Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Tây – Nam sử . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Tây – Nam sử . Flags_1



    Tây – Nam sử .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Tây – Nam sử . Empty Tây – Nam sử .

    Bài gửi by Admin 14/4/2012, 1:24 pm

    Theo Việt nam sử lược : Mã viện sau khi đánh bại thành phần chính của quân khởi nghĩa Hai bà Trưng đã tiến quân vào Cửu chân truy quét quân của Đô Dương bộ tướng của hai bà .
    Đô Dương là tam sao thất bản của Đạt vương anh hùng của người Choang chính là Triệu quốc Đạt anh của nữ tướng Triệu thị Trinh hay Chinh .
    Triệu quốc Đạt không phải là họ và tên , Triệu thực ra là ‘chậu’tiếng Thái – Lào , Việt ngữ là ‘chủ – chúa’ , Đạt là kí âm chữ Nho của Đak tiếng địa phương nghĩa là Nước , Triệu quốc Đạt nghĩa chính xác là chúa ‘quốc gia Nước’ , nước – nác – Lạc trong ngôn ngữ Dịch học nghĩa là quốc gia ở phương Nam hay Nam quốc .
    Sử Việt viết : Triệu quốc Đạt và em là Triệu thị Trinh khởi binh năm 246 ở Cửu chân – Thanh hoá chống lại ách thống trị của nhà Ngô thời Tam quốc . thời kỳ Tam Quốc ở Trung Hoa có Ngụy (220-265), Thục Hán (221-263) và Đông Ngô (222-280); nước ta lệ thuộc dưới sự thống trị của Đông Ngô, dân tình vô cùng khổ sở, lầm than.
    Sử Việt viết …Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của anh em Bà Triệu. Khi ra trận bà thường cưỡi voi, chít khăn vàng trên đầu, trông rất oai phong, bà còn được nhân dân phong là “Nhụy kiều tướng quân”. Nghĩa quân do bà chỉ huy đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa. Hai bên giao chiến với nhau nhiều trận nhưng vẫn bất phân thắng bại, trong khi nghĩa quân của bà ngày một ít lại. Trước sự tương quan lực lượng đó, bà đã bảo vệ khí tiết của mình, không chịu rơi vào tay của bọn giặc. Bà Triệu đem quân lên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa) và rút gươm tự sát vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi .
    Bậc Nữ Vương hy sinh lúc còn trinh trắng nên còn gọi là Triệu Trinh Vương ?
    Đúng là tào lao kiểu ‘nho chùm’ , thực ra : Triệu là chúa , Triệu thị là bà chúa hay nữ chúa , Trinh có thể là tên riêng hoặc cũng có thể là 1 trong 4 chuẩn mực suy tư theo Dịch học được nói đến trong quẻ Càn và quẻ Khôn : nguyên – hanh – lợi – trinh , Trinh ở đây nghĩa là bền vững không đổi , về phương hướng là phương Tây đồng nghĩa với Đoài – Đoạt , Triệu thị Trinh chỉ là ‘chức hiệu’ chỉ ‘nữ chúa miền Tây ’ .
    Thông tin trong nhiều tư liệu lịch sử Việt khiến không khỏi băn khoăn :
    – Bà khi ra trận mặc áo giáp vàng (màu).
    – Trong “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” :


    “Đầu voi phất ngọn cờ vàng
    Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha
    Chông gai một cuộc quan hà
    Dù khi chiến tử còn là hiển linh”.

    – Áo vàng – cờ vàng nhưng Rõ hơn hết là những dòng : Khi ra trận bà thường cưỡi voi, chít khăn vàng trên đầu…
    Đầu đội khăn vàng ….không là “giặc” Hoàng cân thì là ai ?.
    Khẩu hiệu của khởi nghĩa Hoàng cân là “…trời xanh sắp sập , trời vàng nổi lên …” , vàng là màu biểu trưng của khởi nghĩa khăn vàng tín đồ Thái bình giáo do Trương Giác lãnh đạo .
    Bác sĩ Trần đại Sỹ sưu tầm bên Tàu thần thoại khá lý thú về khởi nghĩa Hai bà Trưng …trong đó hai bà Trưng là công chúa con ngọc hoàng thượng đế bị đày xuống trần còn Lưu Tú vua Đông hãn quốc là Thanh y đồng tử nghĩa là …thằng nhãi ranh áo xanh , Xanh là màu của phương đông ứng vớí Đông hãn quốc cũng chính là ‘trời xanh ‘ trong khẩu hiệu của Hoàng cân .
    Bà Triệu là giặc Hoàng cân bên Tàu…nghe ra không thể chấp nhận được trừ khi Trương Giác chính là Trưng Trắc …và bà Triệu là bộ tướng Khăn Vàng .


    Lại còn thêm Thiên Nam ngữ lục viết về bà Triệu:

    Cửu Chân có một nữ nhi
    Lẩn thẩn qua kì, tuổi ngoại hai mươi
    Chồng con chưa có được nơi
    Cao trong tám thước rộng ngoài mười gang
    Uy nghi diện mạo đoan trang
    Đi đường chớp thét, đồng đường sấm vang
    Mặt như vầng nguyệt mới lên
    Mắt sáng như đèn má tựa lan gioi
    Vú dài ba thước lôi thôi
    Ngồi chấm đến đùi, cúi rủ đến chân
    Sức quảy được vạc nghìn cân
    Chẳng hiềm Mã Viện, hơn phân Lí Thù…

    Tới đây qủa là rối rắm lắm rồi ; bà Triệu chít khăn vàng giờ lại thêm …chẳng hiềm Mã viện danh tướng nhà Đông Hán là sao ?.
    Triệu quốc Đạt – Triệu thị Trinh khởi nghĩa năm 246 chống quân Ngô thời Tam quốc cơ mà ? lúc này Mã Viện đã trơ …xương ngựa ra rồi còn đâu mà hiềm ?.
    Sử liệu Trung hoa viết ….ở Giao chỉ có người đàn bà là Chinh Trắc cầm đẩu nổi loạn …, Bản thân 2 từ Chinh Trắc chính là đầu mối của sự rối rắm trong sử Việt , Chinh là Trinh tên gọi của bà Triệu thị Trinh còn Trắc lại là tên của Trưng Trắc tức Trưng nữ vương , trong Việt sử hành trạng của 2 nhân vật này bị trộn lẫn với nhau thành ra cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng thắng lợi chiếm được 65 thành trì Trung hoa lập nên 1 triều đại Trưng nữ vương …đô kỳ đóng cõi Mê linh ,
    Lĩnh nam riêng 1 triều đình nước ta …
    Sử thuyết Hùng Việt cho Trưng Trắc Trưng Nhị chính là Trương Giác Trương Lương Trương Bảo 3 thủ lãnh của cuộc nổi dậy (Giác – Lương – Bảo chỉ là thất bản của Một – hai – Ba) , Hoàng cân trong toàn thiên hạ còn bà Chinh hay Trinh  bộ tướng của Trưng Trắc là thủ lãnh nghĩa quân Khăn vàng ở miền Tây – Nam Thiên hạ và Giao châu . Sau khi Bà Triệu hy sinh  nghĩa quân do anh bà là Đô Dương tức Đạt vương – Triệu quốc Đạt chỉ huy vẫn chống chọi oanh liệt ở miền Quảng Tây – Vân nam khiến có câu …Đô Dương Mã bất tiến
    ý nói nghĩa quân của Đô Dương đã khiến  Mã viện không thể tiến thêm xuống phía Nam được nữa đành nghị hoà cắm mốc phân ranh  2 nước Hán – Trưng . (Đạt vương vua nước Đak – Nác – Lạc sau cũng vị quốc vong thân , ngày mất trở thành ngày giỗ long trọng của người Choang như thông tin đã đưa trong bài trước) .


    …Man thành đắp lũy đấy là Tư minh.
    Đồng trụ cắm ở Man thành .
    Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về …

    Cột mốc ấy chính là cột đồng Mã Viện ở Khâm châu đánh dấu biên giới phía Nam của Đông hãn quốc mà sử sách vẫn nói và người lãnh đạo nước của Trưng vương ở Giao châu chính là  Sĩ Nhiếp 2 tức  Ngạn Uy , việc nói Sĩ Nhiếp 2 còn gọi là  Sĩ Tiếp Ngạn Uy  quan thái thú nhà Đông Hán chỉ là điều bịa đặt của bọn viết sử gỉa .
    Xét như thế anh en họ Triệu khởi binh chống Ngô là nước Đông hán không phải Đông Ngô của Tôn quyền còn về thời gian thì âm lịch cứ 60 quay lại từ đầu , Triệu quốc Đoạt chúa Tây quốc và Triệu thị Trinh khởi nghĩa năm Bính dần 184 -186 chứ không phải Bính dần 246 như vậy khớp đúng với khung thời gian khởi nghĩa khăn vàng 184 – 205 .
    Tư liệu lịch sử Trung quốc  chép …Năm Đinh Mão (187), Thứ sử Chu Phù bị quân phiến loạn giết, châu quận rối loạn. Sĩ nhiếp được nhà Đông Hán cử làm Thái thú Giao châu ,Sĩ Nhiếp có ba em trai tên là Nhất, Vĩ và Vũ, bèn dâng biểu cho nhà Hán cử Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Vũ làm Thái thú Nam Hải…
    Quân phiến loạn giết thứ sử Chu Phù 186 – 187 chính là quân của bà Triệu thị Trinh và anh là Đô Dương – Đạt vương – Triệu quốc Đạt  . Thông tin lịch sử rất rõ ràng …Kết thúc cuộc nổi dậy là sự cắm mốc phân ranh 2 nước Hán _ Trưng và sự cầm quyền ở Giao châu của Sĩ Nhiếp , Sĩ Nhiếp Ngạn Uy cầm quyền ở nước ‘Trưng’ với tư cách là thủ lãnh nghĩa quân khăn vàng không phải là ông quan nhà Đông Hán như bọn viết sử ‘ gỉa’ bịa đật ra .
    Vài dòng Thiên nam ngữ lục viết về Hai bà Trưng ….
    Quân của bà Trưng và Mã Viện sau những trận đánh kinh hồn thì Trưng Trắc chủ động đề nghị ngưng chiến nói chuyện :


    Mã viện bèn mới bảo rằng.
    Nhân sao mi cố hung hăng tranh cường .
    Sứ rằng binh có phép thường .
    Xem khi động tĩnh mứi nhường sức nhau .
    Vậy bằng khiến tôi sang hầu .
    Bắc nam bờ cõi cứ đâu đấy làm .
    Định kỳ cống thuế cứ năm .
    Xưng thần triều cống , vào làm tôi NGÔ .
    Viện bèn cắt giới phân cho .
    Man thành đắp lũy đấy là Tư minh.
    Đồng trụ cắm ở Man thành .
    Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về .
    ……………
    Những vần thơ trên lạ nhất là câu : Xưng thần triều cống , vào làm tôi NGÔ ? , rõ ràng ai cũng biết Trưng vương đánh nhau với quân Đông Hán cơ mà ???…
    Thì ra : Đông hãn quốc có lúc được người Việt gọi là Ngô tương tự như việc người Việt gọi nhà Minh cũng là Ngô sau này (Bình Ngô đại cáo) ….hèn chi ngày nay còn có tên gọi ‘ngố Tàu’ .
    Ngô này là Ngu – ngơ – ngố – ngốc – nghếch cùng hệ với ‘man’ không phải Ngô trong Đông Ngô biến âm của ‘ngay – thẳng’ , vua tôi Đông hãn quốc là người LU biến âm ra Liêu nghĩa là mờ – tối ; dịch tượng chỉ Huyền thiên nay là phương bắc – màu đen xưa là NAM MAN hay nam – mun (mun = đen) vì thế nên vua lập ra Đông Hán gọi là LU -TỐI về sau…‘cạo sửa’ thành ‘Lưu Tú’ nghe cho đỡ xấu hổ …, Hán quan vũ Lu – Tối chính là … ‘thằng nhãi ranh áo xanh’ trong thần thoại mà ông Trần đại Sỹ đã sưu tầm …
    Điều nữa phải xem xét suy nghĩ lại là vùng đất Tượng –lâm mà sử Trung quốc gọi là huyện Tượng lâm , trong những bài đã viết trước thường cho đó là chỉ quận Tượng – Vân nam và Lâm là Quảng tây hoặc cũng có thể là chỉ vùng phía tây đất Lâm – Quảng tây nhưng nay với thông tin về các cuộc khởi nghĩa lập quốc ở vùng này thì thấy tên ‘Tượng – Lâm’  là tên gọi chung vùng tây nam Trung quốc  .
    Ở miền Tượng Lâm người Hán cũng chẳng giữ được lâu chỉ thời gian ngắn  sau ngày cắm mốc phân ranh …
    Tư liệu lịch sử hiện có cho biết Khu Liên cũng là Khu Đạt –Đạt Uông hay Đạt vương – Đô dương chính là Triệu quốc Đạt , là nhân vật mà sử chép :
    Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh tôn Khu Liên lên làm vua lập ra nước Lâm ấp .
    Rất có thể các cuộc khởi loạn liên tiếp trong những năm 190 – 192 ở góc Tây – Nam ‘thiên hạ’ chỉ là những đợt sóng tiếp nối của cuộc nổi dậy phục quốc do 2 bà Trưng lãnh đạo mà sau cùng là …Lý thiên Bảo – Lưu Biểu và Lý Bị – Lưu Bị  lập ra nước Tây Thục .
    Cả sử Việt và Trung quốc không cho biết thông tin gì nhiều về nước Lâm ấp mãi tới năm 270 mới có thông tin cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng lên làm vua và lãnh thổ phía Nam (nay) kéo tới tận miền Trung Việt nam .
    Sử thuyết Hùng Việt cho  quốc danh là Lâm ấp nghĩa là nước Nam có kinh đô gọi là Nam ấp , Nam ấp biến ra Lâm ấp hoặc cũng có thể là  nước Lâm – Ích lập trên đất Tượng – Lâm , Lâm chinh xác là Lam – Nam là tên xưa của Quảng Tây , Ấp là từ biến âm của Ích tức Ích châu ở Vân Nam , Tượng chỉ quận Tượng đời Tần .
    Nhà Nghiên cứu Bách Việt trùng cửu đã cho biết : theo gia phả họ Phạm thì tổ của họ Phạm là Lý khu Kiên đã lập nước Lâm ấp (Lâm ấp 1 hay Lâm ấp trước ở vùng Tượng – Lâm Tây – Nam Trung quốc) sau con cháu họ Phạm dòng bên ngoại nối ngôi cai trị mấy trăm năm (Lâm Ấp sau kéo dài miền Trung Việt nam)  .
    chính vì thế mà về sau Khổng Minh mới có thể dùng ân nghĩa mà thu phục được Mãnh Hoạch thủ lãnh người Mường ,
    Sử Trung quốc chọn thời điểm lập quốc Tây Thục năm 221 có lẽ là năm Thục đã yên tâm với phương Nam của Mãnh Hoạch dời đô về Tứ xuyên thể hiện quyết tâm tiến lên phía bắc tranh hùng với nước Ngụy chiếm lại đất tổ thời Lý nam đế Lý Bôn ở Trường An – Lạc Dương ? .
    Năm 263 Ngụy diệt Thục , thực ra Ngụy chỉ chiếm được phía bắc nước Tây Thục hay nước Nam – Lâm , con cháu Lý khu Kiên còn cả giải đất phương nam (ngày nay) của Mãnh Hoạch cho nên nước Nam – Lâm mà sử chép sai là nước Lâm Ấp không hề bị tận diệt mà vẫn tiếp tục tồn tại , trên giải đất tây – nam Giao chỉ con cháu họ Phạm dòng bên ngoại Lý khu Kiên tiếp nối ngôi vua từ năm 270 như sách sử đã viết .
    Đất Giao chỉ thời Tam quốc phía đông do Sĩ Tiếp Ngạn Uy lãnh đạo thuộc Đông ngô của Tôn Quyền , phía Tây và nam thuộc về Tây Thục của vua Lý Bí – Lý Bự , tới thời trung cổ phía đông thuộc nhà Đường hay Việt thường với Cao Biền nhưng dải phía tây lại thuộc về Nam chiếu hay Nam Chúa chính vì thế mới sinh ra người Canh người Mường , người Trại người Chăm .V.V. , Lịch sử Việt nam vừa có vua Lý Bí vừa có Ngô Quyền – Tôn Quyền ….phải mãi từ thời Đông – tây hợp sức là khởi nghĩa do Lê Lợi người sinh ở KẺ CHĂM lãnh đạo phá tan quân nhà Minh thu hồi độc lập thì 2 dòng quốc thống mới hoà hợp thành một .
    Sử Việt nam hiện nay mắc sai lầm cực lớn hầu như loại bỏ hẳn phần tiếp nối quốc thống của người phía Tây đất nước coi nước Nam Châu – Nam Chiếu do Phùng Hưng – pi lo co (bố cái) kiến lập , ban đầu lãnh thổ là đất 6 ‘chiếu’ vùng Nhĩ hà (Nhĩ hà là sông Hồng không phải là Nhĩ hải như sử Tàu viết …trên cao làm gì có biển ? ) không dính gì tới dòng sử chính thống của mình nên hiện vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối khiến không thể ăn ngon ngủ yên được .
    Nhà nghiên cứu sử Bách Việt 18 viết :
    Bài thơ Nôm về Bà Triệu trong Hồng Đức quốc âm thi tập thế kỷ XV:


    Cao một trượng cả mười vừng
    Bỏ tóc ngang lưng vú chấm sừng
    Hợp chúng rừng xanh oai náo nức
    Cưỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng
    Mác dài trỏ vẫy tan đàn giặc
    Ngôi cả lăm le học họ Trưng
    Ví biết anh hùng duyên định mấy
    Thì chi Đông Hán dám hung hăng.

    Đây là tác phẩm văn học xưa nhất còn tìm được về Bà Triệu. Câu cuối bài thơ cung cấp một thông tin lạ: khởi nghĩa Bà Triệu là chống quân Đông Hán đúng y như thông tin trong Thiên Nam ngữ lục . Tư liệu này càng khẳng định ý kiến rằng khởi nghĩa Bà Triệu là một phần trong khởi nghĩa Khăn Vàng cuối thời Đông Hán.
    Mọi sự đã qúa rõ …

      Hôm nay: 19/3/2024, 11:19 am