Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Thiên hạ họ Hùng - Gia phả họ La . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Thiên hạ họ Hùng - Gia phả họ La . Flags_1



    Thiên hạ họ Hùng - Gia phả họ La .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Thiên hạ họ Hùng - Gia phả họ La . Empty Thiên hạ họ Hùng - Gia phả họ La .

    Bài gửi by Admin 23/11/2011, 4:54 pm

    Thiên hạ họ Hùng
    Gia phả họ La .


    Lãn Miên , nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn
    (nguồn trích: http://www.fineartfi....tw/lo/cnlo.asp )
    Thủy tổ gia tộc họ La
    là Chúc Dung thị 祝融氏thời thượng cổ. Chúc Dung thị có tên là Trọng Lê 重黎 ,kê theo các đời thì lại là chắt của vua Chuyên Húc 顓頊帝 , mà Chuyên Húc là chút của vua Vàng 黃帝 tức Hoàng đế (chút là cháu năm đời, còn gọi là huyền tôn, của Hoàng đế). Cách nay 4487 năm (tức 2514 BC) Chuyên Húc kế vị ngôi vua của Cao Dương th ị高陽氏, dựa vào kỷ quan ngũ hành, phái chắt của mình là Trọng Lê đảm nhiệm chức hỏa chính quan 火正官 , tức là Chúc Dung thị, về sau xưng hiệu là Họ Hùng (Hữu Hùng thị 有熊氏).
    Cũng giống như quá trình phát triển của đại đa số các họ của người Hoa, hậu duệ của Trọng Lê từ thượng cổ xưng hiệu là Họ Hùng (hữu Hùng thị
    有熊氏), đến về sau vẫn lấy Hùng làm họ của mình. Thời đầu nhà Chu , gia tộc này đời nào cũng có nhân tài nên rất nổi tiếng, có Châu Hùng 鬻熊 từng làm thầy dạy của Chu Văn Vương 周文王. Đến thời Chu Vũ Vương 周武王 trong hậu duệ của Châu Hùng 鬻熊 có một vị tên là Hùng Dịch 熊繹 do có công với Vũ Vương 武王 nên được phong tước vị là chúa nước tại Đan Dương Hồ Bắc 湖北丹陽, trở thành một vị chư hầu của Chu thiên tử, đó là khởi đầu của nước Sở 楚國, từng diệu vũ dương uy một thời kỳ dài trong lịch sử thời nhà Chu.
    Sớm hơn khi Hùng Dịch
    熊繹 được phong tước, trong hậu duệ của họ Hùng còn có một vị tên là Khuông Chính 匡正 do có công giúp nhà Chu chinh phạt vua Trụ tàn ác của nhà Thương, nên vào năm Vũ Vương 武王thứ ba (tức 1118 BC) được phong chúa nước ở Nghi Thành 宜城 , tước vị một nước, đó chính là La Quốc 羅國, một chư hầu trong vô số chư hầu của nhà Chu những năm đầu, đó cũng là khởi nguyên của việc hậu duệ chi này của họ Hùng lấy chữ La làm họ (theo một trang trong công phả họ La có ghi : Khuông Chính 匡正, người khai sáng La Quốc, là cháu đời thứ 65 của vua Vàng tức Hoàng đế 黃帝, cháu đời thứ 60 của Chúc Dung thị 祝融氏). Năm Tây Chu 西周 352, nhà Chu có phong tước chúa nước cho 72 nước , trong đó có nước La Quốc, Khuông Chính được tôn là Tổ đời thứ nhất của họ La. Tại sao lại lấy quốc hiệu là La? Nguyên do là Khuông Chính do phò Chu diệt Trụ có công mà được phong nước ở Nghi Thành (tức thành La Xuyên , phía tây huyện Nghi Thành tỉnh Hồ Bắc ngày nay), thời đó , ở cách Nghi Thành 80 dặm có con sông La , nên mới lấy tên đó làm quốc hiệu).
    Sau khi Khuông Chính lập quốc, do người đời sau rất trọng thị, nên tư liệu về tình hình truyền thế được bảo tồn rất nguyên vẹn. Trong những năm thái bình ở Nghi Thành Hồ Bắc, kể từ Khuông Chính trở đi, tên tuổi các thế tổ truyền lại theo thứ tự như sau: đời 1 là Khuông Chính
    匡正,đời 2 là Dịch Phương 奕芳,三đời 3 làTường 祥,đời 4 là Giáp Ứng 甲應,đời 5 là Văn Ba 文波, đời 6 là Đức , đời 7 là Thao 操,đời 8 là Tiến Hiền 進賢,đời 9 làThận 慎,đời 10 là Toàn ,đời 11 là Liên 輦,đời 12 làTán 贊,đời 13 làTịnh 靜,đời 14 là Hồng Thống 洪統. Suốt thời gian dài liên tục phát triển trong yên ổn, con cháu La Quốc ngày càng đông đúc và thịnh vượng.
    Nhưng từ đời thứ 15 thì cuộc sống yên ổn của gia tộc họ La đi đến kết thúc do chính người láng giềng của mình là nước Sở đầy dã tâm.
    Như trên đã nói, La Quốc và Sở Quốc đều là một huyết thống Họ Hùng
    有熊氏 cổ đại, là những bang anh em, lại ở sát nách nhau (nước Sở ở huyện Tỉ Qui 姊歸縣 tỉnh Hồ Bắc ngày nay) lẽ ra phải giúp đỡ nương tựa nhau như môi với răng, thế mà sự thật diễn ra lại không phải như vậy. Lúc đó nước Sở với ý đồ tranh bá, cái lợi che mất cái trí, nên thường gây chiến với nước La, bức nước La phải thiên di từ Nghi Thành Hồ Bắc đến Chi Giang 枝江, sau lại xuống Trường Sa Hồ Nam tận Tương Âm , Điên Bái 顛沛 một giai đoạn rất dài.
    Nước Sở khinh thị , lấn lướt những nước yếu. Gia tộc họ La phải chạy lánh nạn khắp nơi, là một cái họa, nhưng trong họa có phúc, người họ La đã phát triển rộng rãi khắp nơi thành một đại gia tộc.
    Lịch sử kháng chiến lâu dài của La Quốc chống Sở Quốc đã trở thành sử xanh được đời đời sau ngưỡng mộ. Cuối cùng La mất nước vì Sở vào năm Chu Định Vương
    周定王 thứ 11 ( tức 524 BC, cách nay 2498 năm). Sau khi mất nước, hậu duệ của La Quốc có nhiều đời ẩn náu sâu trong núi rừng, kinh qua các đời thế tổ thứ 25 tên là Thương , đời 26 là Loạn , đời 27 là Lợi Đạt 利達, đời 28 là Tú Dương 秀揚, đời 29 là Học , đời 30 là Trình Chính 呈正, đều có ghi liên tục.
    Đến đời 31 là Lăng Phủ Công
    凌甫公 mới phục hưng được La Quốc đã bị diệt vong một thời gian lâu 230 năm. Sở dĩ họ La có được gia phả ghi chép đầy đủ như thấy ngày nay hoàn toàn là do công lao của ông Lăng Phủ 凌甫. Bởi vậy Lăng Phủ không chỉ là một nhân vật tài giỏi của họ La mà còn là một vị công thần của gia tộc họ La, gọi là “phục quốc nhất thế tổ 復國一世祖”.
    Lăng Phủ
    ,tên húy là Thặng 諱乘 là một người rất có chí khí, uất hận nước La bị nước Sở diệt, cháy lòng suy nghĩ, đắn đo tình thế, xem thế cuộc đương thời ai là kẻ mạnh nhất, thì thấy rằng chỉ có duy nhất nước Tần 秦國 mới có thể là đối thủ của nước Sở, thế là ông đi sang nước Tần làm việc, sau nhiều cố gắng bền bỉ, cuối cùng cũng đạt được sự tôn trọng của Tần Vương 秦王. Năm Chu Hiển Vương 周顯王thứ ba (366 BC, cách nay 2340 năm) Tần Vương cấp cho ông đất Long Tây 隴西 làm thái ấp, nhưng ông một mặt uyển chuyển tạ ơn, một mặt khẩn thiết xin Tần Vương giúp ông phục quốc. Kết quả dưới sự giúp đỡ của đại quân nước Tần, ông Lăng Bồ đã giành lại được Nghi Thành từ tay nước Sở.
    Sau phục quốc là nhanh chóng ra tay kiến quốc. Ông Lăng Bồ nhận thấy vị trí Nghi Thành ở vùng núi hẻo lánh không tiện làm trung tâm chính trị nên ông quyết đoán dời đô đến Chi Giang phía nam (nay là huyện Chi Giang tỉnh Hồ Bắc). Đến nay ở Chi Giang vẫn còn di tích La Quốc 2300 năm trước.
    Sau đại sự dời đô, ông Lăng Bồ bắt tay vào một đại sự khác không kém phần quan trọng. Số là ông nhận thấy các dòng của gia tộc họ La đã di tản tứ tung, đa số quên gốc tích, bởi vậy ông truy tìm cội nguồn, lấy được tư liệu thượng tổ Chúc Dung nhậm chức Hỏa Chính
    上祖祝融居火正, Khuông Chính được phong Nghi Thành lấy tên nước là La làm họ, dò ra thứ tự các đời, lập thành gia phả để truyền hậu thế. Chính nhờ đó mà họ La có gia phả ghi chép từ cách nay hơn 2300 năm, rõ ràng mạch lạc như vậy không có gì là lạ.
    Đại công thần của gia tộc họ La , ông Lăng Bồ tạ thế năm Chu Hiển Vương
    周顯王 thứ 28 (372 BC) hưởng thọ 97 tuổi, lăng mộ ông ở phía bắc thành Chi Giang Hồ Bắc .
    Con trai Lăng Bồ là Đồ Nam
    圖南 tuy biểu hiện không có gì đặc sắc nhưng đã giữ được sự nghiệp của cha, truyền cho con trai là Thủ Long 守隴. Đến đời này họ La lại có biến động là thiên di từ Chi Giang 枝江 Hồ Bắc xuống Trường Sa Hồ Nam 湖南長沙. Ở đây gia tộc họ La đã tồn tại những năm tháng huy hoàng nhất, ở phía đông Tương Âm 湘陰 có La Thành 羅城, có sông Cốt La 汨羅 nổi tiếng trước kia gọi là La Nhuế 羅汭 , đều là do sự phồn vinh của họ La mà có những tên gọi đó.
    Sau khi gia tộc họ La thiên di đến Trường Sa Hồ Nam, các thế tổ từ Thủ Long
    守隴 trở xuống truyền cho Chân , Hoằng , Khoa Bính科屏, Diên Vinh 廷榮, Phúc Nhậm 復任, Duy Hàn 維翰, Thiên Triều 天朝, cảnh vật đều đổi dời khi đến thời kỳ Tần , Hán . Trong các đời kể trên ở Hồ Nam có Duy Hàn 維翰 từng là cửu khanh, Thiên Triều 天朝 từng là quan bái hàn lâm học sĩ, đều là những người đỗ đạt cao cả.
    Duệ tôn La Sĩ Cảnh
    羅士景 soạn (bài văn tại nhà thờ họ La lấy đường hiệu là “Dự Chương Đường 豫章堂” ở Quan Tây 關西, huyện Tân Trúc 新竹縣 Đài Loan, trích năm 2000 từ cuốn “Thiết khanh La thị gia thạnh 鐵坑羅氏家乘” của tác giả La Sĩ Cảnh, dày hơn 400 trang xuất bản năm 2000, phân phát cho 88 chi phái họ La, hơn 4 vạn người)

    Ghi chú:
    1. Theo nghiên cứu của các nhà sử học Trung Quốc, từ thời cổ đại “người Chăm Pa đã đem giống lúa chịu hạn truyền bá lên vùng nam Trường Giang”.


    *****

    Văn Nhân Góp bàn về người La .

    Trích vài dòng trong bài viết :

    Lăng Phủ Công 凌甫公 phục hưng La Quốc đã diệt vong một thời gian lâu 230 năm nên được người La gọi là “phục quốc nhất thế tổ 復國一世祖” , ông nhận thấy các dòng của gia tộc họ La đã di tản tứ tung, đa số quên gốc tích, bởi vậy ông truy tìm cội nguồn, lấy được tư liệu thượng tổ Chúc Dung nhậm chức Hỏa Chính quan cũng gọi là Bắc chính quan 上祖祝融居火正 và Hậu duệ Khuông Chính được vua Chu phong vương ở Nghi Thành lấy tên nước La làm họ, dò ra thứ tự các đời, lập thành gia phả để truyền hậu thế.

    Dòng tin này đã chỉ ra : gia phả họ La lập thành từ huyền thoại lưu truyền ngàn đời trong dân gian góp nhặt lại ; như thế cũng không tránh khỏi sự biến đổi theo quy luật chung : không gian và thời gian của huyền tích bị địa phương hoá và thời đại hoá bởi người đời sau , đất đứng yên mãi nhưng người thì có chân và thường thì những địa danh nơi cũ cũng theo người đến nơi định cư mới , người đi thì tổ tiên ông bà và cả thần thánh cũng đi theo nên việc xác định tên 1 vùng đất cổ trên bản đồ hiện nay không dễ dàng chút nào .

    Thủy tổ họ La là Chúc Dung thị , Chúc Dung thị có tên là Trọng Lê 重黎 ...theo sách ‘Lã thị xuân thu’ thì Chúc Dung là thần lửa vậy có thể hiểu Chúc Dung thị là dòng họ Lửa , những từ La – Lê – Ly – Lý trong tư liệu cổ sử Trung Hoa thực ra chỉ là biến âm của từ ‘Lửa’ , Lửa cận âm và đồng nghĩa với từ La trong La - Canh tên gọi loại La bàn dùng trong thuật phong thủy , La-Ly- lửa chỉ hướng Xích đạo tức hướng nóng – bức và Canh (thường đọc sai thành Kinh) là hướng ngược lại , theo Sử thuyết Hùng Việt thì La và Canh hay Kinh là 2 tộc họ khởi thủy của dòng giốngTrung Hoả .

    Cũng theo sách Lã thị xuân thu thì Chuyên Húc hay Xuyên Húc là đế của mùa đông - phương lạnh ngược với phương nóng – bức là đế cuối cùng trong chu trình tứ tượng thời gian Xuân – Hạ – Thu – Đông tương ứng với các vua Bào Hy – Thần nông – Thiếu Hạo và Xuyên Húc để sau đó bước vào chu trình lịch sử mới đặt tên theo Ngũ hành khởi đầu với Hoàng đế tức đế màu Vàng ở trung tâm tức đất Ngũ lĩnh tiếp đến đế Nghi ở Hồng lĩnh rồi đế Thuấn ở Nam lĩnh hay lĩnh nam ... , như thế với quy luật chặt chẽ của Dịch học thì vua Xuyên Húc không thể đảo lộn trật tự để biến thành cháu của đế Hoàng được .

    Hoàng đế đã là vua Hữu Hùng quốc nên trong bài tác gỉa Lãn Miên viết : từ đời Trọng Lê dòng dõi của họ Lửa thần Chúc Dung xưng mình là Hữu Hùng thị là điều hoàn toàn phù hợp với sử thuyết Hùng Việt , Hoàng đế hợp nhất ba họ tộc : Họ Cơ và tộc người của đế Viêm cùng với bộ tộc Cửu Lê của Xi vưu thành dòng tộc mới gọi là người họ Hùng phương Bắc ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh tức Hồng lĩnh sau đó đế Minh – đế Hoàng cũng là Hùng vũ vương tuần thú phương NAM đến Ngũ lĩnh lấy con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc tục hay Lục tộc - Lạc tộc , Lạc tộc là tộc người họ Hùng phương Nam không phải là tộc người ‘nước’ , theo Dịch học nước là tượng chỉ phương nam , lửa là tượng của phương nóng bức hướng Xích đạo , Đế Hoàng mất đế Nghiêu cũng gọi là đế Nghi kế vị , đế Nghi truyền thuyết Việt gọi là Hùng Hy vương Viêm lang , Hy là biến âm của số hai chỉ Hoàng đế thứ nhì của Hữu Hùng quốc là tổ của người DI – LÃO (nhì ↔ di , La ↔ Lão) , Viêm lang chỉ vương vùng viêm – nhiệt hướng nóng Xích đạo là tổ họ La hay Ly - Lửa – Lão ; rất có thể Viêm lang chính là Trọng Lê của gia phả họ La trong bài viết của tác giả Lãn Miên trên và cũng là vua Công Lưu trong ngọc phả nhà Châu (Hoàng đế hay đế Minh là Vương tổ nhà Châu).

    Thông tin Khuông Chính cháu đời thứ 65 của đế Hoàng là tổ đời thứ nhất của La quốc được phong ở Nghi thành chỉ là sự biến đổi ‘thời đại hóa và địa phương hóa’ thông tin gốc : đế Nghi lên ngôi kế vị đế Minh gần 2000 năm trước , đế Nghi đóng đô ở Nghi thành là điều hợp lẽ .

    .... La Quốc và Sở Quốc đều là một huyết thống Họ Hùng 有熊氏 cổ đại, là những bang anh em, lại ở sát nách nhau (nước Sở ở huyện Tỉ Qui 姊歸縣 tỉnh Hồ Bắc ngày nay) lẽ ra phải giúp đỡ nương tựa nhau như môi với răng, thế mà sự thật diễn ra lại không phải như vậy; Sở với ý đồ tranh bá, cái lợi che mất cái trí, nên thường gây chiến với nước La, bức nước La phải thiên di từ Nghi Thành Hồ Bắc đến Chi Giang 枝江, sau lại xuống Trường Sa Hồ Nam tận Tương Âm , Điên Bái 顛沛 một giai đoạn rất dài.
    Nước Sở khinh thị , lấn lướt những nước yếu. Gia tộc họ La phải chạy lánh nạn khắp nơi, là một cái họa, nhưng trong họa có phúc, người họ La đã phát triển rộng rãi khắp nơi thành một đại gia tộc...

    Cuộc chiến giữa La quốc và Sở quốc trong bài có thể chỉ là bản sao có chỉnh sửa của thông tin gốc : ông Khải con vua Đại vũ mà sử thuyết Hùng Việt gọi là Lạc Long quân đánh chiếm đất của Hữu Hổ thị và đày Hữu Hổ thị ra 4 phương gọi là ‘tứ Di’.

    Lạc ↔lác↔nác ↔nước .

    Sở ↔ sủy ↔ thủy cũng là ...nước.

    Nước là tượng chỉ phương nam màu đen theo Dịch học xưa (ngược với phương hướng ngày nay) , Lạc quốc và Sở quốc cùng 1 nghĩa là quốc gia ở phương nam .

    La quốc là quốc gia của tộc Lửa ở hướng Xích đạo (La ↔ Lửa) cùng một ý chỉ với Hữu Hổ thị hay dòng tộc Lửa (Hổ ↔ hoả ).

    Diễn biến lịch sử ...Sở bức nước La phải bỏ Nghi thành ở Hồ Bắc dời đến Chi giang ...chỉ là cái bóng của sự việc trước đó hàng ngàn năm ..., Nghi thành là thành của đế Nghi ở Hồ bắc .. ., Hồ bắc ở đây không phải chỉ tỉnh Hồ bắc Trung quốc ngày nay , Hồ bắc nghĩa là đất ở phương vị quẻ Đoài (tượng cuả quẻ Đoài là cái Hồ) là hướng xích đạo nóng bức tức là hướng Bắc xưa (bức ↔bắc nay đã lộn ngược ).


    Tên ông Lăng Bồ ‘đệ nhất phục quốc thế tổ’ nước La thực ra là từ Nôm , chính xác là Lang Bồ ; Lang là tước đồng nghĩa với vương không phải là họ Lăng còn từ Bồ thì trong Việt ngữ có 2 nghĩa :

    - Bồ là To - Lớn , (to như voi nên dân gian gọi là ông bồ) , Lang Bồ là danh hiệu không phải họ và tên dịch sang Hán văn là : Đại vương .

    - Bồ là biến âm của ‘bố’ , Lang Bố nghĩa trong Việt ngữ là ‘vua cha’ tương tự như cụm từ ‘Bố cái đại vương’ vậy ...

    Chi giang rất có thể là Tây giang - Châu giang hoặc Tả giang mà thượng nguồn của cả 2 con sông này đều là vùng cư trú hàng ngàn năm trước công nguyên của tộc người LA hay DI LÃO , người Tàu gọi là LIÊU TỬ cũng còn gọi là CƠ LAO - KADAI.

    Xét cả địa danh lẫn nhân danh ta thấy có sự tương đồng khá cao giữa nguồn thông tin trong gia phả họ La và lịch sử người La trong sử thuyết Hùng Việt , đi tìm lịch sử chân xác cho người họ Hùng ...cứ như bơi đêm trên biển mịt mùng không biết đâu là bờ nên dù chỉ le lói vài ánh sao đêm cũng qúy gía vô cùng ....


      Hôm nay: 19/4/2024, 6:43 pm