Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Lược lại đoạn  sử họ Hùng đầy rối rắm . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Lược lại đoạn  sử họ Hùng đầy rối rắm . Flags_1



    Lược lại đoạn sử họ Hùng đầy rối rắm .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Lược lại đoạn  sử họ Hùng đầy rối rắm . Empty Lược lại đoạn sử họ Hùng đầy rối rắm .

    Bài gửi by Admin 25/7/2014, 10:06 am

    Thời Thiên hạ chia thành Nam – Bắc , sử Trung quốc gọi là Ngũ hồ thập lục quốc tức 5 giống  rợ chủng Mongoloid chiếm miền Bắc Thiên hạ ,Thát bạt Ngụy hay Nguyên Ngụy là nhà nước của người Thác bạt , do ngụy vương  Thác Bạt Khuê lập  Năm 386  .

     Thác bạt thiết Thát  ký âm la tinh là Tacta , năm 439 nước Ngụy của rợ Thác Bạt đánh bại các giống rợ khác làm chủ  miền bắc Trung hoa .

    Khoảng năm 534-535 Sau 1 thời chiến tranh dành giật ngai vàng , 2 đại thần Cao Hoan ở phía Đông và và Vũ Văn Thái phía Tây  cùng tuyên bố đưa ‘gà’ của mình lên ngai vàng  dẫn tới sự chia cắt lãnh thổ Bắc Ngụy thành hai nhà nước Đông  và Tây .

    Năm 550, con trai Cao Hoan là Cao  Dương  buộc Hiếu Tĩnh Đế của Đông Ngụy  nhường ngôi cho mình, kết thúc nhà Đông Ngụy và thành lập Bắc Tề. Ở phía Tây năm 556, cháu Vũ Văn Thái là Vũ Văn Hộ cũng buộc Cung Đế của Tây Ngụy  nhường ngôi cho con trai Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác, kết thúc Tây Ngụy và lập ra Bắc Chu, Hãn quốc Bắc Ngụy hoàn toàn diệt vong .

    Bắc Châu dưới sự thao túng của Vũ văn Hộ chỉ như cái bóng của Tây Ngụy . Năm 561 Vũ văn Ung lên ngôi , Văn Ung nhẫn nhục mặc cho Vũ văn Hộ tự tung tự tác , năm 572 thời cơ đến liền lừa giết chết Vũ văn Hộ từ đó vua mới nắm thực quyền .Với công trạng diệt nhà Bắc Tề thu cả Hoa Bắc về 1 mối lịch sử công nhận Vũ văn Ung là Cao tổ Vũ đế mới chính là vua khai sáng triều đại Bắc Châu của  thiên hạ .

    Nhà Bắc Châu của Trung hoa Việt sử gọi là nhà Đinh  vua kiến lập là Đinh Hoàn , sự thực không vua nào họ Đinh Tên Hoàn chỉ có  Đinh hoàng  nghĩa là vua Đinh – tức vua phía Tây mà thôi .

    Với quốc hiệu Châu biến âm của Chiêu – phía Tây Sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu đã biểu thị rõ rệt sự tiếp nối quốc thống nhà Châu cổ đại , Tư liệu lịch sử Trung quốc viết nhà Bắc Châu học theo lối tổ chức triều đình Trung hoa và trở thành kẻ thù của đám rợ phương Bắc còn sử Việt chép vua Đinh định phẩm phục chế triều nghi ...chứng tỏ 1 trang sử mới đã mở ra cho Thiên hạ , đó chính là thời phục hưng của dòng giống Hùng .

     Vũ Đế mất năm 578 dẫn tới sự tiêu vong của triều đại , Chu Tuyên Đế nối ngôi là tay phá gia chi tử  làm vua chưa đầy 1 năm đã nhường ngôi cho con là Vũ Văn Xiển mới 7 tuổi để lên làm Thái thượng hoàng , quyền hành thực sự nằm trong tay Dương Kiên là cha của thái hậu . Năm 581, Bắc Chu Tĩnh Đế ...bị ‘thiện nhượng’ ngôi thiên tử cho ông ngoại Dương Kiên ,nhà Bắc Chu mất Tùy thành lập.

    Sự việc được Sử Việt chép là Đinh Hoàn và con cả là Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám sát , con thứ là Đinh Toàn lên thay khi mới 6 tuổi. Quyền lực thực tế năm trong tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành. Nhà Đinh truyền được đến đời thứ hai thì thay thế bởi nhà tiền Lê .

    Gian đoạn lịch sử hết sức rối rắm này người Viết Lịch sử Việt đã lầm lẫn , đoạn sử này thực ra chẳng có ai là Đinh Liễn và cũng chẳng có vua nào họ Lê tên Hoàn chỉ có Lê hoàng tức vua họ Lê mà đúng ra phải là Dương hoàng tức Dương tam Kha (nguyên nhân sử gia Việt biến họ Dương ra Lê hiện chưa rõ) , sử gia đã lầm lẫn Lê hoàng với vua họ Lê hiệu là Đại hành là vua thứ II nhà Lý nước Đại Việt con của Đinh bộ lĩnh – người cầm đầu đất phía Tây ở thời điểm quân nhà Tống chiếm kinh đô Đại Việt ở Phiên Ngu , [Đinh bộ]- Lĩnh chính là là Lý công Uẩn – ông Lý làng Diên Uẩn , người mà sử gia  Tàu nói ...gỉa xưng họ ‘Lê’ xin thiên triều chuẩn phong  .

    Lịch sử Việt không hề có  người đàn bà họ Dương là hoàng hậu 2 triều Đinh và Lê , chuyện thái hậu nhà Đinh  tư thông với tướng quân  Lê Hoàn đoạt ngôi  nhà Đinh chỉ là bản coppy sự kiện Triệu khuông Dẫn tổ nhà Tống chiếm ngôi nhà hậu Chu bên Tàu  .Việc Dương Kiên đoạt ngôi của cháu ngoại dứt nhà Bắc Châu được sử gia Việt chép  thành  thái hậu họ Dương của triều Ngô để anh là Dương tam Kha đoạt ngôi của con, Dương tam Kha lên ngôi xưng là Dương Bình vương hay Dương chủ tướng ..., thật là lạ nước  Việt có vua họ Dương  nhưng Sử lại không có triều nào là ...nhà Dương . Chi tiết  Dương tam Kha  đoạt ngôi của Đinh Toàn lên làm vua rồi lại giao binh quyền cho chính ông vua mất ngôi đi đánh giặc là chuyện không thể có trừ phi họ Dương  loạn trí , chỉ 1 thông tin này thôi cũng đủ chứng tỏ cả đoạn sử nhà Đinh - Lê là không thực , chỉ là tác phẩm của người vjết sử đời sau tạo ra nhằm lấp những khoảng trống lịch sử ...không thể hiểu khi so sánh tư liệu lịch sử của ta với sử Tàu...

    Lịch sử Việt và Hoa có tới 3 thái hậu họ Dương , thái hậu con của Dương Kiên , thái hậu con của Dương diên Nghệ em của Dương tam Kha và thái hậu Dương vân Nga của nhà Đinh ...chính vì không biết  3 bà thái hậu họ Dương này thực ra là 1 người mà Việt sử  có giai đoạn  hết sức rối rắm .

    Triều Tùy của Hoa sử tức triều đại vua Dương tam Kha trong sử Việt thật ngắn ngủi nhưng rất hiển hách , Dương Kiên đã diệt Trần triều ở phía Nam thu thiên hạ về 1 mối mở ra thời kỳ huy hoàng của dòng giống Hùng .

    Dương Quảng đã khiến nhà Tùy tiêu vong , Việt sử chép thành  Lê long Đĩnh làm nhà tiền Lê  của Lê hoàng sụp đổ . Lý Uyên tức Lý công Uẩn I của sử Việt đã tạo nên 1 thời rực rỡ khởi đầu từ sự đổ đốn của ông vua thứ 2 tiền triều  .

    Sử thuyết Hùng Việt cho là có tới 3 vì vua cùng gọi là Lý công Uẩn .

    Lý công Uẩn I là Lý Uyên trong Hoa sử .

    Lý công Uẩn II là Lưu Ẩn thực ra là Lí Ân hoặc Lê Ẩn người đã đặt nền móng cho nước Đại Việt đô ở Quảng châu .

    Lý công Uẩn III là ông Lý làng Diên Uẩn ở Giao chỉ , tư liệu lịch sử Trung quốc thường gọi cộc lốc là Công Uẩn .

    Và cũng có tới 3 ông vua họ Đinh – phía Tây .

    Đinh tiên hoàng theo sử thuyết Hùng Việt chính là Tần thủy hoàng .

    Đinh Hoàn đúng ra là Đinh hoàng vua phía Tây là Bắc Châu vũ đế -Vũ văn Ung trong Hoa sử .

    Đinh bộ Lĩnh trình bày cho chính xác là [Đinh bộ]- lĩnh nghĩa là người cầm đầu ‘Đinh bộ’ cũng là ‘Đinh phần’ tức  phía Tây đất nước .

    Nhập 3 nhà Đinh lại làm 1 , 3 Lý công Uẩn thành 1 người ...trộn lộn  sự việc xảy ra trong những thời khắc lịch sử  khác nhau tạo ra đống tơ vò trong qúa khứ  là sai lớn của sử gia người Việt thời phong kiến .

    Điểm đặc biệt thời họ Hùng phục hưng , Sử gia Trung Hoa đã đặt tên triều đại cũng là quốc hiệu  theo tên chi tộc của dòng giống Hùng :

    Nhà Châu tức Việt Cửu hay Cửu Việt viết sai thành Qùy Việt hay Qủy Việt của chi tộc Việt phía Tây , Châu – chiêu là nơi mặt trời lặn , Cửu là số 9 trấn phương Tây trong Hà thư (đồ) , Đinh – đanh cũng là định tĩnh chỉ sự cứng rắn không thay đổi  của phía Tây đối phản với tính Sống - Động của phía Đông  theo quan niệm của Dịch học .

    Nhà Tùy của chi Tủy Việt , Tùy hay Tủy chỉ là biến âm của sùi – sủy - Sở vì Dương Kiên trước mang tước Tùy vương , vương của vùng Hồ Bắc địa phận nước Sở xưa .

    Nhà Đường tức Việt Thường là triều đại của chi Việt phía Nam , Việt Thường -Giao chỉ chính là đất của Nam Bang - Nam triều từ thời lập Hữu Hùng quốc tức thời đầu của thiên hạ sơ khai với Nam bang triệu tổ là đế Nghi anh của Lộc Tục - Lục tộc tức Đường Nghiêu đế .

    Trong sử liệu Trung hoa Lạc Việt tức Việt nước thường bị lầm với Tủy Việt hay Sở Việt vì cùng là Việt ‘nước’, từ  ‘Nước’ là tên riêng sau người Việt biến thành danh từ chung chỉ quốc gia . Đầm Vân – Đầm Mộng chảy vào Động đình hồ được cho là ở Hồ Nam nước Sở Xưa thực ra là đất Giồng (vân mồng thiết vồng – giồng) tức doi đất ngoi lên khỏi vùng nước mênh mông chung quanh là cảnh quan của  thời đang hình thành đồng bằng Bắc Việt , các sông Hồng Đà Lô đều chày qua đất ‘giồng’ rồi vào biển Đông tức Đông - hải , Động -(đình hồ).  

    Nhà Lương của Chu Ôn tức ông Chu chỉ như cái bóng kéo dài thoáng qua của nhà Đường .

    Ở Giao châu Khúc thừa Dụ – ông Cụ (khúc dụ thiết cụ) tự lập làm tiết độ sứ , ông Cụ chính là Lưu trí Khiêm tức Lý Khiêm hoặc Lê Khiêm (lưu trí thiết lý – lê) mất con là Khúc Hạo – ông Cậu (khúc hạo thiết cậu) thay quyền tiết độ sứ , ông Cậu – Lý ẩn hoặc Lê Ẩn từ  Giao châu tiến chiếm  Quảng châu làm chủ cả lĩnh Nam , vương phủ đặt ở Phiên ngung hay Phiên Ngu - Ngô , sách Mộng khê bút đàm gọi Lưu Ẩn là Ngô văn Xương tức Ngô vương (văn xương thiết vương) là danh hiệu gọi vương ở thành Phiên Ngu – Ngô , nối kết Lý Ẩn và Ngô văn Xương  chỉ ra  sử Việt gọi nước Đại Việt đô ở Phiên Ngung là triều đại của Hậu Ngô vương  (Ngô xương văn , Ngô xương ngập , Ngô xương Xí) .  

    Khúc Hạo – ông Cậu Lưu Ẩn mất em là Khúc thừa Mỹ – ông Cả (khúc mỹ thiết kỉ - cả) Lưu Nghiễm thay quyền làm chủ cả lĩnh Nam , Lưu Nghiễm thực ra là Lý  hoặc Lê Nghiễm là danh hiệu của ông họ Lý hoặc Lê ở Nghiễm châu , Nghiễm châu là tên gọi khác của thành Phiên Ngu – Ngô . Lý hoặc Lê Ẩn sử Việt cũng gọi là Lý công Uẩn , Sử thuyết Hùng Việt đặt là Lý công Uẩn II . Lý hoặc Lê Nghiễm xưng đế lập nước Đại Việt  đô ở thành Phiên Ngu – Ngô Quảng châu ngày nay lãnh thổ gồm 3 miền Việt Đông Việt Tây và Việt Nam .

    Đại Việt thời đô ở phía Đông cải quốc hiệu gọi là Đại Hưng lấy cớ các vua Đại Việt  là dòng dõi của Lý Bôn – Lưu Bang  Hưng đế (Hán sử văn vẹo chữ nghĩa biến ra Hán đế) tức Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang của Hùng triều thế phổ.

    Tống thái tổ phái thằng ‘phỉ’ (Phan Mỹ thiết phỉ) đem quân đánh chiếm Phiên Ngu – Ngô  . Lưu Sưởng tức Ngô xương Xí - Ngô xí xương (xí xương thiết Sưởng) sau khi chuyển quốc khố về phía Tây đã quyết chiến với quân binh nhà  Tống , thua trận cho thiêu rụi kinh thành rồi nộp mình làm tù nhân , Lý hay Lê Sưởng sau bị Tống thái tổ giết bằng  thuốc độc  .

    Sau khi mất phía đông , Thủ lĩnh người Việt phía Tây sử gọi là [Đinh bộ] – lĩnh tên thực là Lý hoặc Lê Liễn được tôn làm vua nước đại Hưng mới đô ở phía Tây trên đất Giao chỉ , tư liệu lịch sử Trung quốc đểu cáng viết ....Liễn giết Ngô vương chiếm  đất sau đó gỉa xưng họ Lê xin vua Tống chuẩn phong ...,Lê Liễn là Lý công Uẩn III – ông Lý làng Diên Uẩn là người mở đầu triều đại nhà Lý phía Tây với 8 vua của dòng sử Việt chính thống , Lê Liễn – Công Uẩn mất con là Đức Chính tức Lê đại Hành lên thay ,  đến  đời vua thứ 3 là Nhật Tôn thì công khai xưng là hoàng đế thứ 3 nhà Lý lấy lại quốc hiệu ban đầu là Đại Việt và dời đô về thành Thăng long .

    Các từ : Công là ông , đức là biến âm của đế , tôn nghĩa là cao chỉ đấng cao cả tức vua là những danh từ chung , người Tàu chép sử Việt không rành tiếng Việt  biến hết thảy thành danh từ riêng tên của 3 ông vua đầu  nhà Lý. Từ sự kiện ngôn ngữ này phải thẩm định lại tính chân xác của toàn bộ thông tin lịch sử   giai đoạn này do các quan Tàu viết ra .

    Câu thơ của vua Trần ...lưu lại trên đất nay là Khánh hoà .

    Trần triều uy đức an thiên hạ

    Lê gia công trạch định Viêm cương .

    Viêm cương là biên giới quốc gia hướng xích đạo hay phương ‘nóng phồng’ , câu thơ đã khiến Việt sử trở nên đầy bí ẩn ...là  thơ của vua nhà Trần thì không thể nói về triều hậu Lê của Lê Lợi , hợp lẽ thì Lê gia chỉ có thể là nói đến đời vua Lê Liễn – Công Uẩn và Lê đại Hành – Đức Chính tức  2 vua đầu của nhà Lý . Nhà Lý ít nhất cũng có 2 thái hậu mang họ Lê , riêng trường hợp Thiên Tộ - Lý Anh Tông tư liệu Trung hoa nói rõ mẹ mang họ Lê và ấu thơ  sống ở Chiêm thành  suy ra ...mẹ Thiên Tộ hoàng hậu nước Đại Việt chắc chắn là người Chàm .

    Ánh sáng khoa học càng soi rọi vào qúa khứ thì sự liên quan về mặt huyết thống và văn hóa  giữa tộc Kinh đa số và người Chàm trong cộng đồng dân tộc Việt càng sâu rộng ; tiêu biểu và  mới nhất là những hiện vật khảo cổ xuất lộ khi khai quật cố đô Thăng long thời nước Đại Việt ... thật kinh ngạc khi tìm được vô vàn chứng tích văn hóa vật thể mang dấu ấn văn hóa Chăm pa .

    Sự thể ra sao ?.

    Thiên hạ họ Hùng cả 1 lục địa mênh mông nay còn đâu ! , vì lầm lỗi của những người chép sử phải chăng người Việt đã đánh mất sự vĩ đại của chính mình ?. Tự co rút mình lại trên mảnh đất Giao Chỉ là do sai lầm hay mắc bẫy kẻ thù ?.

    Lịch sử  Việt hiện còn đầy dãy những điều  phải xem lại ...

      Hôm nay: 29/3/2024, 2:12 am