Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Cao Biền là tướng ...Lạc Diêu . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Cao Biền là tướng ...Lạc Diêu . Flags_1



    Cao Biền là tướng ...Lạc Diêu .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Cao Biền là tướng ...Lạc Diêu . Empty Cao Biền là tướng ...Lạc Diêu .

    Bài gửi by Admin 26/10/2011, 2:58 pm

    Bách Việt trùng cửu .

    Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn viết:
    Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước.

    Cao Vương ở đây được cho là Cao Biền, viên quan đô hộ dưới thời nhà Đường, người đã đuổi quân Nam Chiếu ra khỏi An Nam đô hộ phủ và xây thành Đại La. Nhưng tại sao Chiếu dời đô lại gọi quan đô hộ nhà Đường là Vương (Cao Vương) trong một văn bản quan trọng, mang tính dời đô lập quốc như vậy? Cao Biền là tướng giặc ngoại xâm hay là một vị quan cai trị chính thống, có công với người Việt? Liệu Cao Vương ở đây là Cao Biền hay … Cao Lỗ, người đã xây thành Cổ Loa?

    Lĩnh Nam chích quái, truyện Tướng quân họ Cao ở Vũ Ninh có kể việc thần Cao Lỗ, tướng của An Dương Vương, đã hiển linh phù trợ Cao Biền chống giặc Nam Chiếu. Cao Biền sau khi gặp thần, tỉnh mộng có bài thơ:
    Bách Việt điện khu vũ,
    Nhất nhung đình sơn xuyên.
    Thần linh năng trợ thuận,
    Đường ra cảnh tộ diên.
    Dịch:
    Bách Việt vững phong cương,
    Ba quân dẹp chiến trường.
    Thần tiên phù chính nghĩa,
    Muôn năm vững triều Đường.
    Theo bài thơ này thì triều Đường là một triều đại của người Bách Việt (?!).

    Cao Biền theo Cựu Đường thư là người Bột Hải. Bột Hải được “ghi chú” là ở Mãn Châu, miền Bắc Trung Quốc. Có thật vậy không?

    Cao Biền và Cao Lỗ là 2 người cùng họ, lại cùng xây thành Cổ Loa – Đại La. Vì vậy mới có chuyện thần Cao Lỗ phù trợ cho Cao Biền. Họ Cao theo Bách gia tính là một họ cổ của Trung Hoa từ thời Chu, có xuất xứ từ vùng Bột Hải. Nhưng không thể có chuyện Cao Lỗ là người Bột Hải ở tận Mãn Châu được. Trái lại, trong đền thờ họ Cao ở Nho Lâm – Diễn Thọ (Nghệ An) thì họ Cao phát tích từ “Bột Hải triều Nam”.
    Bột Hải triều Nam hay Bát Hải Động Đình, chính là biển Đông. Bát là số 8, con số chỉ phương Đông. Cao Lỗ và Cao Biền đều là người Việt chính cống, quê gốc ở vùng quanh biển Đông Việt Nam.

    Một dẫn chứng khác để khẳng định vị trí Bột Hải trong cổ sử là đền Đức Thánh Cả ở Thái Đường (nay thuộc xã Thái Bình - Ứng Hòa – Hà Nội). Đền thờ một vị thần thời Hùng Vương, đã cùng Phù Đổng thiên vương giúp vua Hùng đánh dẹp giặc Ân ở vùng… “châu Hoan, châu Ái”. Sau khi thần hóa được phong là Bột Hải đại vương và thờ ở Thái Đường.
    Thật khó hiểu, giặc Ân nào ở vùng Thanh Nghệ? Châu Hoan châu Ái là vùng đất ven biển Đông nên Bột Hải phải là biển Đông, chứ không thể ở tận Mãn Châu, nơi mà thời nhà Ân người Trung Hoa còn chưa hề đặt chân tới.
    Câu đối trong đền Đức Thánh Cả ở Thái Đường:
    Đệ lục đại Hùng Vương thần tướng huy đao kình khô ngạc đoạn
    Kỷ thiên thu Đông Hải Ân binh tuyệt mệnh kích chiết chu trầm.


    Cao Biền là tướng ...Lạc Diêu . Image037

    Dịch:
    Hùng Vương thứ sáu triều xưa, thần tướng vung đao, kình đứt sấu đoạn
    Biển Đông nghìn thu thủa trước, quân Ân hết số, kích gãy thuyền chìm.

    Từ “Đông Hải” trong vế đối chỉ rõ Bột Hải đại vương là người cầm quân đánh thủy binh của giặc Ân ở vùng biển Đông. Bột Hải chính là chỉ biển Đông.

    Bột Hải đại vương đóng quân ở Đại Đường Châu (Thái Đường), là nơi nay có đền thờ thần trên bờ sông Đáy. Sông Đáy như vậy thời Hùng Vương có tên là sông Đại Đường. Phải chăng đây là con sông chảy qua đất Đường thời Nghiêu Thuấn?

    Một tài liệu khác cũng xác định Cao Biền là người Bách Việt là thần tích đình Vạn Phúc (Hà Nội). Theo thần tích này thì Cao Biền là “người Quảng Tín, Thương Ngô”, lấy vợ là Ả Lã Đê Nương, người Tuyên Quang. Sau khi dẹp được giặc Nam Chiếu, Cao Biền tự cho mình có công cao, xưng là Quốc vương thiên tử, phong cho Ả Lã Đê Nương là Nga Hoàng cung phi.
    Quốc vương thiên tử có thể là tam sao thất bản của tên Lạc Vương:
    - Lạc – Nác – Nước – Quốc.

    Còn tên Nga Hoàng cung phi thì rõ ràng lấy theo tên vị vương phi của đế Thuấn. Ả Lã Đê Nương sau khi Cao Biền về Bắc đã ở lại làng Vạn Phúc, mở mang nghề tơ lụa cho người dân trong vùng. Do vậy làng lụa Vạn Phúc Hà Đông tới nay thờ bà Quốc vương thiên tử Nga Hoàng đại vương làm thành hoàng làng.

    Lạc Vương hay Hùng Quốc Vương cũng có thể là tên của Đế Thuấn trong cổ sử. Cao Biền như vậy coi mình tiếp nối công đức của Lạc Vương Đế Thuấn, phong cho vợ là Nga Hoàng. Điều này cũng cho thấy Đế Thuấn là vị vua đã mở cõi Lạc Việt xưa.

    Trong thần tích Việt ngoài Cao Biền còn có Lý Thiên Bảo được gọi là Quốc vương thiên tử, như ở các khu Dịch Vọng, Mỹ Đình, Mễ Trì. Như trên, có thể Lý Thiên Bảo đã được gọi là Lạc Vương. Còn Lý Phật Tử ở vùng này được thờ với tên Diêm La thiên tử. Có thể:
    - Diêm La thiên tử = Diêm Vương = Quỷ Vương = Tây Vương = Thục Vương hay Chiêu Vương.
    Lý Phật Tử nối ngôi Lý Thiên Bảo, như vậy hợp thành tên Chiêu Lạc vương hay Chiêu Liệt hoàng đế, tức là danh xưng của Lưu Bị nước Thục thời Tam Quốc.

    Sử cũ chép (Đại Nam quốc sử diễn ca):

    Cao Biền là tướng lạc điêu,
    Tài danh sớm đã dự vào giản tri.

    Và giải thích rằng Cao Biền có tên Lạc Điêu ngự sử vì… có tài bắn cung, một phát trúng 2 con chim điêu (xạ lạc song điêu). Đây là chép sử kiểu suy diễn, giống như giải thích cụm từ “Diên Chỉ chi Ngung” là “cõi đất diều rơi” vậy... Kiểu này khéo phải gọi Cao Biền là “Anh hùng xạ điêu” mất. Ở Ninh Bình còn có chuyện Cao Biền cưỡi diều bay qua đây bị một đạo sĩ địa phương ra tay bắn gãy cánh, rơi xuống thành núi Cánh Diều…

    Nay với liên hệ Quốc vương thiên tử = Lạc Vương, thì danh hiệu Lạc Điêu của Cao Biền chính xác phải là Lạc Diêu. Lạc là đất Lạc Việt. Điêu, hay Diêu, thực ra là từ Giao. Chữ Diêu này cũng gặp trong tên Diêu Trọng Hóa của Đế Thuấn. Lạc Diêu hay Lạc Giao chỉ rõ vùng Giao Chỉ Lạc Việt hoặc là cõi Nam Giao, nơi Cao Biền, cũng như Đế Thuấn, dựng nghiệp và cai quản.

    Lạc Diêu còn có thể là Lạc Diên hay Lạc Dương, là đô thành của nhà Đông Chu. Đây chính là vùng Cổ Loa của Cao Lỗ, hay Đại La do Cao Biền xây đắp.

    Đối với các vị tiền nhân có nguồn gốc “phương Bắc” như Triệu Đà và Sĩ Nhiếp, chính sử Việt hết sức lúng túng trong việc nhận định là Vương hay là Giặc. Lạc Diêu Cao Biền cũng vậy. Chỗ thì ca ngợi như một người có công đánh đuổi giặc Nam Chiếu, dựng thành Đại La. Chỗ thì coi như một kẻ thâm độc, một thầy phù thủy đã trấn yểm tinh khí An Nam. Nay có thể thấy rõ, Cao Biền là người Việt chính cống, quê gốc ở Bột Hải – Biển Đông, là tướng cai quản vùng đất Lạc Việt – Giao Chỉ thời Đường. Lạc Diêu cũng là vùng đất được khai mở bởi Đế Thuấn từ thời cổ sử.



      Hôm nay: 19/4/2024, 8:15 pm