay đổi. Ánh nắng mặt trời chan-hoà, vũ-độ thường-niên rất cao và bầu trời ít khi u-ám. Hai mùa gió Đông-Bắc, Tây-Nam đối-nghịch đem theo hai mùa mưa nắng rõ rệt. Trên có rừng ngăn chặn lối đi, dưới có biển mở rộng đường qua nhiều xứ sở. Địa-thế và môi-trường như vậy được kể là độc nhất, không có vùng đất nào trên thế-giới tương-tự như vậy.

    Dân-cư Đất liền và Hải-đảo

    Đất liền luôn luôn chiếm ưu-thế hơn hải-đảo về môi-trường sinh sống cho con người. Đặc-biệt trong thời tiền-sử, khi kiến-thức và phương-tiện còn yếu kém, những hòn đảo nhỏ bé thường hoang vắng không có người ở.

    Điều chắc chắn là nếu có khả-năng để tự-do chọn lựa, "Người Khôn-ngoan" đương-nhiên đã chọn lựa được sinh sống trên bán-đảo Đông-Dương còn hơn là phải cư-trú trên các hải-đảo xa xôi ngoài khơi (như các đảo Nam-Dương và Đại-Dương-Châu), hay vùng đất giá lạnh (đất Hoa-Bắc ngày nay.) Khi đó cả hai nơi này rất ít người cư-ngụ.

    Lịch-sử nhân-loại chứng-minh rằng các nền văn-minh lớn đều phát-sinh từ ven bìa lục-địa, nơi những vùng duyên-hà duyên-hải. Lẽ thường cũng thấy rằng loài người sinh sôi nẩy nở đông-đúc hơn ở trên lục-địa, sau đó mới di-cư qua các hải-đảo. Khoa khảo-cổ nhờ dựa vào cách định tuổi Carbon 14 đã cho biết sự chiếm-ngự các đảo ngoài biển chỉ mới xảy ra gần đây mà thôi.

    Hình 2.-Loài người từ đất-liền Cổ Việt đến cư-trú trên các đảo rất trễ. (Wangka, Edwin Doran, Jr.; Texas University Press, 1981, trang 54.)
    Từ thời cổ cho đến ngày nay, trừ ra trên những hòn đảo to lớn như Anh-Quốc, như Nhật-Bản; mức sống của dân-cư các hải-đảo rõ rệt là thua kém dân trên đất liền rất xa. Trong cổ-thời, hải-đảo dù có vĩ-đại cỡ Úc-Châu cũng rất vắng vẻ, ít có dấu chân người!

    Trong trường-hợp liên-hệ Việt-Nam và Nam-Dương, người ta không hiểu giả-thuyết dân Nam-Dương di-cư lên xứ ta vững-chắc bao nhiêu không biết, nhưng các học-giả ngày nay chứng-minh rõ ràng sự hiện-diện của những con đường biển đi theo chiều ngược lại suốt nhiều ngàn năm. Trước thì văn-minh Hoà-Bình từ Việt-Nam đi Nam-Dương đi Úc. Sau này văn-minh Đông-Sơn cũng từ Việt-Nam tràn qua các hải-đảo khắp xứ Nam-Dương, cùng những đảo khác miền Đông-Nam Á. Khi đọc tài-liệu khảo-cổ Nam-Dương, ta thấy ngay những trang sách nói về ảnh-hưởng của văn-hoá Hoà-Bình / Đông-Sơn qua mọi sinh-hoạt xứ này như hàng-hải, mỹ-thuật, cổ-tục v.v.

    Hiện nay, sinh-hoạt của loài người trên các hải-đảo Thái-Bình-Dương đã được nghiên-cứu tường-tận. Tuy vậy, chưa có tài-liệu vững-chắc nào nói về sự di-dân hay ảnh-hưởng văn-hoá từ phía các đảo Đại-Dương-Châu trở vào đất liền Việt-Nam. Trái lại, sách vở bàn về sự bành-trướng dân-cư từ vùng đất liền Đông-Dương và Đông-Nam Trung-Hoa tràn ra ngoài biển đến Đại-Dương-Châu hay các đảo khác trên Thái-Bình-Dương lại rất phong-phú trong thư-viện.

    Ronald Provencher viết rằng : Do sự tương-tự về ngôn-ngữ hải-đảo Malayo-Polynesian tìm thấy tại nhiều nơi tại khu-vực, người ta có thể cho rằng di-dân từ đảo đã đi vào đất liền được không? Dù sao thì lý-lẽ con người di-chuyển từ lục-địa đi ra các đảo không thể phủ-nhận được. (Mainland Southeast Asia: A Anthropological Perspective, Ronald Provencher, Goodyear Publishing Company, California 4/ 1975, p. 16.)
    Dân Hải-đảo Đông-Nam-Á từ đất liền đi ra

    Dunn cho rằng dân Đông-Nam-Á, vì sự cần-thiết phải "lập đầu cầu" nối-tiếp những vùng biển càng ngày càng rộng ra khi nước dâng lên vào cuối thời Hồng-tích-kỳ (Pleistocene) mà phát-triển nghệ-thuật hàng-hải. Golson nghĩ rằng khoảng 3,000 tới 1,000 năm TTL., Biển Đông Việt-Nam là trung-tâm phát-sinh hàng-hải. Ling đưa ra bằng-chứng của bè mảng 3.000 năm TTL. là chỉ dấu cho rằng khu-vực Hoa-Nam (gồm cả Bắc Việt) đã khởi-xuất những chuyến đưa người di-dân ra ngoài khơi Thái-Bình-Dương.

    Thời-gian này đúng vào giai-đoạn phát-triển (thịnh-đạt) của thuyền buồm. David Lewis trình-bày sinh-hoạt hàng-hải phát-nguyên từ vùng ven biển Á-Châu trước, sau đó ảnh-hưởng của nó mới theo di-dân mà lan tràn ra các hải-đảo ngoài Thái-Bình-Dương. (The Pacific navigators' debt to the ancient seafarers of Asia, , trong The Changing Pacific, edited by Neil Gunson, Oxford University Press, 1979, trang 46.)

    Riêng quan-niệm "sắc-dân đầu-tiên sống trên giải đất của chúng ta là giống Melanesian đã theo gió mùa đi vào" có nhiều phần không hợp-lý theo quan-điểm hàng-hải. Khả-năng hải-hành của dân Melanesian cách nay 50,000 năm không cho phép họ làm như vậy. Vả lại không có lý-do gì thúc-đẩy họ phải rời bỏ các đảo vùng Melanesia. Nếu từ đó, họ di-cư về phía Tây Tây Bắc, họ đã gặp các đảo Phi-luật-Tân và Đông Nam-Dương. Lý-do tại sao dân Melanesian không ngừng lại đó mà tiến vào xứ ta, cũng là một câu hỏi không có câu trả lời thích-đáng.

    Giáo-sư Nguyễn-khắc-Ngữ lại ước-đoán rằng "Dân Melanesian đến xứ ta trước giống Indonesian, mà sắc dân từ Nam-Dương sau này đã di-cư lên trong thời-kỳ băng-giá cuối cùng, tức cách đây từ 10.000 đến 50.000 năm." Thực ra, trong thời-gian 10,000 - 50,000 năm trước, loài người chưa sinh sống ngoài các hải-đảo nhỏ bé và xa vắng như Melanesia. Trường-hợp có dân-cư, số lượng còn quá ít để phải di-cư.

    Thời-gian trước đó (tức trước đây 50,000 năm), quần-đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Melanesia chắc chắn chưa có bóng người cư-ngụ.

    Việt-ngữ: gạch nối nhiều Ngôn-ngữ

    Theo nhiều nhà ngôn-ngữ-học, Việt-ngữ thuộc về loại Mon-Khmer. Người chủ-trương danh-tiếng nhất của thuyết này là Wilhelm Schmidt. Trong cuốn sách "Grundzuge einer Lautlehre der Mon-Khmer Sprachen", Wien: Alfred Holder xuất-bản, 1905, nơi trang 3; vị Tu-sĩ kiêm nhà Ngữ-học này cho biết mặc dầu ông có tìm ra vài yếu-tố dấu, giọng của Việt-ngữ xa lạ đối với nhóm Mon-Khmer, song ông vẫn cho rằng tiếng Việt, "không nghi ngờ gì nữa, phải được sắp xếp trong nhóm Mon-Khmer."

    Loại ngôn-ngữ này là ngôn-ngữ cổ xưa trong vùng Đông-Nam-Á. Người dân địa-phương sử-dụng Mon-Khmer từ thời tiền-sử, địa-bàn của nó đã lan tràn khắp vùng đất rộng lớn nằm giữa Ấn-Độ-Dương và Biển Đông.

    Ngày nay tiếng Mon ở Diến-Điện, tiếng Khmer ở Cambodia, tiếng Jakun ở bán-đảo Mã-Lai, tiếng Việt, Mường và tiếng nói của một số dân thiểu-số trên bán-đảo Đông-Dương cùng thuộc gia-đình ngôn-ngữ này. Sau khi cuốn "Mon-Khmer Sprachen" đã kể ở trên được xuất-bản, Wilhelm Schmidt lại đưa ra thêm cuốn Die Mon-Khmer-Volker, ein Bindeglied zwischen Volkern Zentralasiens und Austronesiens, cho rằng "Các dân-tộc Mon-Khmer là gạch nối giữa các dân-tộc Trung-Á và Nam-Đảo," (Braunschweig,1906.) Những công-trình khảo-cứu này được hầu hết các nhà ngữ-học công-nhận sau thế-chiến II.

    Học-giả Anthony Reid đồng-ý với Schmidt đã phát-biểu rằng giọng nói (tones) của người Việt có vẻ như xuất-xứ từ tiếng Hoa, tiếng Tạng, nhưng số ít giọng biệt-lệ này chỉ mới xuất-hiện trong thời-gian gần đây mà thôi. Reid nói: "Việt-ngữ thuộc họ Nam-Á, liên-hệ với nhóm Mon-Khmer. Thời tiền-sử, nhóm ngôn-ngữ này đã có một địa-bàn còn rộng rãi hơn ngày nay nữa." (Southeast Asia in the Age of Commerce 1540-1680, Volume One: The Lands Below the Winds, Yale University Press, 1988, trang 3.)

    Sự lan-truyền của Mon-Khmer ngữ thật bao-la. Terry G. Jordan, Mona Domosh, Lester Rowntree xác-định rằng trước đây 5,000 năm, ngôn-ngữ vùng đất liền nằm giữa Bắc-Việt-Nam và Miến Điện đã được những cánh buồm và hàng-hải chuyên chở qua tận New Zealand, Easter island, Hawaii. and Madagascar. (The Human Mosaic, A Thematic introduction to Cultural Geography, 7th Edition, Terry G. Jordan, Mona Domosh, Lester Rowntree; Longman, New York, 1997, p. 178-179.)

    Nhà ngôn-ngữ-học Paul Rivet cho rằng rằng tính chất hàng-hải của ngôn-ngữ Đông-Nam-Á, đã theo đường biển lan-truyền qua Nhật-Bản, Tasmania, Địa-trung-Hải, Phi-Châu, Mỹ-Châu. (Sumérien et Océanien, trong Collection linguistique, publiée par la Société de linguistique de Paris 24, Paris, 1929.) Theo Bernard Philippe Groslier, Mon-Khmer liên-hệ với cả hai họ ngôn-ngữ Nam-Á Austroasiatic lẫn Nam-Đảo Austronesian (The Art of Indochina, trang 27.)

    Những tranh-luận về gốc gác ngôn-ngữ Việt trong Mon-Khmer tuy có thể còn tiếp-tục, nhưng xem ra sự chống-đối đang suy-giảm rõ rệt. Cho dù giả-thuyết ngôn-ngữ có nhiều, nhưng chưa có giả-thuyết nào cho rằng gốc gác tiếng nói dân ta đến từ các hải-đảo Melanesian nhỏ bé ngoài khơi.

    Trong khi đó, các Biên-tập-viên của tổ-hợp Time-Life Books xác-nhận rằng: "Cho đến nay, quan-niệm đươc mọi người chấp-nhận một cách rộng rãi là sự di-dân đường biển đã do người Việt-Nam, Mã-Lai, Nam-Dương thưc-hiện. Những thủy-thủ "nước sâu" này đã vượt biển thật xa, tới tận bờ biển Phi-Châu một thế-kỷ TTL., thường-xuyên hải-thương với „
    Ấn-Độ, Hồng-Hải, và ra các đảo Thái-Bình-Dương, mà ở đó họ lần lượt chiếm-cứ và định-cư lại." (Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Virginia, 1995, trang 66.)

    Tóm lại sở dĩ Việt-ngữ cũng như Môn-Mên-ngữ được kể là cái gạch nối nhiều loại ngôn-ngữ khác như vậy chính nhờ vào đường chuyển-vận hàng-hải cổ-thời của dân ta.

    Nguồn Gốc Dân-tộc qua chứng-tích ngôn-ngữ và Sự liên-tục của tiến-trình văn-hoá

    Theo sự tin-tưởng của nhiều học-giả Việt-Nam, danh-tự "Việt" có nghiã là tiến lên, vượt trội lên... Tính kiên-quyết của dân ta vượt mọi khó khăn trở ngại biểu-lộ ngay từ trong những ngày đầu sinh-hoạt. Nhà địa-lý-học Carl Sauer đề-cao tinh-thần tiến-bộ của dân-cư giống Việt (Yủeh) vào giai-đoạn khởi-nguyên nền văn-hoá Hoà-Bình như sau: Một thế-giới mới đã thành hình, sự thay đổi môi-trường vật-lý địa-dư đã trở thành cơ-hội thuận-tiện tối-đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ... Người dân bỏ sự nhàn rỗi và nhờ trí óc tò mò để tìm thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thơì-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp". (Environnement and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings of the American Philosophical Society Vol. 92, 1948: trang 65-77.)



    Tiến-trình văn-hoá liên-tục của Đông-Nam-Á đã được các khoa-học-gia nghiên-cứu khá đầy đủ với những lập-luận vững chắc. Sự liên-tục này cũng chứng-minh rằng những dân gốc địa-phương vẫn liên-tục cư-ngụ và nắm giữ vai trò chính- yếu.

    William Meacham mô-tả sự liên-tục trong tiến-trình sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam như sau: "... nền văn-minh Đồ Đá Hoà-Bình đã tiến-triển trong khoảng thời-gian 9,000- 5,600 năm TTL., sang Bắc-Sơn 8,300-5,900 năm TTL., liên-tục qua nhiều nền văn-minh; sau này tới thời Đồ Đồng của Phùng-Nguyên 3,000-1500 năm TTL., rồi Đông-Sơn 500 năm TTL., rõ ràng nhuốm mầu sắc hàng-hải." (Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia, viết tắt Origins and Development of the Yủeh, sưu-tập The Origins of Chinese Civilization, edited by David N. Keightley, London 1983: 147-175.)

    Cũng theo các Biên-tập-viên của tổ-chức Time-Life Books: "Cuộc khảo-sát tại Non Nok Tha (năm 1965-1966) cho thấy việc luyện-kim rất cổ xưa và là kỹ-thuật bản-địa tại Đông-Nam-Á. Sau Non Nak Tha, nhiều cuộc khảo-cổ đã thực-hiện tại 30 địa-điểm khác nữa cho thấy có những nền văn-hoá đi trước Đông-Sơn. Chẳng hạn như tại Bắc Việt-Nam; nền văn-hoá Phùng-Nguyên với niên-đại 2,000 năm TTL. Văn-hoá Đông-Sơn như vậy, hiển-nhiên có gốc rễ tại chỗ đã ăn sâu vào đất nước quê-hương (Việt-Nam) với những làng xóm cổ xưa nhất trong vùng." (Southeast Asia: A Past Regained, Time-Life Books, Virginia, 1995, trang 50-51.)

    Văn-hoá Đông-Sơn đã được các giới khoa-học Việt-Nam xếp vào sinh-hoạt của thời-đại Hùng-Vương. Những nền văn-minh trước đó như Phùng-Nguyên, Hoà-Bình cũng thuộc dòng văn-hoá chung của dân-tộc. Dân-cư Phùng-Nguyên năm ngàn năm trước và dân-cư Hoà-Bình mười ngàn năm trước, hẳn nhiên xứng-đáng được coi như "trực-thuộc vào rễ cái" của dân-tộc chúng ta.

    Nhân-chủng và sinh-ngữ của một dân-tộc là hai yếu-tố có thể đến từ hai nguồn-gốc khác nhau. Tuy vậy ở xứ ta, hai yếu-tố này đã hiện-hữu song-hành từ rất lâu đời. Nếu các kết-quả khảo-cứu về hàng-hải được kể ra trong tập tài-liệu này là đúng, dân ta đã khởi nguyên, đã phát-triển và đã sinh-hoạt liên-tục quanh khu-vực Biển Đông từ thời Băng Đá. Nhờ may mắn không có tai-nạn diệt-chủng, những căn-bản ngôn-ngữ của tiền-nhân từ năm mười ngàn năm xưa vẫn còn hiện-hữu một cách trực-tiếp hay gián-tiếp cho đến bây giờ.

    Thật rõ ràng, ngôn-ngữ Việt không có gốc rễ từ hải-đảo, cũng không khởi-nguyên từ Hoa-ngữ. Nhà Dân-tộc Ngôn-ngữ-học Nguyễn-bạt-Tuỵ đã từng kêu gọi: Ngữ ta thuộc hệ-thống ầu (tức Mon-Khơme) với một hệ-thống phụ-âm đầu đặc-biệt mà người Trung-Hoa (kể cả người "Việt" Hoa-Nam) không có, vậy ta phải tôn-trọng tinh-thần xuôi ý của ta mà không ăn nói như người Hán.

    Suy rộng ra, nguồn-gốc dân-tộc và ngôn-ngữ của ta có tính-chất bản-địa Đông-Nam-Á. Những hoạt-động hàng-hải đã mang những "mảnh vụn" sinh-hoạt văn-hoá, trong đó có ảnh-hưởng của ngôn-ngữ từ lục-địa đi ra những vùng rất xa, rất rộng ngang qua mặt đại-dương.

    Xuôi ý đúng là cách sinh-hoạt của người đi thuyền, không phải dân cưỡi ngựa hay dùng xe.

    Biển Đông không chia cắt mà còn nối các dân-tộc quanh vùng với nhau

    Các chủng tộc sống trong vùng Đông-Nam-Á lúc xưa rất gần gũi nhau. Biển Đông không ngăn-cách họ xa nhau như người ta vẫn tưởng-tượng xưa nay. Biển Đông đã nối kết họ lại với nhau qua đường hàng-hải. Lý-luận "biển cả - hành-lang giao-tiếp" tương-tự như vậy đã được Thor Hayerdahl trình-bày rất cặn kẽ trong cuốn sách "Early Man and the Ocean", (xuất bản tại New York, 1979.)

    Thời chiến-tranh Quốc-Cộng vào thập-niên 1960, một số người Phi-Luật-Tân phục-vụ ngành Tâm-lý-chiến ở Việt-Nam đã bất ngờ khám-phá ra một sự kỳ-thú về ngôn-ngữ. Họ có thể nói chuyện bằng thổ-ngữ của Phi với một số đồng-bào Thượng của ta ở cao-nguyên Trung-phần không cần thông-ngôn.

    Càng ngày ánh sáng văn-minh càng rọi vào những vùng u-tối của suy-luận. Rất nhiều nhà nghiên-cứu hiện-đại đã thấy rằng người Việt-Nam rất gần với những người dân thiểu-số trên cao-nguyên. Sinh-hoạt của dân-tộc ta cũng không xa xôi gì với các dân-tộc láng giềng Đông-Nam-Á. Khi nói "đồng-bào thiểu-số" trên một căn-bản giới-hạn về nhân-chủng nào đó, ta nhận rằng họ đúng là đồng-bào với ta.

    Bản-chất nguyên-thủy của chúng ta không phải "
    Ấn-Độ / Chi-Na" như tên người Tây-phương đã đặt cho bán-đảo chúng ta cư-ngụ. Chủng Việt không những quá xa-lạ với Aryan Ấn-độ và cũng quá khác-biệt với Hoa-chủng phương Bắc. Những dị-biệt về nhân-hình giữa ta và Tàu cùng những tương-đồng giữa ta với các dân hải-đảo thuộc chủng Mã-Lai Nam-Á đã được chứng-minh rõ ràng qua những chi-tiết về chỉ-số sọ, máu, chiều cao, mầu da, tóc v.v... Sau khi đọc qua những bản báo-cáo đặc-tính nhân-hình kèm theo đầy đủ các bảng thống-kê, xem đến những tập-tục, huyền-thoại ... của các giống dân Đông-Nam-Á, không một người Viêt-Nam nào còn dám nhận mình là Tàu nữa. Hai tập tài-liệu sau đây trình-bày đầy đủ về những yếu tố nhân-hình và tập-tục khác-biệt này:

    - Nguyễn-khắc-Ngữ, Nguồn Gốc Dân-tộc Việt-Nam, xuất-bản ở Montréal năm 1985.

    - Bình-Nguyên-Lộc, Nguồn gốc Mã-Lai của Dân-tộc Việt-Nam, Bách Bộc Sài-gòn xuất-bản, 1971.


      Hôm nay: 19/4/2024, 11:57 pm