Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Vài từ Việt trong cổ sử Trung hoa . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Vài từ Việt trong cổ sử Trung hoa . Flags_1



    Vài từ Việt trong cổ sử Trung hoa .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Vài từ Việt trong cổ sử Trung hoa . Empty Vài từ Việt trong cổ sử Trung hoa .

    Bài gửi by Admin 3/9/2011, 1:15 am

    Vài từ Việt trong cổ sử Trung hoa


    Sách Hoài Nam Tử của Lưu An trong phần cương vực nhà Thương chép : “ Tả Đông Hải, hữu Lưu Sa, tiền Giao Chỉ, hậu Hàm đô”. (mặt trước giáp Giao Chỉ …) mà Giao Chỉ theo sách Dư Địa Chí của Cổ Dã Vương thì “ Giao Chỉ đời Chu là Lạc Việt”.

    Tả ‘Đông hải’ chỉ ra phía đông đất nhà Thương là Biển , Lưu sa chỉ là phiên thiết của La , la→ly→lý→lẽ chỉ phương tây theo Dịch học , hậu Hàm đô ...Hàm nghĩa là Mặn vị của phương nam xưa (nay là bắc), Hàm đô nghĩa là đô thành phía nam .

    Trong thông tin về 4 mặt lãnh thổ nhà Thương trên ngoài Giao chỉ thì Lưu sa là thông tin cụ thể giúp xác định Thiên hạ thời nhà Thương : La đất phía tây của người La nay gọi là Di –lão tức người Cơ lao cũng gọi là Kadai mà địa bàn tập trung là vùng giáp giới Qúy châu – Quảng tây và Vân nam .

    Cổ sử Trung Quốc chép nước Thương đời Thành Thang chỉ có 70 dặm đất, Văn Vương khoảng 100 dặm đất mà nhà nghiên cứu Speiser trong tác phẩm “Chine Esprit et Societé” căn cứ vào bản đồ của John King Fairbank ước lượng khoảng 10.000 km vuông (thông tin lấy từ internet), cứ cho là con số này qúa nhỏ nhân lên 10 lần thậm chí 20 lần thì cũng chỉ khoảng 100.000 – 200.000 ngàn km2 , như thế với ‘tiền Giao chỉ’ thì lãnh thổ nhà Thương ở đâu trên bản đồ Trung hoa hiện nay ? , nếu ta hiểu Giao chỉ là Giao chỉ bộ tức đất Việt nam và Quảng đông - Quảng tây thì đất nhà Thương bắt buộc phải là Hồ Nam - Giang tây chứ không thể nằm bên bờ Hoàng hà như sách sử Trung quốc hiện nay viết , thông tin này cũng phù hợp với những thông tin trước đó ...nhà Thương thời cực thịnh tức cuối thời Ân Thương hay Thương thứ 2 đã có 4 thuộc quốc , phía nam là nước Quang , bắc là nước Thao , đông là nước Từ và tây là nước Chu . Đối chiếu 2 dòng tin này với lịch sử địa lý Trung hoa có thể rút ra :

    - Nước Quang là nước của Quang vũ hay quan vũ (vua phương nam) chính là Đông hãn quốc về sau (quan ═ nom→nam).

    - Nước Từ hay Tào -Tầu là nước của đám ‘rợ’ Hoài di -Từ nhung ở lưu vực sông Hoài thời đầu nhà Châu , thời tam quốc gọi là nước Ngụy biến âm của ‘ngoại’ tức nước của ngoại tộc chủng Mongoloid , gọi như thế là để phân biệt với 2 nước Thục và Ngô đồng tộc cùng thuộc chủng Nam Mongoloid .

    - Nước Chu là Trung tâm của thiên hạ thời nhà Châu là nước do ông Tây bá Cơ Xương dựng nên còn gọi là Tây quốc hay Thục quốc ; thục ═thụt chỉ phía mặt trời lặn .

    - Nước Thao biến âm của Thiêu chính là Giao chỉ bộ , Thiêu ═ đốt , đốt → đuốc , ngọn đuốc tiếng Việt nam còn gọi là Hồng , nước Thiêu chính là Hồng bang mà truyền thuyết Việt đã ...biến thành Hồng bàng .

    Giao chỉ nghĩa là ‘Chỗ giữa’ tức vùng trung tâm ít nhất trong Việt sử cũng mang 3 nghĩa :

    -Giao chỉ gồm đất bắc và bắc trung Việt là cấp quận trong hệ hành chánh Trung hoa như được dùng trong tước ‘Giao chỉ quận vương’ .

    - Giao chỉ bộ là tên miền đất gồm đất Việt cộng với Quảng đông - quảng tây .

    -Giao chỉ huyện là vùng Hà nội và lân cận ngày nay .

    “Giao tức giữa” là từ thiêng liêng không chỉ của người Việt nam mà là của toàn thể Trung hoa .

    Khi dùng Việt ngữ mà so chiếu với nhân danh địa danh trong cổ thư Trung hoa thì thu được nhiều thông tin hệ trọng đối với lịch sử Việt – Hoa .

    Tối sơ đất Giao tức Trung tâm thiên hạ chỉ có 2 miền là Đào và Đường , Đào hay màu đỏ ở phía xích đạo , Đường hay Thường ở phía đối tức phía bắc ngày nay ( phía nam xưa ) , điều lạ là cả 2 đế huyền thoại của Trung hoa đều có tên mang chữ Giao :

    -Đế Nghiêu truyền thuyết lịch sử Việt gọi là đế Nghi còn có tên là Giao Đường ( 陶唐 ) hay Giao Thường ý chỉ người ‘phía nam (xưa) đất Giao chỉ ’ , trước khi lên ngôi đế Nghiêu có tước hiệu là Đường vương hay Đường Hầu nghĩa là vương cai quản phương nam điều này trái hẳn với truyền thuyết Việt nam ....đế Nghi làm vua phương bắc , Lộc tục làm vua phương nam...(lưu ý : Giao đường khác với Nam giao tức phía nam ngoài Giao chỉ ) , thời đế Nghiêu và đế Thuấn là thời nhân trị – thiên hạ thái bình tốt đẹp nhất trong lịch sử Trung hoa thường được nêu là thời thịnh trị Đường Nghiêu – Ngu Thuấn gọi tắt là Đường – Ngu chi trị .

    -Đế Thuấn có tên khi sinh ra là Diêu Trọng Hoá (姚重華), không biết 3 từ Diêu Trọng Hoá mang nghĩa sâu xa là gì nhưng có thể đoán Diêu cũng chỉ là biến âm của Giao - Giữa mà thôi y như người Dao cũng được gọi là người Diêu .

    Ngoài từ Giao – giữa trên còn tìm thấy :

    -Thời đế Nghiêu ông Cổn được sai đi trị thủy nhưng không thành công nên bị người kế tục vua Nghiêu là Thuấn xử tử. Tiếp tục công việc của cha, Vũ đã đào chín sông mới, khai thông 9 tuyến đường núi lớn, bỏ ra mười ba năm và khoảng 20.000 nhân công để hoàn thành nhiệm vụ.

    Sở dĩ ông Vũ thành công vì ông Vũ đào sông khai thông cho nước lũ thoát chảy, ông Cổn không thành công vì làm ngược lại thay vì khai cho thông thì ông lại đắp đê ngăn nước lại vì vậy ông có tên là ông ‘Cản’ từ Việt ; hán văn ký âm thành ‘Cổn’ không ý nghĩa gì cả ..., trong thực tế 9 năm trị thủy không thành công của ông Cổn có nghĩa là : ....biển tiến nước dâng lên lụt lội cả 1quãng thời gian dài ; 9 là cửu , cửu cũng nghĩa là lâu dài .

    Trong bài viết về hạt Ý dĩ Tiến sĩ Nguyễn thiếu Dũng cho biết :

    “Theo Ngô Việt Xuân Thu, Vua Vũ con của Cổn là hậu duệ của Đế Chuyên Húc. Cổn lấy con gái nhà Tân thị tên là Hi. Nhiều năm dài bà này vẫn chưa có con đến khi lên núi Chỉ ăn được hạt ý dĩ mới hoài thai sinh Cao Mật. Cổn ở đất Thạch Nữu, Tây Khương (vùng Tứ Xuyên). Thời vua Nghiêu, Cổn được cử đi trị thủy nhưng không làm được việc bị vua Thuấn, người kế vị vua Nghiêu xử tử. Con của Cổn là Cao Mật (vua Vũ) thay Cổn tiếp tục hoàn thành công cuộc dở dang của cha.”

    Lý thú và bất ngờ ở chỗ : cả Cao và Mật đều là từ Việt , Cao chỉ đấng bậc cao-qúy hay cao cả tức Thủ lãnh hay vua chúa , Mật là ký âm Hán văn từ MỘT là số đứng đầu trong hệ số đếm Việt nam , Cao Mật nghĩa là vua số 1 tức đầu tiên hoàn toàn đúng với sử liệu : vua Vũ là vua đầu tiên không chỉ là tổ nhà Hạ mà là tổ tất cả các vương triều Trung hoa trước Vũ chỉ là các vua của huyền thoại thời lập quốc mà thôi tức không thực.

    Vua Đại vũ Sử thuyết Hùng Việt gọi là Hùng Việt vương – Tuấn lang tức Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương dự định cử ông Cao Dao thay mình làm vua sau này. Nhưng Cao Dao lại mất trước ông, vì vậy ông phong cho con cháu Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, rồi lại tiến cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua.
    Năm 2198 TCN, Vũ đi tuần phía đông, đến Cối Kê thì mất. Bá Ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con Vũ là Khải rồi tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Vì Khải cũng có nhiều uy tín nên thiên hạ nhiều người quy phục. Kể từ đời vua Khải, nhà Hạ giữ lệ cha truyền con nối. (trích Nguyễn thiếu Dũng)


    Thực ra chính ông Khải mới là người lập ra nhà Hạ , ông Vũ được vua Khải tôn phong là tổ nhà Hạ nên có danh hiệu Hạ Vũ , vì cũng là tổ mọi vương triều nên gọi là Đại Vũ .

    Cao Dao hay Cao Giao nghĩa là chúa miền Giao chỉ , ...con cháu ông được phong ở đất Anh và đất Lục , Anh và Lục chỉ là tam sao thất bản của An và Lạc nghĩa là vùng bắc và nam của đất Giao chỉ , An hay Ôn đồng nghĩa với Đào chỉ đất ở về phía Xích đạo , Lạc đồng nghĩa với Đường hay Việt Thường là phương nam xưa còn được gọi là phương ‘nước’ , Lạc cũng chính là nước theo chuỗi biến âm :

    Lạc →lác→nác→nước .

    Phải chăng đất An thời vua Vũ còn vết tích trong tên gọi Nghệ an ngày nay ?

    Nghệ An phải chăng là đất của hậu Nghệ , hậu là tước Nghệ là tên đất hậu Nghệ viết theo cấu trúc Việt ngữ ?.

    Năm 2120 TCN, Hậu Nghệ đi săn, Hàn Trác đi theo. Trác mang rượu dâng lên Hậu Nghệ. Nghệ uống rượu say bất tỉnh, Hàn Trác thừa cơ giết chết cướp ngôi.

    Hàn Trác phong cho hai con là Kiêu làm vua chư hầu đất ‘Quá’ và Ế làm vua chư hầu đất ‘Qua’...

    Chữ ‘Việt’ cả chữ hán và chữ Nôm ghép bởi bộ tẩu
    là chạy và chữ qua 戉 là 1 loại binh khí phải chăng Hàn trác đã phong cho con làm vua 2 nước Việt ai đó đã chơi chữ cố ý bỏ chữ ‘tẩu’ để chỉ còn lại chữ ‘Qua’ và ‘Qúa’ nhằm xoá dấu vết ? .
    Ông Cao Mật , ông Cao Dao , đất Anh và Đất Lục , nước Qua và nước Qúa là những nhân danh địa danh tự thân đã mang những thông tin qúy gía của lịch sử Việt nam .

    Với những chứng cứ đã nêu có thể xác quyết :

    -Thời vua Đại vũ - CAO MỘT là mốc thời gian kết thúc giai đoạn lập quốc bắt đầu thời vương quốc của dòng giống Hùng .

    -Giao chỉ vùng đất thiêng nơi kiến lập Hữu Hùng quốc chính là đất tổ của cả dòng Bách Việt .

    Giao chỉ – Lạc Việt đất và nước của các vua Hùng , quốc thống Hữu Hùng quốc đã 5000 năm vun đắp , phải làm gì đây để xứng đáng với biết bao nhọc nhằn và cả xương máu của tiền nhân .


      Hôm nay: 19/4/2024, 8:19 pm