Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Thời  HÙNG VƯƠNG dựng nước. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Thời  HÙNG VƯƠNG dựng nước. Flags_1



    Thời HÙNG VƯƠNG dựng nước.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Thời  HÙNG VƯƠNG dựng nước. Empty Thời HÙNG VƯƠNG dựng nước.

    Bài gửi by Admin 7/4/2010, 4:50 pm

    Thời HÙNG VƯƠNG dựng nước.

    Dã sử họ HÙNG thực ra là lịch sử văn minh dòng giống Hùng , mỗi triều đại của các vua thời thái cổ chính là 1 nấc thang trong tiến trình phổ quát của con người nói chung đi từ mông muội hoang dã đến xã hội văn minh có nền nếp kỷ cương .
    5 vì vua đầu trong Hùng vương thập bát chi thế truyền là 4 bước tiến hoá xã hội để đẫn đến bước thứ 5 hình thành quốc gia hay nhà nước của người họ HÙNG .
    1 – Hùng Dương vương ,Thái Cao - Bào Hy ; vua của cái Mặc
    Người họ HÙNG trên cơ sở quan sát cây cối mọc trong tự nhiên có 2 phần : ruột và vỏ , từ sự quan sát này con người biết học hỏi tự nhiên , ứng dụng vào cuộc sống : dùng vỏ cây làm áo để che chắn chống các tác nhân làm hại thân thể như Bức xạ , sức nóng ....tổ phụ của thời này gọi là Bào Hy hay Y nghĩa là bao-áo cũng là Phục Hy hay Phục –y , Y- phục .
    2 – Hùng Hiển vương , Thái Viêm ( Viêm đế ) - Thần nông ; vua cái ăn .
    Cái ăn là sự chất biến quan trọng nhất trong tiến trình văn minh của loài người , không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên thần tính trong con người mới xuất hiện đấy là ý nghĩa chữ Hiển trong Hùng Hiển , chủ động trong suy nghĩ và hành động , từng bước chủ động trong cuộc sống khiến con người trở nên to lớn sánh ngang cùng trời đất trong thế Tam tài : Thiên-nhân-địa . Nhân sinh quan của người họ Hùng thể hiện tính Trung dung - tích cực ; con người có thể cùng với trời và đất làm nên cuộc sống của mình , người họ HÙNG ngay từ thuở ban sơ làm người đã bác bỏ ...‘thần quyền và định mệnh’ , quan niệm chung của hầu hết loài người thời mê muội .
    3 - Hùng Nghị vương , Thái Khang -Thiếu Hạo ; vua của thôn làng .
    Nghị là nghĩ là tìm lời giải đáp cho những điều xảy ra trong đời sống thường nhật , là khởi đầu của tư duy khoa học ứng với quẻ Ly trấn phía TÂY trong tiên thiên Bát quái lấy con người là trung tâm , là khởi điểm đồng thời là chốn trở lại của chuỗi tương tác bất tận : con người và môi trường .
    Quẻ Ly chỉ sự sáng của lý trí nên những gì liên quan tới phương tây thường được gọi bằng những từ có nghĩa là sáng như : bốn –bóng láng , tư - tứ , chiêu –châu , hạo ...
    Quan niệm của dịch học coi phương tây là tĩnh nghịch với phương đông là động ,
    Tĩnh – tịnh -định chỉ sự không thay đổi ; tiếng Việt là Khăng và người ta thường dùng từ điệp : Khăng - khăng tương ứng với phương đông động có từ điệp run-run , chính từ khăng này đã làm thành danh hiệu Thái Khang tổ phụ nhánh phương tây cũng là nhánh mùa Thu của người họ Hùng , nhánh phía tây thời đúc kết làm nên dân tộc Hùng có tên Cửu - Lê thủ lãnh là Xi –Vưu hay Tây-vua nghĩa là ‘vua phương tây’ .
    Yếu tố Tĩnh - Định –không thay đổi của dịch lý áp vào tiến trình văn minh loài người là chỉ giai đoạn định canh - đinh cư khởi thủy của làng quê về sau .
    4 - Hùng Diệp , Thái Tiết ( Tiếp ) - Xuyên Húc ; vua của sự đi - lại .
    Diệp là ký âm sai chữ ‘dịch’ nghĩa là dời đổi hay di chuyển nôm na là sự đi lại , Tiếp là dính liền tức nối kết lại với nhau , Xuyên trong Xuyên húc là con sông , khi tổng hợp những từ mà thần thọai tạo lập nói đến ta có ý nghĩa rõ ràng chỉ ra thuở ban đầu sự đi lại nối liền các xóm làng là đường sông với phương tiện là bè - mảng ( làm bằng tre sậy ), chính những phương tiện vận chuyển này đã giúp làm nên ‘liên minh thôn làng’ dọc theo các triền sông , đây là sự liên kết rất tự nhiên thúc đẩy bởi bản năng nhiều hơn là hành động có chủ ý .
    5 - Hùng Vũ tức vua HÙNG , Thái Công - Hoàng đế - Hiên Viên , vua Khai quốc .
    Khi đã hội đủ 4 yếu tố : mặc - ăn – ở - đi thì sự hình thành quốc gia là điều tất sẽ đến , Tiến trình phổ quát của nhân loại là sau thời liên minh bộ lạc tất yếu ra đời 1 hình thức tổ chức cộng đồng xã hội cao hơn., chặt chẽ kỷ cương hơn là hình thái nhà nước hay quốc gia , kiểu tổ chức cộng đồng xã hội mới này là sự chất biến , 1 cuộc cách mạng trong tiến trình tổ chức cộng đồng người tất xảy ra trong lịch sử ,nơi này chốn kia chỉ khác nhau là đến nhanh hay chậm hơn mà thôi . Dịch học dạy con người chữ ‘trung’, chữ trung này nghĩa rất đặc biệt chỉ người Việt mới biết : Trung là trúng hay Đúng , Đúng việc đúng lúc là chìa khóa của sự thành công , dịch học không bao giờ dạy ta ...đi tắt đón đầu ....vì với dịch học thì ‘đi tắt đón đầu’ là thái qúa mà thái qúa thì nguy hại không kém gì bất cập cả 2 thái cực đều phải tránh ...
    Vẫn theo đúng tiến trình phổ quát nhưng nhà nước họ Hùng đã ra đời trong khung cảnh riêng với những nét đặc thù của môi trường địa lý tự nhiên và tri thức vượt trội dựa trên nền tảng tư duy dịch lý :
    Dịch học chỉ cho con người biết cái tất yếu sẽ đến , hành động hợp lý tạo sự chuyển biến đúng lúc sẽ tránh được những sung đột trong nội thân , tránh sự kéo dài những biến động không kiểm soát được tức sự hỗn loạn trong xã hội để rồi cuối cùng buộc phải thay đổi chuyển sang 1 hình thái tổ chức xã hội mới thích ứng với cái nền khoa học kỹ thuật đã đạt tới . ..
    Nhà nước không thể ra đời trên cái nền công cụ kỹ thuật tạo ra 1 năng suất vừa đủ người lao động sống qua ngày ..., chỉ đến khi những người trực tiếp sản xuất tạo ra được của cải vật chất dồi dào để vừa có thể đủ dùng cho bản thân và gia đình vừa có thể cung cấp cho những người làm công việc quản trị xã hội và những chiến binh bảo vệ cộng đồng thì lúc đó nhà nước mới có thể xuất hiện .
    Quốc gia họ HÙNG xuất hiện vào thời điểm nào trong quá khứ , vào quãng nào trên nấc thang văn minh ?
    Căn cứ vào hình thái tổ chức và sinh hoạt trong các làng quê Việt có thể đoán Chắc hình thái ban đầu của quốc gia họ HÙNG là 1 nhà ‘nước liên làng’ , kiểu tổ chức nhà nước 2 cấp , câu nói cửa miệng người ta thường kêu ‘làng nước ơi’ là 1 minh chứng ; làng là đơn vị hành chánh cơ sở cộng với 1 chính quyền trung ương , ban đầu làng có quyền tự trị rất rộng những thành viên của cộng đồng thường xưng mình là ‘dân làng’ tức dân của làng mà không xưng là dân-nước ; nơi ở của vua và đặt những cơ quan của chính quyền trung ương gọi là ‘làng cả’, như thế khái niệm ‘công dân’nghĩa là dân của nước thuở ban đầu xem ra còn mờ nhạt .
    Tổ chức làng Việt thực sự là tổ chức 1 quốc gia thu nhỏ ; cơ quan có quyền lực cao nhất là Hội đồng bô lão tức nghị viện của làng , những thành viên thường trực của hội đồng thường nắm luôn quyền xét xử tức quyền tư pháp , lệ làng là cơ sở pháp lý , là chuẩn mực cho sự hành sử của cả chính quyền và dân làng nó chi phối toàn thể sinh hoạt chốn làng quê , có những trường hợp lệ làng là luật pháp tối thượng còn cao hơn phép tắc của nhà nước trung ương như câu tục ngữ ‘phép vua thua lệ làng’ .
    Đặc biệt hội đồng lãnh đạo tối cao này chỉ toàn lão ông , ở mọi làng quê Việt khi đến tuổi 60 thì con cháu làm bữa tiệc gọi là ‘khao lão’ mời cả làng dự , từ đó ‘cụ’ đương nhiên có 1 ghế trong nghị viện làng ...; quyền cao chức trọng nhưng không hề có bổng lộc ...có chăng là 1 năm vài bữa chén thế thôi ..., con người thời khỏe mạnh thể lực cường tráng thì lao động sản xuất lo cho gia đình , về già sức cơ bắp không còn nhưng trí tuệ lại đạt độ chín mùi thì ... cái vô giá đó được dành cống hiến cho cộng đồng , cơ cấu này thực hợp lý và đầy tính nhân văn .
    Ngoài ra những chức dịch khác trong guồng máy hành chánh làng cũng thường là kiêm trách , từ hào - lý đến viên chức công quyền cuối bảng là ‘mõ làng’ thường vẫn phải tự mưu sinh , tham gia công vụ chẳng qua là sự đóng góp công sức lo việc chung mà thôi .
    Trai làng sau lễ thành Đinh thì đêm đến phải tập trung ngủ ở Đình làng hay nhà “Rông’ làm công việc bảo vệ trật tự trị an cho bản làng ...là thành phần chủ công trong việc xử lý những tình huống khẩn cấp ..., như thế họ đích thực là những chiến binh không ...lương của làng .
    Với cách tổ chức khoa học giàu tính cộng đồng như thế guồng máy công quyền cấp làng rất hữu hiệu và đặc biệt ...rất ít tốn kém , vì thế ngân sách của làng vô cùng nhẹ ...chỉ đòi hỏi sự đóng góp rất nhỏ của ‘dân làng’ mà thôi .
    Ở cấp chính quyền trung ương công việc quản trị đất nước cũng không nặng nề gì vì đối tượng quản lí của guồng máy công quyền không phải là từng công dân mà là các ‘làng’, theo như cổ thư Trung hoa thì thuở xưa mỗi làng chính là 1 chư hầu , tổng số cao lắm cũng chỉ đến con số ngàn ; thuế khóa binh dịch đều phân bổ cho làng và các làng lo làm sao là việc nội bộ của làng miễn đóng góp đủ số cho trung ương là được ..., có thời các làng có trai tráng tòng quân vào ‘quân đội quốc gia’ còn phải tự lo luôn lương bổng và cả những cung cấp cần thiết khác cho lính ...nhà như thế với công qũy không cần to lớn lắm mà việc quản trị quốc gia vẫn có thể hoàn thành .
    Nền tài chính công xưa ở nước ta cũng có nhiều điều đặc biệt như : ngoài ruộng tư còn những thửa ruộng công mà hoa lợi được dùng vào những mục đích chung nhất định , dân làng chỉ đóng góp ngày công mà thôi ..., lịch sử trễ lắm là từ thời Hùng Chiêu vương hay nhà CHU theo cổ sử Trung hoa đã nói đến phép ‘tỉnh điền’ , các thửa ruộng đều chia thành 9 phần , nông dân canh tác thu hoa lợi trên 8 khoảnh , khoảnh giữa dành nộp vào công quỹ ...như vậy khoản thuế đặc biệt này tính ra cũng trên 10% tổng thu nhập của mỗi hộ dân ...
    Tóm lại với cách tổ chức nhà nước ưu việt 2 cấp làng và nước như trên , nhà nước họ HÙNG hoàn toàn có thể ra đời rất sớm trên cái nền vật chất là sản xuất “nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức trâu kéo cày gỗ” .
    Ở khu vực thành Cổ loa , ngành khảo cổ đã tìm được hàng vạn mũi tên đồng có từ gần ngàn trước công nguyên , nhiều nơi khác Trên lãnh thổ Việt nam cũng tìm được nhiều mũi tên bằng đá có tuổi khoảng 4000-5000 năm từ đó suy ra cho dù ngày nay không tìm thấy 1 cánh tên thuần tre - mây nào nhưng chắc chắn khoảng 6000-7000 năm cách nay hoặc có thể còn xa hơn nữa người cổ Việt cổ đã có cung - tên làm bằng tre hay mây thuần.., từ những cánh tên tre hay mây vót nhọn dần dần người ta đã nảy ra cách gắn thêm mũi bằng đá có độ cứng cao hơn để tăng khả năng xuyên thấu ; bước qua thời đồ đồng thì mũi tên đồng thay mũi tên đá để cho hiệu năng cao hơn nữa ...
    Việc cải tiến thay mũi tên bằng nguyên liệu đá hay đồng chỉ là cải tiến tăng hiệu năng tức chỉ là biến đổi về ‘lượng’ còn bản thân việc phát minh ra cung tên mới là thay đổi về ‘chất’ thực sự là 1 dấu mốc trong tiến trình văn minh của loài người .
    Tương tự như cung tên , các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm được nhiều di vật là lưỡi cày bằng đồng tuổi sấp xỉ ngàn năm trước công nguyên và dựa vào mấu chốt đó nhiều nhà khoa học trong nước đã định thời điểm khai sinh nhà nước đầu tiên của dòng giống ‘Tiên- Rồng’ là khoảng 700 -800 năm trước công nguyên ....cùng thời với Trang vương nhà Chu bên Tàu ...khác quá xa với những thông tin thời dựng nước chứa trong truyền thuyết lịch sử cha ông để lại ...
    Bản thân người viết không dám bác bỏ kết luận của tập thể các nhà khoa học trong nước hiện nay ...chỉ xin khiêm tốn trình bày suy nghĩ của 1 người thuộc lớp ‘bình dân’ về lịch sử cổ đại nước Việt :
    “ Nước của người họ HÙNG hay hữu HÙNG quốc là nhà nước của người Việt cổ đã ra đời cách nay khoảng 5000 - 6000 năm , nhà nước đó được kiến lập và tồn tại dựa trên nền tảng kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức trâu kéo cày gỗ” .
    Ngày nay không tìm được cánh tên nào thuần tre hay mây nhưng không phải hễ không thấy là ...không có....vì sự tồn tại của những sản phẩm gốc thực vật trong môi trường nóng ẩm của nước ta tương đối ngắn . Tương tự vậy làm sao có thể tìm thấy những cái cầy thuần bằng gỗ có tuổi 5000-6000 năm trước sự hủy hoại ghê gớm của khí hậu nhiệt đới ?, không thấy nhưng chắc chắn phải có cày thuần gỗ trước khi có thể cải tiến lắp lưỡi cày đồng làm tăng hiệu năng xử dụng ...,Trong kinh dịch đức khổng tử đã hé lộ ... Thần nông 1 vì vua ở thời thái cổ đã : ‘...dùng lửa uốn gỗ làm cán cày , dùng đá đẽo gỗ làm lưỡi cày....dạy cho dân việc cấy cày ’ , vài cổ thư Trung hoa khác cũng chép ... “Thần nông thường bách thảo ...., Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc ....” dòng chữ trên của Khổng tử người cùng sống ở thời thịnh đồng , thời khai sinh nhà nước của người Việt ( theo ý kiến của nhiều nhà khoa học...) là 1 điều đáng để những nhà nghiên cứu cổ sử Việt suy ngẫm .
    Lãnh thổ người họ HÙNG nằm trong vùng nhiệt đới châu Á gío mùa rất giàu tài nguyên thực vật trong đó không thiếu gì những họ cây mà gỗ cứng như thép được gọi là ‘thiết mộc’ như vậy vật liệu đủ độ cứng để chế tạo cày gỗ có sẵn đầy dãy trong thiên nhiên , có thể nói hầu hết những vật dụng và công cụ của người Việt cổ đều là của cải ban tặng từ những cánh rừng nhiệt đới , cây tre có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống và văn minh người họ HÙNG , người Việt có thể dùng tre làm mọi vật dụng cần thiết ...nhỏ như cái tăm đôi đũa , lớn và phức tạp như cả căn nhà hay con thuyền đều có thể làm bằng tre , từ những cây gỗ cộng với óc sáng tạo và bàn tay điêu luyện , chỉ bằng kỹ thuật ghép mộng và chốt gỗ người Việt có thể dựng nên cả toà lâu đài nguy nga mà không cần đến chút kim loại nào chỉ tiếc vì sự hủy hoại ghê gớm của môi trường nóng ẩm nên ngày nay không còn thấy chút dấu tích nào của những lâu đài gỗ nguy nga chắc chắn đã từng có trong quá khứ xa xưa , ngoài vật dụng cần thiết cho sinh hoạt thường ngày ...cung tên làm bằng mây tre đã là thứ vũ khí lợi hại của người Việt từ thời thượng cổ ..., như vậy về bản chất văn minh Việt là nền văn minh dựa trên thực vật là chính cho nên : không thể dùng cái thước đo tiến trình văn minh phổ quát của những nền văn minh dựa trên khoáng vật ( đá - đồng – sắt ) làm chuẩn mực đo lường những gì thuộc về nền văn minh Việt để đưa ra kết luận nhà nước của tổ tiên người Việt chỉ có thể ra đời trong thời cực thịnh của văn minh đồng khoảng 700-800 năm trước công nguyên .
    Tương tự như cung tên ,Thêm lưỡi đồng vào cái cày gỗ có sẵn chỉ là sự cải tiến tức biến đổi về lượng , chấn động này không đủ mạnh để dội vào xã hội tạo nên cuộc cách mạng ... buộc ra đời 1 hình thái xã hội mới thay thế cho hình thái cũ đã lạc hậu ; chỉ có việc phát minh ra cái cày gỗ kéo bằng sức trâu thay cho việc dùng cuốc đá - sức người trong canh tác nông nghiệp mới có thể gây ra sự biến đổi về chất trong tổ chức xã hội loài người , với sức trâu kéo cày gỗ ... năng xuất lao động của người nông dân đã cao hơn hẳn tạo ra số lương thực dôi thừa khá lớn , cộng với tính ưu việt ...hiệu qủa cao chi phí thấp của hình thái tổ chức nhà nước liên làng thì phần dư dôi đó đủ để nuôi những người thuộc khu vực phi sản xuất trong đó có cả vua - quan , công chức và quân nhân tức thành phần nhân lực đảm trách chức năng của 1 nhà nước đối với xã hội . ..
    Song song với điều kiện về công cụ và sức kéo , một xã hội xây dựng dựa trên nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước còn đòi hỏi nhiều điều kiện khác vì quy trình kỹ thuật canh tác lúa nước rất phức tạp như đã cày còn phải bừa , ngoài gieo còn phải cấy... nói chung nền nông nghiệp lúa nước đòi hỏi 1 sự hiểu biết nhất định liên quan tới nhiều lãnh vực khác nhau như : giống má , thổ nhưỡng , khoanh bờ vùng bờ thửa , tưới tiêu nước , lịch thời vụ gieo trồng .v.v. rõ ràng là ở thời này con người đã có tư duy bao quát chính xác về mối tương quan giữa con người tự nhiên và xã hội , đã có sự hiểu biết khá sâu trong nhiều ngành , nhiều lãnh vực khác nhau .

    Xét như thế cả về phương diện vật chất lẫn tri thức thì ở trên đất Việt không phải đợi đến thời thịnh đồng mà ngay từ thời điểm xuất hiện nền nông nghiệp canh tác lúa nước dùng sức trâu kéo cày gỗ là đã hội đủ những điều kiện cần thiết để hình thành 1 quốc gia hay nhà nước .
    Với tổ hợp “người – con trâu - cái cày” ...dù ngày nay không tìm thấy bất kỳ di vật nào là cái cày gỗ nhưng với những di vật tìm được là xương trâu nước đã thuần hóa cũng coi như đủ yếu tố để khẳng định thời điểm tiền nhân người Việt hay người họ HÙNG kiến lập quốc gia là thời văn hóa Quỳnh văn - Đa bút ở đồng bằng Thanh -Nghệ - Tĩnh nơi có núi Đọ (Thái sơn) sông Cả (sông Cơ tức sông vua) sông Mã (sông mẹ) sông Chu (sông cha) khoảng 5000 - 6000 năm cách ngày nay và liền sau đó Đế MINH đi tuần thú phương NAM ( phương nam xưa ngược với phương hướng hiện nay ) ...tức mở rộng cương vực đất nước về lưu vực sông Đà , sông Hồng , sông Lô ( miền tam giang ngũ hồ ) những thời điểm lịch sử này hoàn toàn đúng với những thông tin
    trong truyền thuyết lịch sử mà tiền nhân Việt đã nhắn gửi đến con cháu ngàn đời sau . . .

      Hôm nay: 19/4/2024, 10:33 am