Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Lược sử thời đầu cuộc tam tộc chiến . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Lược sử thời đầu cuộc tam tộc chiến . Flags_1



    Lược sử thời đầu cuộc tam tộc chiến .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lược sử thời đầu cuộc tam tộc chiến . Empty Lược sử thời đầu cuộc tam tộc chiến .

    Bài gửi by Admin 25/12/2011, 9:40 pm

    Lược sử thời đầu cuộc tam tộc chiến .

    Cuộc nổi dậy lật đổ nhà Tần thành công , Hạng Vũ nắm quyền thống lãnh tự ý phân phong cho các thủ lãnh quân nổi dậy , theo mô tả của đám viết sử bằng bút lông đuôi ngựa thì Trường giang là vùng man dã mới được khai hóa theo văn minh Trung quốc nên ‘siêu’ quân tử Hạng vũ nhận phần đất đông Trường giang man dã ấy còn ‘tên đáng ghét’ Lưu Bang được phân cho vùng phồn hoa đô hội thượng nguồn sông Hán nơi có cả Tây kinh và Đông kinh của nhà Chu tức cái nôi của văn minh Trung hoa (thực tế làm gì có quân tử kiểu này) .

    Lưu Bang bị Hạng Vũ căm ghét đày vào chốn .phồn hoa đô hội' hoang vu không bóng người ....quân sĩ và cả tướng lãnh thất kinh ...ngày nào cũng có người đào ngũ bỏ trốn trong đó đặc biệt là Hàn Tín ...nhưng bị thừa tướng Tiêu Hà đuổi theo nắm áo kéo lại đành phải ...nhận chức đại tướng quân do Lưu Bang phong ...

    Lưu Bang Hạng Vũ trở thành 2 thế lực đối đầu tranh dành thiên hạ trong cuộc chiến không khoan nhượng được sử gọi là cuộc Hán Sở tranh hùng , cặp từ Hán – Sở chỉ là trò chơi chữ nghĩa , thực ra danh xưng này là sự phân cực theo Dịch học gốc Việt ngữ : hên - sui , hơn - thua chuyển ngữ thành Hưng – Suy sau lập lờ biến ra Hán – Sở chẳng nghĩa ngọn gì .

    Lưu Bang chỉ là biến âm của ông Lý Bôn người Việt , Lý Bôn - Hưng đế lập nên triều Hiếu bị những sử gia phù thủy ‘hô biến’ thành Lưu Bang lập triều Tây Hán hay Tiền Hán để rồi... Đông Hán nối vào Tây Hán thế là ...phần cổ sử Việt biến thành sử Hán ; con cháu họ Hùng đời sau không còn biết đâu mà lần .

    Trong quân của Lý Bôn – Lưu Bang có rất nhiều người Man – Mông nên khi lên ngôi vua , Lý Bôn nhớ công ấy đối xử không phân biệt ; tất cả đề huề ...nhưng tới khi Vương Mãng lập nhà Tân thay nhà Hiếu thì mọi việc đổi khác , Thông tin trong sử :Vương Mãng cấm người họ Lưu làm quan chính xác phải hiểu là : Vương Mãng cấm người dân tộc Liêu – Lu tham gia chính sự , phân biệt rõ ràng địa vị của người cai trị và kẻ bị trị .

    Theo Dịch học thì phương Nam màu đen mờ tối lạnh lẽo , trong tiếng Việt đen cũng là Mun là ô , mờ tối cũng là Lu ngược với tỏ .

    Hán sử đã “lập lờ đánh lận con đen” biến dân tộc Lu tức người Nam man thành người Liêu và chúa người Liêu được gán cho họ Lưu cốt xoá đi những thông tin về sinh cảnh tức những chi tiết mà người ta có thể dựa vào tìm ra tung tích tộc người cư trú nơi đó .

    Họ Lu của người Nam man biến thành Lưu .

    Họ Lý tức Ly – lửa người của vùng nhiệt đới Xích đạo cũng biến thành Lưu .

    Cái hay của người Hán là đã thành công trong việc thống nhất 2 mặt đối lập , hóa cả nước (lu) và lửa (ly) thành 1 thứ gọi là Lưu (manh) , đổi Hưng – hơn – hớn thành Hán và Hãn – khả hãn cũng là Hán nốt nên Hưng và Hãn thành một giống ....; tác dụng kép của phép biến âm phù thủy đã khiến con cháu Hùng – Việt thất tộc ngay trên quê cha đất tổ mấy ngàn năm nay , biết bao người ở Hoa nam vẫn gọi giặc là cha ...vỗ ngực xưng mình là người Hán chẳng để ý tới sự việc ở Trung hoa...‘Hán nhân’ là 1 lời chửi rủa mạt sát ...

    Thời Hiếu mạt quốc gia suy vong nhân dân đồ thán , nhà Tân thay nhà Hiếu là lẽ thường tình , Vương Mãng vua khai sáng triều Tân là nhà cách mạng duy ý chí vĩ đại ; tưởng là có thể biến được ước mơ cực kỳ cao đẹp cho dân cho nước thành hiện thực nào ngờ lại khiến cả thiên hạ lâm vào cảnh thê lương chưa từng có cộng thêm tai trời ách nước mất mùa đói tới độ người ta ăn cả cỏ tạo cơ hội ngàn năm một thuở cho họ Lưu – người Liêu khuấy động nổi loạn , Lưu Huyền có Lục lâm quân , anh em Lưu dần – Lưu Tú có Lưu thị quân ..., giặc cướp đắc thời nên đám Lục lâm thảo khấu đã dựng được Hãn quốc đầu tiên với vua là Canh thủy đế , cả 2 từ Canh và Thủy đều là Dịch tượng chỉ vùng Nam man , 2 lần nam tức chỉ phía chính nam của lãnh thổ ‘Thiên hạ’ nay là vùng bắc tỉnh Thiểm tây Trung quốc, Lục lâm quân được sử Trung quốc gọi là Hán quân , có Hán quân đương nhiên có Hãn quốc – Hãn đế , cuộc nổi loạn của người Lu trước sau lập ra 2 Hãn quốc mà nước Hán ở Hà bắc - Sơn đông do Lưu Tú kiến lập gọi là Đông Hán – Hậu Hán thì nước của Canh thủy đế ở Thiểm Tây phải là Tây Hãn – Tiền Hán , phép suy luận thông thường buộc như thế ...không thể khác được .

    Lục lâm quân và Lưu thị quân hợp sức đánh bại đạo quân đang ốm đói của nhà Tân chiếm được miền bắc Trung quốc ngày nay giết Vương Mãng (mãn – hết hạn) là hoàng đế triều Hùng vương thứ 18 cũng là triều vua sau cùng của dòng giống Hùng.

    Trung thần nghĩa sĩ và quần chúng đã nổi lên chống lại sự cai trị của Tây hãn quốc khôi phục chủ quyền quốc gia và tái lập nhà Hiếu ; sử gọi đạo quân này là quân Xích – My , mất kinh đô Tây an Lưu Tú và Lưu thị quân lập ra Hãn quốc mới gọi là Đông hãn ở Hà bắc – sơn tây , Đông hãn đã đánh bại quân Xích My giết cả vua Lý Bôn tử (Lưu bồn Tử) và thủ lãnh họ Phùng (Phàn Sùng thiết Phùng) .Tiếp tục tấn công xuống phương nam (ngày nay) phần thiên hạ còn lại do những kẻ sĩ lãnh đạo (sách sử gọi là Sĩ Nhiếp nghĩa là kẻ sĩ nhiếp chính)...năm 39- 42 đám quân ‘đầu trâu mặt ngựa’ do Mã diện chỉ huy đã tiến công và chiếm Giao chỉ cái nôi của Hữu Hùng , sử Trung quốc mô tả là Mã diện thắng lợi hoàn toàn bắt hơn 300 cừ – súy tức ‘qúy’ tộc họ Hùng (cừ súy thiết qúy) giải về Hán và triệt hủy văn hóa văn minh họ Hùng , tiêu hủy văn hóa vật thể (tịch thu trống đồng nấu chảy đúc ngựa) và cưỡng bách thay đổi lối sống tức hủy luôn phần văn hóa phi vật thể (thi hành Hán luật) ; sự thực ra sao ? chỉ bằng sự kiện thời gian này không tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của người Hán trên đất của người Chăm và người Lào cũng đủ để đoan chắc quân tướng Mã diện đã chết dí trên đất Lạc Việt không thể bước qua bờ nam sông Gianh và vùng tây bắc đất Việt ngày nay .

    Do không có nền tảng văn hóa chỉ là bọn học theo bắt chước văn minh Trung Hỏa nên triều đình nước Đông Hán đã nhanh chóng đổ đốn ; nét mọi rợ lộ ra ...họ đã đóng góp vào văn minh cung đình Trung quốc ...đám hoạn quan lộng quyền , việc mua quan bán tước công khai cũng bắt đầu từ đây , “hoạn quan và ngoại thích thường cướp bóc tài sản của nhân dân. Ngoại thích Lương Ký chiếm một vùng rộng lớn 1000 dặm ở phía tây Hà nam để nuôi súc vật cầm thú làm nơi săn bắn ăn chơi. Hoạn quan Hầu Lãm chiếm của dân 118 khoảnh ruộng và 381 ngôi nhà trong một quận. Anh ruột của Hầu Lãm làm quan ở Tứ xuyên vơ vét vàng bạc tơ lụa của dân chở đầy 300 xe. Sau khi Lương Ký bị một nhóm các đại tộc lật đổ, những gia đình này đã được phong đất làm điền trang với số nông dân lên đến 76 ngàn hộ”.(trích internet)

    ...nhưng nguy cơ lớn nhất cho sự tồn vong của Đông Hãn quốc vẫn là việc chia rẽ sắc tộc, người Nam man không phải là 1 dân tộc thuần nhất , cũng gọi vua là KHAN – KHẢ HÃN nhưng ít ra có tới 5 nhánh gọi là Ngũ hồ (ngũ man ?) trong đó Liêu – Hán chỉ là 1 nhánh , trong Liêu – Hán lại phân ra Tây Liêu tức Liêu phía tây– quan liêu tức Liêu phía nam ở Sơn tây – Hà bắc và Từ Liêu là Liêu phía đông ở Sơn đông - bắc Giang Tô , ngoài người Liêu thì người Đát hay Mông -Thát cũng là 1 thế lực đáng kể , mối thâm thù của tộc Khương tức những tộc người cực tây bắc Trung quốc đối với người Hán – Liêu không phải nhỏ , sự đấu tranh nội bộ Ngũ Hồ lồng vào sự sôi sục phục quốc của Bách Việt đã khiến lâu đài Đông hãn quốc tưởng là vững chãi thực ra xây trên cát ...thùng thuốc súng có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ... từ khoảng năm 130 về sau loạn lạc khắp nơi , hết đợt này tới đợt khác trong các năm 136 -138 tại miền Nam, nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng nổ ra. Vào năm 139, người Khương ở phía tây lại nổi dậy, cuộc nổi dậy kéo dài mãi trong suốt đời Thuận Đế . Năm 141, người Khương đánh bại quân Hán do Mã Hiển chỉ huy và đã tiến được đến gần Trường An , Tại địa hạt Kinh Châu (Hồ Nam, Hồ Bắc, Nam Hà Nam) và Dương Châu (Giang Tây, Chiết Giang, Trung và Nam Giang Tô, An Huy), tình hình cũng không yên ổn bởi các cuộc nổi dậy phục quốc của con cháu họ Hùng ...nói chung nơi nơi đều có loạn hết đợt sóng này lại tiếp đợt sóng khác .

    Sau lần lòng yêu nước bị thử thách khi khởi nghĩa Xích My thất bại nay tín đồ đạo Lão ở Trung hoả lại 1 lần nữa đem gan đồng dạ sắt đối đầu với giáo gươm mong phục hưng tổ quốc ,Anh em Trương Giác –Trương Lương và Trương Bảo quyết tâm đánh đuổi giặc Hán khôi phục giang sơn họ Hùng , các ông đã khôn khéo kiên trì qua mắt bọn thống trị âm thầm suốt 10 năm trời tổ chức lực lượng dưới vỏ bọc tổ chức tín đồ đạo Giáo , thực ra người Hữu Hùng không có họ Trương , Trương ↔chương ↔chướng ↔chảng chỉ có nghĩa là lớn được dùng ở đây chỉ ông lớn – thủ lãnh mà thôi ; Trương Giác hay Trắc – Chắc là ký âm từ Giáp can thứ nhất trong thập can nghĩa là ông lớn đứng đầu – số 1 , Trương Lương hay Lưỡng chỉ ông lớn thứ 2 và Trương Bảo là ông lớn thứ 3 .

    Trương Giác chọn ngày 5 tháng 3 năm Giáp Tý (năm 184) để khởi nghĩa tổng thể ở Lạc Dương và các vùng lân cận nhưng chưa đến ngày đã định thì một đệ tử của Trương Giác tên là Đường Chu ở Tế Nam làm phản đi tố giác với triều đình nên cuộc khởi nghĩa buộc phải nổ ra sớm 1 tháng , vì quân khởi nghĩa quấn khăn vàng trên đầu nên sử sách gọi đấy là cuộc khởi nghĩa khăn vàng hay hoàng cân .

    Hoảng sợ trước sự đấu tranh của nông dân, triều đình Ðông Hán và các tập đoàn quân phiệt ở các địa phương đã huy động toàn bộ lực lượng để đàn áp. Quân Khăn Vàng chiến đấu rất ngoan cường suốt 10 tháng nhưng không thể tránh khỏi thực tế ...so sánh trên chiến trường ...cho dù quân Hán yếu kém tới đâu quân Khăn Vàng cũng không phải là đối thủ vì họ chỉ là những nông dân nổi đậy không được tổ chức như 1 đạo quân thực thụ , chưa từng tập luyện chiến đấu và cấp chỉ huy chưa hề có 1 chút kinh nghiệm chiến trường . Cuối năm 184 những đạo quân chính của Khăn vàng bị các tướng Hoàng Phủ Tung, Lư Thực, Chu Tuấn đánh bại. Thủ lãnh Trương Giác bị bệnh chết rồi Trương Lương Trương bảo cũng mất sau đó , Trung ương lãnh đạo khởi nghĩa coi như đã không còn , 5 vạn nghĩa quân không chịu khuất phục nên nhảy xuống sông tự tử, 13 vạn người khác bị quân Hoàng Phủ Tung giết chết. Mộ của Trương Giác bị quật lên, cắt đầu đưa về kinh đô (trích internet), mặc đầu não ở Trung ương bị diệt ‘dư đảng’ quân Hoàng Cân còn tiếp tục chiến đấu ở khắp nơi , nơi này bị dìm trong biển máu thì nơi khác nổi lên , đợt trước máu chưa khô thịt chưa tan thì đợt sau đã nổi lên , đọc kỹ lịch sử giai đoạn này mới hiểu thấu thế nào là ...đem máu xương đắp bồi sông núi ...đặc biệt là ở Hoa nam quân khởi nghĩa khăn vàng đã giữ vững được thành trì đất đai trước các cuộc phản công tái chiếm của quân Đông Hán ,ở miền Tượng Lâm Mã Diện – Mã phục ba bị quân của Đô Dương – Đạt vương cầm chân không thể tiến thêm về phương Nam đành cắm mốc phân cương 2 nước Hán – Trưng ở nam đất Tượng Lâm nay là Quảng Tây , kỳ tích này là điểm tựa cho cuộc khởi nghĩa tiếp sau của Khu Liên tức Lý khu Kiên năm 192 lập ra nước NAM với thủ đô là Lâm ấp , nước Nam này sử Trung quốc gọi là Tây Thục , Lý Khu Kiên chỉ là tên gọi khác của Lý thiên Bảo hoặc Lưu Bị – Lý Bí - Lý NAM đế (hậu) .

    Vì quân Đông hãn quốc qua cuộc chiến bị thiệt hại nặng nề nên triều đình trung ương không còn đủ khả năng kiểm soát và giúp các địa phương trấn áp quân nổi dậy đành để vuột quyền lực khỏi tầm tay , quan mục người Hán các nơi mạnh ai nấy chiêu binh mãi mã tự phòng , chính việc này là mầm mống của địa phương cát cứ các xứ quân đánh lẫn nhau sau cùng tất cả đất đai ở Hoa bắc rơi vào tay Tào Tháo khởi đầu cho thời Hán sử gọi là Tam quốc .

    Có thể nói chỉ giai đoạn đầu khởi nghĩa Khăn vàng thôi đã làm lung lay tận gốc rễ triều đình Đông hãn quốc , trung ương không còn kiểm soát được địa phương , ngay trong nội bộ Hán man đã chia 5 xẻ 7 đánh lẫn nhau còn ở chốn cung đình thì hết hoạn quan đến ngoại thích mặc tình thao túng , Hán đế hay khả Hãn chỉ còn là những thằng trẻ con bù nhìn giữ ghế không quyền hành gì ...bảo lên thì lên ngôi bảo xuống thì cút xuống không dám cãi nửa lời .

    Đại loạn nổ ra khi nhóm hoạn quan ‘Thập thường thị’ giết đại tướng quân Hà Tiến , đàn em Hà Tiến là Viên Thiệu đem quân đốt cung cấm giết hết hoạn quan ...thiên hạ bắt đầu đại loạn ...

    Tướng người Hung nô trấn giữ Khương trung là Đổng Trác lợi dụng cuộc đấu đá chém giết ở kinh thành đã kéo đạo quân Tây lương toàn người Hung nô về chiếm Lạc dương , giống Thát man đang trong cảnh chư hầu lệ thuộc nhục nhã bỗng chốc trở thành người chủ thực sự của nước Đông hán , Đổng Trác đã khống chế triều đình trung ương Đông hãn và giam lỏng... Hán đế .

    Đổng Trác là ai ...?

    Ông ta là 1 tướng Đông hãn quốc người huyện Lâm Thao quận Lũng Tây Từ nhỏ Đổng Trác được cha đưa về Lương châu (Thanh hải) ở chung với người Khương cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi và tập thành tính tình hung hãn mạnh bạo.

    Thực ra chẳng có ai họ tên là Đổng Trác ,

    ông ta là 1 tướng người Hung nô hay Mông thát .

    Đổng Trác thiết Đác ↔thác ↔thát .

    Để xóa thông tin nhục nhã ...1 viên tướng Mông Thát chiếm kinh đô bắt giữ khả hãn khống chế triều đình Đông hãn quốc người ta đã thay từ Đát gốc trong tư liệu lịch sử bằng phiên thiết : Đổng Trác .

    Chỉ xét hành động của ông ta cũng đủ kết luận ông ta coi Hán tộc là kẻ thù ...

    Đổng Trác thao túng triều đình, vơ vét quốc khố mang về nhà riêng. Ông vào cung hãm hiếp mấy người con gái của Hán Linh Đế, và mang nhiều phi tần về làm vợ. Các tướng sĩ bên dưới làm theo, cũng cưỡng hiếp đàn bà con gái nhà dân, cướp bóc tài sản của nhân dân làm của riêng

    Có lần Đổng Trác mang quân ra ngoại thành Lạc Dương, thấy đám đông nhân dân xem hát. Ông bèn hạ lệnh cho quân động thủ, giết hết đàn ông, bắt hết đàn bà làm tù nhân mang về Lạc Dương. (Trích internet).

    Vào cung hãm hiếp công chúa , bắt phi tần của vua về làm vợ thì trong mắt Đổng Trác làm quái gì có Hán đế ?, chính ông ta mới là vua ...chưa lên ngôi mà thôi .

    Vô cớ tàn sát dân chúng người Hán ở thành Lạc dương ...để chơi ...quân Mông Thát của Đổng Trác dã man hơn nữa cắt đầu những dân Hán vô tội cột vào thành xe reo hò như mới thắng địch trở về , rõ ràng Đổng trác không hề coi họ là ‘đồng bào’ ...

    Sở dĩ Đổng Trác chưa diệt Đông hãn quốc lập ngay quốc gia Nguyên Mông của dòng tộc mình vì người Mông thát thời điểm đó rất ít không thể nào chiếm đóng cai trị nổi lãnh thổ mênh mông của người LU - Hán , hơn nữa vẫn còn đó đội quân người Hán rất đông ở những nơi khác xa kinh đô nên đành tạm khống chế hoàng gia Đông Hán cho ngồi đó làm vì theo kế ....thờ Phật ăn oản để rồi từ từ từng bước lấn tới diệt hẳn sau .

    Năm 190 Viên Thiệu hiệu triệu các quan tướng người Liêu – Hán liên kết nổi dậy chống Đổng Trác , việc này cho thấy rõ hơn bản chất của cuộc chiến giai đoạn lịch sử này thực sự là cuộc đấu tranh sinh tử giữa Hán tộc và Mông Thát , không phải là sự tranh dành quyền lực trong nội bộ dân tộc Hán .

    Lực lượng Hán quân phạt ‘Đổng Trác’ tức đánh tộc Đát gồm :

    Viên Thiệu (Thái thú Bột Hải), Viên Thuật (Hậu tướng quân), Hàn Phức (châu mục Ký châu), Khổng Do (Thứ sử Dự châu), Lưu Đại (thứ sử Duyện châu), Vương Khuông (Thái thú Hà Nội), Trương Mạo (Thái thú Trần Lưu), Trương Siêu (Thái thú Quảng Lăng), Kiều Mạo (thái thú Đông quận), Viên Di (Thái thú Sơn Dương), Bão Tín (tướng quốc Tế Bắc).

    Đổng Trác căm thù Viên Thiệu, bèn bắt toàn gia tộc họ Viên ở kinh đô Lạc Dương mang giết hết.

    Đám anh hùng dỏm Hán tộc hội minh thề nguyền nhưng dụ dựa chẳng ai dám tiến binh ...

    Lúc này ở Hoa nam quân hậu Khăn vàng đã hầu như làm chủ tình hình , tuy chưa xưng vương lập quốc nhưng người Bách Việt đã thực sự quét sạch quân thù dành lại giang sơn ., 2 thủ lãnh nổi bật ở miền đông là Tôn Kiên và miền tây là Lưu Biểu hay Lý thiên Bảo .

    Tôn Kiên Sử Việt gọi là Dương diên Nghệ tiến quân đến gần Lạc dương , Đổng Trác đích thân ra trận bị Tôn Kiên đánh tơi tả , đành rút quân về Thằng Trì và Thiểm châu ở phía tây Lạc Dương để 1 mình Lã Bố ở lại đóng đồn trấn thủ Lạc Dương.

    Tôn Kiên – Dương diên Nghệ dẫn nghĩa quân vùng đông Hoa nam tấn công thành Lạc dương , Đổng Trác sợ hãi mang Hán đế bỏ kinh thành Lạc Dương chạy về Tràng An , hắn cưỡng ép dân chúng buộc rời bỏ kinh đô và phóng hỏa đốt trụi thành phố .

    Thủ lãnh Tôn Kiên tiến vào cửa Nghi Dương , quân Mông Thát của Lã Bố không chống nổi cũng bỏ chạy nốt. Tôn Kiên 1 lần ta quân đã chiếm kinh đô Lạc dương của Đông hãn quốc dễ như trở bàn tay thực là vẻ vang biết mấy .

    Nguy cơ đối với Hán tộc như thế mà trong Hán quân bản thân Viên Thiệu cũng không quyết tâm đánh Đổng Trác , lực lượng chư hầu theo Viên Thiệu lại chia bè cánh đánh lẫn nhau , Đông hãn quốc thực ra đã diệt vong từ thời điểm này , Khả Hãn (hoàng đế) Đông hãn quốc chỉ còn là món đồ chơi bỏ trong túi các tướng lãnh mà thôi .

    Giai đoạn đầu cuộc chiến nhiều bên nhuốm màu chủng tộc này lần lượt nổi bật những tên tuổi :

    - Đổng Trác tức tướng người Đát cầm đầu quân Mông - Thát .

    - Viên Thiệu cầm đầu quân người quan - Liêu hay Nam Lu vùng Sơn Tây - Hà bắc sắc tộc chính của dân đông Hãn quốc .

    - Tào Tháo thủ lãnh quân người Đông liêu hay Từ Liêu , dân gian diễu là Tào – lao vùng Sơn Đông – bắc Giang tô .

    - Tôn Kiên sử Việt gọi là Dương diên Nghệ cha của Tôn Sách – Dương đình Nghệ và Tôn Quyền- Ngô vương quyền là thủ lãnh nghĩa quân người Bách Việt vùng đông Hoa nam .

    - Lưu Biểu hay Lý Thiên Bảo và Lý Bí – Lưu Bị thủ lãnh quân hậu khởi nghĩa Khăn vàng miền tây Hoa nam .

    Các sử Gia Hán tộc đã dày công đánh lừa ...chuyển hướng cuộc đấu tranh sinh tử giữa 3 dân tộc thành ra cuộc chiến nội bộ dòng giống Hán bịp cả thiên hạ gọi đó là thời Tam quốc nhập nhèm ...cứ như đó là cuộc chiến của 3 nước đồng chủng , dù ai thắng ai bại cũng vẫn là 1 thời của lịch sử Hán tộc ....

    Nếu tinh ý thì chỉ xét 4 từ trong câu ngạn ngữ Việt nam “thù trong giặc ngoài” cũng đủ nhận ra chân tướng sự việc .

    Có 2 nước cùng dòng giống nên có ‘thù trong’ đồng thời song song cũng diễn ra cuộc chiến chống ngoại nhân xâm lấn nên có ‘giặc ngoài’ . Phối kiểm kết qủa nghiên cứu nhiều ngành khoa học và xét bản thân thông tin có được về thời gọi là Tam quốc có thể xác quyết :

    Tây Thục và Đông ngô là 2 nước đồng chủng , Đông Hãn sau là Tào Ngụy –Tấn quốc chính là giặc ngoài trong mối tương tác 3 cực đã đẻ ra câu ‘thù trong giặc ngoài”.

    Lưu Biểu – Lý thiên Bảo đóng đô và xưng vương ở Qúy châu ....tam sao thất bản thành Cửu Chân , nước gọi là Đoài lang nghĩa là nước của Tây vương . Đoài – Đoạt - Cửu –Qúy –Tượng đều là Dịch tượng chỉ phương Tây . Lý thiên Bảo - Lưu Biểu chết quyền hành thuộc về Lý Bí – Lưu Bị , cả 2 tên gọi đều là biến âm của Lý Bự hay Lý Phật tử , (phật tử ═ bụt tử ; bụt tử thiết bự ; bự ↔bị ↔bí ) , Lịch sử gọi nước của Lý Bự là Tây Thục .

    - Lý Bí – Lưu Bị nổi lên ở Qúy châu , qúy ═ thục ═ tây ↔tư ↔Từ .

    - Phương đông màu xanh ; xanh ↔thanh↔thương ═ từ chỉ miền Từ châu ở Sơn đông đất gốc của Tào Tháo (Tề ↔Tào ↔Từ)

    Dựa vào 2 chữ ‘Từ’ đồng âm khác nghĩa này mà ‘Tam quốc diễn nghĩa’ phịa ra chuyện Lưu Bị đã có thời đến nương nhờ phục vụ dưới trướng Tào Tháo ..., phương Tây lộn 1 vòng thành phương Đông khiến lịch sử Trung quốc cũng lộn theo ...không còn bờ mốc nào mà phán định thực hư...

    Tôn Kiên – Dương diên Nghệ mất Tôn Sách – Dương Đình Nghệ nối nghiệp là thủ lãnh dân chúng vùng đông Hoa nam , Tôn Sách bị ám sát chết (Sử Việt viết Dương đình Nghệ bị tên phản bội Kiều công Tiễn giết ) Tôn Quyền lên thay xưng đế từ đấy sử Việt gọi là Ngô vương Quyền vì ông đặt tên nước là Ngô tiếp nối quốc thống nước Ngô thời chiến quốc , vì là nước ở phía đông so với nước Thục nên sử gọi là Đông Ngô , Tôn Quyền sử Việt gọi là Ngô quyền có khi cũng gọi là Ngô vương Quyền – Ngô tôn Quyền ; Tôn đồng nghĩa với ‘cao’ tiếng Việt , cao-cả là từ người Việt dùng chỉ vua chúa thủ lãnh, Tôn không phải 1 họ .

    Ở phương Bắc ( nay) lãnh địa của Hán tộc ,sau cùng rồi Người Đát cũng bị đánh bại , Đổng Trác bị con nuôi là Lã Bố giết , sau Viên Thiệu thì Tào Tháo nhanh chóng nổi lên như 1 anh hùng từ khi ‘tóm’ được Hán đế , dưới cái bóng Hán đế Tào Tháo trở thành Tào vương đã đè bẹp những thế lực khác và trở thành ‘chủ nhân ông’ thực sự vùng lưu vực Hoàng hà rộng lớn .

    Lịch sử Bách Việt không có thời Tam quốc chỉ có cuộc chiến không khoan nhượng giữa 2 nước Việt và kẻ thù Hán tộc xâm lược gọi là ‘giặc ngoài’ , ngoài →ngoại →ngụy ; Ngụy cũng chính là tên nước của ‘tổ sư’ Tào Tháo nên nước này còn được sử gọi Tào - Ngụy , bên cạnh ‘giặc cỏ’ Việt ngữ đẻ ra từ ‘giặc dã’ biến âm của giặc ‘giả’ chỉ nước Ngụy (ngụy là gỉa) trong thời tam quốc ‘điếm đàng’ , chính ký ức sâu đậm về thời thù trong giặc ngoài này mà người Việt hay gọi người Hán là TẦU , biến âm của Tào – Từ (giặc từ Nhung thời Châu , chư hầu Từ quốc thời Ân Thương ) .

    Cuộc khởi nghĩa Khăn vàng không phải là cuộc nổi dậy duy nhất chống giặc Hán xâm lược mà chỉ là sự tiếp nối hàng loạt những cuộc khởi nghĩa phục quốc thất bại trước đó , có thể nói từ ngày quân Lục lâm dựng nên Hán quốc của Canh thủy đế thì hầu như không lúc nào họ được yên , sự thành công trong việc Trấn áp quân khởi nghĩa khăn vàng mô tả trong Hán sử chỉ đúng ở Hoa bắc còn ở miền tây và Miền Nam (nay) Hán quân không hề có thắng lợi hoàn toàn , chưa đàn áp song đợt nổi dậy này thì đợt khác đã nổi lên cuối cùng họ đã phải chịu ...thất bại hoàn toàn khi 2 quốc gia của người Bách Việt là Tây Thục và Đông Ngô ra đời .

    Giai đoạn lịch sử mà người Hán gọi là Tam quốc thực ra chỉ là tập 2 hay tập sau của cuộc Khởi nghĩa Khăn Vàng mà bản chất thực của giai đoạn lịch sử này là cuộc đấu tranh trường kỳ dành đất sống giữa 3 tộc người : Hùng - Việt , Liêu – Hán và Mông - Thát chứ không phải cuộc chiến nội bộ giữa 3 quốc gia của người Hán như Hán sử viết .

    Dẫu biết không thể quay ngược kim đồng hồ , những gì xảy ra trong qúa khứ là vĩnh viễn thuộc về qúa khứ nhưng ai cũng cần sự thực lịch sử , chúng ta ngày nay không phải bỗng dưng xuất hiện từ hư không mà hiện tại chỉ là điểm sau cùng của qúa khứ , đời sau luôn luôn bước đi với hành trang là di sản của cha ông để lại , phần di sản vật chất đã mất thì không thể đòi nhưng còn phần phi vật thể thì không thể để mất , chỉ có 1 lịch sử chân xác mới giúp người Việt hôm nay nối thông với qúa khứ ngàn năm tiếp nhận dòng linh lực vô song từ tổ tiên truyền về , với dòng linh lực ấy chỉ cần 3 lần vươn vai như đức Phù Đổng xưa là đủ biến non nước này thành giầu mạnh hơn người và con dân Việt người người hạnh phúc .

      Hôm nay: 29/3/2024, 12:24 am