Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Phần hương, Quế Hải Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Phần hương, Quế Hải Flags_1



    Phần hương, Quế Hải

    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Phần hương, Quế Hải Empty Phần hương, Quế Hải

    Bài gửi by Bách Việt 18 6/3/2012, 9:51 am

    Câu đối ở trước cửa đình Gia Phương, quê Đinh Bộ Lĩnh ở Gia Viễn – Ninh Bình.
    Phấn hương trở đậu thiên thu tại
    Quế Hải dư đồ nhất thống sơ.

    Phần hương, Quế Hải Quehai Phần hương, Quế Hải Phanhuong

    Dịch:
    Làng Phấn nay nghìn thu lễ cúng
    Quế Hải xưa qui thống địa đồ.

    Phấn hương” với nghĩa làng Phấn, là địa danh khá thú vị. Tương truyền Đinh Bộ Lĩnh sinh tại thôn Văn Bòng, thuộc sách Bông, nay là Gia Phương – Gia Viễn – Ninh Bình. Rất có thể Phấn là từ ký âm hay cách đọc cổ của tên làng Bông.

    Một cách giải thích khác là Phấn có thể là ghi sai của từ Phần. “Phần hương” được hiểu là từ tích quê của Hán Cao Tổ có cây Phần, cây Du mọc ở đầu làng nên Phần hương là quê hương… Giải thích kiểu “word by word” này mà vẫn khối người tin. Hiếu Cao Tổ Lưu Bang người “huyện Bái đất Phong”, chứ làm gì có cây phần cây du nào.

    Đại Nam quốc sử diễn ca viết về Lý Bôn như sau:


    Cỏ cây chan chứa bụi trần
    Thái Bình mới có Lý Phần hưng vương.

    Lý Phần là tên khác của Lý Bôn. Dã sử Hoa đã lấy tên "Phần" này cho rằng là chỉ quê quán của Lưu Bang. Ngược lại dã sử Việt thì lấy tên Hưng vương (Hơn vương hay Hán vương) của Lưu Bang lắp vào thành quê Long Hưng - Thái Bình của Lý Bôn. Đây là vết tích cho thấy Lưu Bang Hán Cao tổ và Lý Phần Hưng vương của Việt chỉ là một.

    Thiên Nam ngữ lục có câu:


    Cho nên con chẳng có cha
    Lang bồn lẩn lút người ta dày vò.

    Chữ "lang bồn" tác giả khảo cứu Thiên Nam ngữ lục đành chịu, không biết là thành ngữ gì. Chỉ cần thay "bồn" bằng "bang" thì sẽ rõ. "Lang bang", hay "lang ba lang bang" nghĩa là đi khắp nơi. Nói cách khác "bồn" là cách đọc cổ của "bang".

    Có thể thấy rõ liên hệ sau:
    Bang (trong Lưu Bang) = bồn (như trên) = phần (trong Phần Du, quê của Lưu Bang)
    Bôn (trong Lý Bôn)= Phần (tên Lý Phần) = Bông (sách Bông hay thôn Bông, quê Đinh Bộ Lĩnh) = Phấn (trong câu đối Phấn hương).



    Phần hương, Quế Hải DinhGiaPhuongĐền vua Đinh ở thôn Văn Bòng, Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình

    Trong câu đối trên vế sau có nói Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất vùng Quế Hải. Cũng như trong lời tựa của Lĩnh Nam chích quái có mở đầu: "Quế Hải tuy ở ngoài cõi Lĩnh ngoại...". Như vậy Quế Hải là chỉ nước ta thời trung đại.

    Quế Hải thường được giải nghĩa là: Quế = Quế Lâm hay Quảng Tây, Hải = Nam Hải hay Quảng Đông. Tuy nhiên như vậy thì Quế Hải thời Đinh đâu có vươn
    tới Quảng Đông. Làm sao Đinh Bộ Lĩnh có thể nhất thống cả Quế Lâm lẫn Nam Hải được?

    Còn cách giải thích “Nam Hải có cây quế, nên gọi là Quế Hải” thì không thể tin được. Giữa biển làm gì có cây quế nào? Quế Hải cũng không tương đương với Nam Hải.

    Chính xác hơn:
    - Quế = Quí, một trong thập can chỉ hướng Tây (tương tự như trong Quế Lâm hay Quí Châu).
    - Hải là ... Hải.
    Quế Hải là từ tương đương với Tĩnh Hải, chỉ vùng đất phía Tây của biển Đông, tương ứng chính xác với tước phong Tĩnh Hải tiết độ sứ của nhà Đinh Lê. Từ đời Đinh Lê về sau người ta không dùng từ Tĩnh Hải nữa mà thay vào đó bằng Quế Hải như trong Lĩnh Nam chích quái. Phải chăng bởi vì quốc gia đã độc lập, không lấy từ “Tĩnh Hải” của thời tiết độ sứ nội thuộc?

    Thiên Nam ngữ lục trong đoạn về Cao Biền còn có một số địa danh nữa:


    Sơ vâng chiếu chỉ bước sang
    Đến miền Gia Định Quế Dương dần dà.

    Gia Định được chú thích là Gia Bình – Bắc Ninh ngày nay. Nhưng như vậy không ổn vì Gia Định là nơi Cao Biền đánh dẹp quân Hậu Lý – Nam Chiếu:


    Ngày sau Biền mới ra quân
    Gia Định yên trần quét sạch như tro.

    Gia Định ở đây phải là vùng đất có phạm vi lớn hơn. Rất có thể:
    - Định = Đinh, chỉ phía Tây.
    - Gia với nghĩa là phủ, trị sở.
    Gia Định là trị sở phía Tây. Có thể Gia Định tương đương với "Đinh Bộ" của Đinh Bộ Lĩnh.

    Còn Quế Dương rõ ràng là từ tương đương với Quế Hải vì Dương = Hải (đại dương nghĩa là biển).

    Một loạt những tên địa danh Gia Định, Quế Dương, Quế Hải, Giang Tây đều là những từ chỉ vùng Bắc và Bắc Trung Việt ngày nay, là Tĩnh Hải sứ từ thời Đường.

      Hôm nay: 28/3/2024, 11:39 pm