Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Bàn về nước ‘An nam’ . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Bàn về nước ‘An nam’ . Flags_1



    Bàn về nước ‘An nam’ .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Bàn về nước ‘An nam’ . Empty Bàn về nước ‘An nam’ .

    Bài gửi by Admin 3/4/2012, 6:01 pm

    Bàn về nước ‘An nam’ .


    Theo Tư liệu lịch sử  đang lưu hành thì :
    Thời nhà Đường , ‘đô hộ phủ’ là cơ quan trong guồng máy cai trị dưới quyền quan ‘đô hộ’.
     Nhà Đường lập 4 đô hộ phủ chính là :
    - An Tây đô hộ phủ: được lập ra vào năm 640 tại Cao Xương (Thổ Lỗ Phan) để cai quản khu vực phía nam dãy núi Thiên Sơn là con đường tơ lụa phía nam (Thiên Sơn nam lộ), phòng bị Đột Quyết và Thổ Phồn. Năm 648 chuyển tới Quy Tư.
    - An Đông đô hộ phủ: được lập ra vào năm 668 để cai trị Cao Cấu Ly và Bách Tề.
    - An Bắc đô hộ phủ: được lập ra vào năm 647 để phòng bị các thế lực từ vùng Ngoại Mông Cổ.
    -An Nam đô hộ phủ: được lập ra vào năm 679 để cai trị Giao Châu  (?) và phòng bị các thế lực từ phía Nam. Tiền thân là Giao Châu đại tổng quản phủ, lập năm 622.
    Người ngày nay đọc sách sử thường Lầm lẫn :
    - A / PHỦ – cơ quan ; đô hộ phủ là cơ quan trong guồng máy công quyền dưới quyền quan đô hộ lo việc bảo hộ các châu tự trị liên kết với nhà Đường do các lãnh chúa địa phương quản lý , AN NAM đô hộ phủ lo cho phần phía nam Trung hoa là các châu CƠ_ MY nghĩa là vùng tự trị của các sắc dân họ CƠ và họ MY , các châu CƠ – MI tự trị thời Đường về quy chế thì tương tự như  khu tự trị dân tộc CHOANG hiện nay vậy .
    Từ phủ trong  đô đốc phủ là cơ quan dưới quyền quan đô đốc , tổng quản phủ là cơ quan dưới quyền quan tổng quản...


    - B / Nghĩa chữ PHỦ thứ 2 ;  Phủ là đơn vị hành chính ... Từ đời Tùy trở về trước chưa có chưa có "Phủ". Lấy tên "Phủ" đặt cho các khu vực của kinh đô bắt đầu từ thời Đường. Đời Tống dựa theo thời Đường, ở Thủ đô cũng như nhiều vùng địa phương gọi là "Phủ". Ví dụ như Đông Kinh là Phủ Khai Phong, Tây Kinh là Phủ Nam Phong, Nam kinh là Phủ Ứng Thiên. Bắc Kinh là Phủ Đại Danh. Về sau, các vị Đế vương chưa lên ngôi được cấp đất đai gọi Phong ấp, đến khi lên ngôi những đất được phong ấp ấy đều thăng lên làm Phủ.
    Trong quan chế đời Đường:
    - Trông coi 1 vùng nội thuộc đông đúc là  đô đốc phủ , đứng đầu đô đốc phủ là  quan đô đốc , chức quan đô đốc trước gọi là quan tổng quản sau đổi thành tiết độ sứ . Chức trách của quan đô đốc là chịu trách nhiệm toàn diện cả quản trị lẫn trị an trên 1 vùng lãnh thổ nội thuộc .
    - Lo việc bảo hộ các châu tự trị người thiểu số liên kết với nhà Đường ở 1 khu vực nào đó là quan đô hộ , cơ quan dưới quyền quan đô hộ là đô hộ phủ . Khác với đô đốc Chức trách của quan đô hộ chủ yếu là phòng thủ và trị an ở vùng dân thiểu số tự trị , phần quản trị xã hội là nhiệm vụ của thổ quan thường gọi là quan lang hay tù trưởng người thiểu số thậm chí có thể là người mang tước  vương .
    Năm Vũ Đức thứ 5 (622), nhà Đường sau khi lên thay nhà Tùy, đã đặt ‘Giao Châu tổng quản phủ’ nghĩa chính xác là ...phủ tổng quản Giao châu , không phải là ‘tổng quản phủ Giao Châu’ , phủ ở đây là cơ quan chứ không phải đơn vị hành chánh ,Theo tư liệu Trung quốc thì  phủ tổng qủan Giao châu là gọi theo Giao châu nhà Tùy (gồm Giao chỉ và đất phía Tây) lãnh 10 châu nhà Đường : Giao Châu, Phong Châu, Ái Châu, Tiên Châu, Diên Châu, Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu, Long Châu, bao trùm miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung việt . Quan đứng đầu phủ tổng quản Giao Châu đầu tiên thời Đường là đại tổng quản Khâu Hòa, vốn là thái thú Giao Chỉ thời Tùy .
    Năm 624 nhà Đường đổi chức quan ‘tổng quản’ thành ‘đô đốc’, như thế ở Giao châu thì quan ‘tổng quản Giao’ châu phải đổi thành Đô đốc Giao châu nhưng ...tư liệu lịch sử Tàu lộn lẹo viết :


    Năm 679, Giao Châu đô đốc phủ đổi thành An Nam đô hộ phủ ...
    Cái gian và dốt của đám ‘cạo sử gia’ lộ ra ở chỗ này :
    ‘Đô đốc phủ’ cơ quan qủan trị vùng đất nội thuộc không thể nào đổi thành ‘đô hộ phủ’ cơ quan lo bảo hộ các châu tự trị của dân thiểu số liên kết lỏng lẻo được vì chức trách nhiệm vụ 2 cơ quan hoàn toàn khác nhau .
    Sự việc cố ý  ‘Giao châu đô đốc phủ’ đổi thành ‘An nam đô hộ phủ’ chỉ nhằm tạo ra vẻ hợp lý khi đánh lộn sòng ‘Giao chỉ’ với  ‘An nam’ trong tước vị An Nam quốc vương thời nhà Tống
    ....An Nam chính là Giao chỉ xưa ......thâm ý của những cái đầu bệnh hoạn trong việc tráo đổi là rêu rao cho cả bàn dân thiên hạ tưởng An nam chỉ là tên gọi khác của Giao chỉ như thế rõ ràng  dân Giao chỉ là bọn  rợ thiểu số ... trước đây đã được 1 ‘đô hộ phủ’ nhà Đường bảo hộ...
    Nhà Đường  đặt ở Giao chỉ không phải 1 mà tới 2 đô hộ phủ :
    Xin chép lại 1 đoạn trong bài viết trước đây .
    - An nam đô hộ phủ trông coi 40 châu KIMI ( vùng giáp phía Nam Việt nam tức  Lâm Ấp và Phù nam  ?) .
    - Phong châu đô hộ phủ trông coi 16 châu Ki Mi( phía tây Việt nam xưa tức Lào và Vân Nam ?) . Phong là gió được tượng bởi quẻ Tốn trong Bát quái chỉ phía Tây .
    KI-MI nghĩa là gì ...không ai biết chỉ biết rằng đó là những châu của người thiểu số liên kết lỏng lẻo với Đường triều .
    Sử thuyết họ HÙNG đã chỉ ra KI-MI là chữ viết sai của CƠ MY là 2 tộc người gốc tổ của Trung Hoa .
    Cơ chỉ người  Liêu – La – Lão , ngày nay giới khoa học gọi chung là Ka đai .
    Cơ là họ của Hoàng đế hay đế Hoàng vì vua đã kiến lập Trung hoa như trong sử Việt đã viết ....xưa Hoàng đế dựng muôn nước ...(ở Hoàng hà ? ) Cơ cũng là họ của các vua nhà Châu . Có thể ngày nay CƠ là những sắc dân tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam - Thái .
    Về tộc Mi hay My ...tư liệu Trung hoa thời cổ cho biết ....Vua nước Sở và người Việt (mân) cùng họ My , Có thể My – Mai là sắc dân nói tiếng Môn – Khơme ngày nay . Điều kì lạ không ngờ ... là 2 họ tộc gốc tổ của Trung hoa xa xưa chép trong cổ thư lại cùng tập hợp trên đất Việt nam  và vùng cận kề ? , không biết vô tình hay hữu ý mà nhà Đường đặt tất cả thống thuộc về 2 đô hộ phủ cùng đặt trên đất Giao chỉ .... sự việc này nói lên điều gì ?.
    Sử Tàu viết Năm 866 sau khi Cao Biền đánh đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi Giao châu nhà Đường thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh Hải quân tiết độ và bổ nhiệm Cao Biền làm tiết độ sứ đầu tiên .
    Đây lại 1 cái bẫy đánh lừa giới sử học ...nghe cứ như là vùng An nam nay đổi thành Tĩnh hải quân vậy . Sự thật không phải vậy An nam đô hộ phủ 1 cơ quan không thể nào đổi thành ‘quân’ là 1 đơn vị hành chánh được , chỉ có thể đổi Giao châu thành Tĩnh hải quân tương tự  đổi đất Nam hải thành Thanh hải quân  .


    Lướt qua vài dòng lịch sử cận đại :
    - Năm 973 nhà Tống phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, hoàng tử Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư Tĩnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ.
    - Năm 986 phong cho Lê Hoàn làm An Nam đô hộ Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kinh triệu quận hầu.
    - Năm 1007, nhà Tống phong Lê Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ.
    -Năm 1010, nhà Tống phong Lý Thái Tổ làm Giao Chỉ quận vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ.

    Ta thấy luôn luôn là 2 chức danh 2 nhiệm vụ như trường hợp Lê Hoàn : An Nam đô hộ ,Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ , kinh triệu quận hầu.
    - Kinh triệu quận hầu là tước hiệu trong hàng quý tộc (công hầu bá tử nam ...),
    - Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ là quan trông coi cả hành chánh và quân sự vùng Tĩnh hải Quân (quân là 1 vùng lãnh thổ nội thuộc)  .
    - An Nam đô hộ là nhiệm vụ song hành của Tĩnh hải quân tiết độ sứ  ... kiêm thêm lo việc bảo hộ vùng tự trị liên kết ở phía Nam  .
    Tóm lại An nam không phải là Giao chỉ mà là chỉ vùng đất tiếp giáp phía Nam Giao chỉ , An nam đô hộ phủ là cơ quan lo việc bảo hộ phần đất ngoại thuộc tự trị gíap phía Nam Giao chỉ , cơ quan này thường thì đóng trên đất Giao chỉ nhưng cũng có khi dời sang Quảng Tây .
    Bắt đầu từ khoảng năm 710-711, nhằm mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ bên ngoài Trung Quốc ở miền biên viễn trọng yếu nhà Đường lập ra các quân dưới quyền các tiết độ sứ  , trao cho cờ tiết tức cho toàn quyền hành động không phải đợi lệnh triều đình , được quyền định đoạt mọi việc trong quân, từ việc có quân đội riêng, chế độ quan thuế riêng như thế trên thực tế ‘tiết độ sứ’ chính là các ‘vương’ của phiên quốc .
    xét chức tước vua Tàu phong cho vua ta thời Tống nêu ở trên mới ...vỡ lẽ ngộ ra điều rất quan trọng của lịch sử Việt nam :
    Các vua : Lê Hoàn –Lê long Đĩnh , Lý thái tổ và hoàng tử Đinh Liễn nhà Đinh đều có 2 tước hiệu .
    Đô đốc đổi thành Tiết độ sứ thì rõ rồi nhưng sao  lại thêm  chức ‘an nam đô hộ’ .
    Điều này chỉ ra :
    Giao châu luôn là Giao châu dưới sự cai quản 1 quan đô đốc về sau thì dưới sự cai quản của Tĩnh hải quân tiết độ sứ nhưng trên đất Giao châu nhà Đường cũng đặt 2 phủ trị của 2 quan đô hộ là ‘An nam đô hộ phủ’ và ‘Phong châu đô hộ phủ’ để lo việc bảo hộ phần đất các châu KI - MY tự trị ở phía Nam và phía Tây Giao chỉ  .
    Như đã viết trên : Giao châu đô đốc phủ sau là Tĩnh hải quân  và an nam đô hộ phủ là 2 ‘thực thể ’ khác nhau hoàn toàn , nhiệm vụ và địa bàn phụ trách cũng  khác tuy cùng đóng trị sở trên 1 mảnh đất và song song tồn tại , đám lưu manh viết sử đã tráo đổi ‘đô đốc’ thành ‘đô hộ’


    Trộn lộn Giao chỉ với An Nam lừa thiên hạ , thủ tiêu tẩy xóa thông tin ....đất Giao chính là đất phía Tây nước Đại Việt mà Đông Đại Việt là đất Quảng đã bị Tống quốc chiếm đoạt .

    Rõ ràng cho đến thời Các Vua Đinh – vua Lê và vua nhà Lý nước Đại Việt thì mới kiêm lãnh cả 2 chức tước , thực hiện 2 nhiệm vụ cùng lúc ... vừa lo cho dân

    ‘đa số’ ở Giao châu vừa kiêm luôn ‘chăm sóc’ các châu KI- MY hay CƠ-MI ở phía nam lãnh thổ hậu Đại Đường .
     2 chữ ‘An nam’ không hề dính dáng và chưa bao giờ là tên gọi vùng Giao Chỉ , với tước hiệu quan ‘An nam đô hộ’ song trùng với  ‘Tĩnh hải quân tiết độ sứ” đầu mối trông coi các châu CƠ - MI thì phạm vi lãnh thổ lệ thuộc vào Giao Chỉ quận vương (thực ra là Nam Việt quốc vương) rộng lớn hơn nhiều chứ không phải chỉ có đất Giao châu .
    Tới đây xem ra đã đủ chứng lý để kết luận :
    Thế gian này không hề có nước an bắc , an tây , an đông ...sao lại có nước an nam ?.


    Khác với các đô hộ phủ trên mới lập thời Đường , Địa danh An Nam đã có từ thời Đông Ngô – Tam quốc , năm 248 Lục Dận được phong làm An nam hiệu úy , sang Giao châu tổng chỉ huy việc hành binh bình định phía Nam Giao chỉ , Lục Dận đã đánh chiếm thành Khu túc Kinh đô nước Lâm ấp ...nhưng sau đó ...rút về (chiếm để chơi ???)...; sang Giao chỉ chỉ huy việc hành binh tức lúc này Giao chỉ đã là đất của Đông Ngô và Lục Dận đặt đại bản doanh ở đây .
    Năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10 nhà Tề Trung quốc , phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước  ‘trì tiết, đô đốc duyên hải chư quân sự, An Nam Tướng quân , Lâm Ấp vương’


      Năm 500 Vua Phù nam Jayavarman đã được  hoàng đế Trung hoa  ban tước  ‘An Nam tướng quân, Phù Nam vương’  .

    Xét ra An Nam là 1 địa danh không phải là từ phiếm chỉ như an Bắc - an Tây - an Đông , chính  tước hiệu An Nam Tướng quân , Lâm Ấp vương’ và An Nam tướng quân, Phù Nam vương cho phép đặt dấu ? liệu An Nam có phải là tên gọi lãnh thổ của 2 nước Lâm ấp và Phù nam  .

    Xét tư liệu lịch sử  AN NAM là miền đất đã có từ thời Tam quốc , sau thời gian Bắc thuộc ‘Thiên hạ’ khôi phục thì đất ấy thuộc về các lãnh chúa  liên kết lỏng lẻo với nhà Tùy - Đường  , sau nhà Tống năm 1164 đã nâng An Nam  thành 1 nước và phong cho Lí Anh Tông vua Đại Việt kiêm chức An nam quốc vương  tức là vua của 2 nước . Từ đó về sau vua Tàu chỉ ‘công nhận’ vua ta là An Nam quốc vương thâm ý xóa mờ đi vết tích nước Đại Việt – Đại Hưng trong lịch sử .

    Tới thời Pháp thuộc (1887-1945), thì các ông tây mù hay làm bộ mù sử cố ý chia Việt Nam thành ba miền : Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine) ; Annam  thành ra tên gọi chính thức 1 nhà nước lãnh thổ chỉ là đất Trung Việt , thủ phủ là Huế do triều đình nhà Nguyễn cai quản dưới sự bảo hộ của Pháp.
    Tóm lại suốt tiến trình Lịch sử Việt chưa bao giờ  An nam là Giao chỉ mà là 2 miền đất khác nhau , từ năm 1164 thì có chung 1 vua ..., dần về sau 2 đất nước 2 dân tộc chung 1 vua thống nhất làm một là hợp lẽ tự nhiên ...không có gì phải bàn ...

      Hôm nay: 19/3/2024, 9:17 am