Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin Yesterday at 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nam Châu - bài 1 Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nam Châu - bài 1 Flags_1



    Nam Châu - bài 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nam Châu - bài 1 Empty Nam Châu - bài 1

    Bài gửi by Admin 31/1/2011, 9:17 am

    Nam Châu – bài 1

    Người Việt có câu … “không có lửa sao có khói” câu này khẳng định nếu có khói ắt phải có lửa ….như thế từ vệt khói nhìn thấy sẽ tìm ra ngọn lửa , trong góc nhìn lịch đại câu này ẩn chứa sử tính ; lửa đã cháy và đã tắt nhưng khói còn âm ỷ trong cả 1 quãng thời gian sau đó , dĩ nhiên khói không phải là lửa nhưng chính nó chỉ dẫn về đám lửa cháy ở thời gian trước , căn cứ vào những thông tin chứa trong khói ; bằng sự phân tích đối chiếu và lý luận khoa học người ta có thể hình dung ra đám cháy, trình độ khoa học càng cao thì những chi tiết suy đoán càng chính xác dĩ nhiên là không thể nào tái tạo đám cháy thật nhưng hoàn toàn có thể tạo ra đám cháy ảo …giống như thật ; nghĩa là có thể biết 1 cách chính xác về điều đã diễn ra trước đây ; đem nối kết những sự kiện này lại bằng sợi giây thời gian thì ta có lịch sử .

    Truyền thuyết lịch sử không phải là sử mà là những vệt khói còn lại của những gì đã diễn ra trong qúa khứ thể hiện dưới dạng chuyện kể truyền miệng , đời trước truyền đời sau không biết bao nhiêu thế hệ , quãng thời gian càng xa thì sự chính xác của những thông tin mang trong chuyện kể càng giảm và những thêm thắt hư cấu trong thể Truyện ngày càng tăng…, điểm yếu của thể chuyện truyền khẩu là khi xâu chuỗi sự kiện theo dòng thời gian người ta rất dễ xâu lẫn lộn …chuyện nọ xọ chuyện kia khiến cả câu chuyện trở nên mù mờ kỳ bí , truyền thuyết Lịch sử có thể mù mờ kỳ bí nhưng không hoang đường , những thông tin nếu tách bạch được chắc chắn là điều chân thực làm chỗ dựa vững chắc cho những nhà nghiên cứu về sử trong cái mớ bòng bong thông tin phát sinh vì …cạo sửa và đổi nghĩa tráo chữ .

    Chuyện Nam chiếu trong Lĩnh nam trích quái do Trần thế pháp sưu tập và biên soạn ở thế kỷ 15 cũng không ngoài quy luật chung này .

    Từ những thông tin chứa trong vệt khói ‘Chuyện Nam chiếu’ …ta đi tìm đám cháy đã xảy ra trong qúa khứ xa xăm của Việt tộc .

    Chuyện kể : …Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người. Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy. ..

    Đã gọi là Chuyện dĩ nhiên là có nhiều điều không thật đúng nhưng cạnh đó nếu khéo tách bạch có thể thu lượm được nhiều thông tin có gía đôi khi mang tính quyết định .

    Tại sao chuyện kể…trước gọi là Nam Triệu …sau gọi là Nam Chiếu ?

    Triệu là biến âm của Chậu hay chẩu trong ngôn ngữ Thái – Lào ,nghĩa là Chủ là chúa trong Việt ngữ , Nam Triệu nghĩa là Chủ hay chúa đất phương Nam .

    Triệu – chủ là 1 danh từ chung nhưng do …mập mờ không rõ vô tình hay cố ý … , Triệu biến thành 1 họ vì thế mới sinh ra … dòng con cháu ‘vua’ Triệu Đà như trong chuyện ; thực ra Triệu Đà là danh hiệu chỉ ‘chúa đất Đào’ chứ không có ai họ Triệu tên là Đà .

    Chiếu là biến âm của Chiêu chỉ phương mặt trời lặn ngược với Mục chỉ phương mặt trời lên , Chiêu → Châu còn viết là Chu …như vậy từ Chiếu là 1 danh từ chỉ phương hướng đã biến thành danh từ riêng tên 1 ‘gia’ cũng là 1 ‘quốc’ trong lịch sử Trung hoa .

    Xét như vậy 2 từ ‘Nam Triệu’ và ‘nam Chiếu’ không phải là biến âm của nhau mà có nội hàm khoàn toàn khác chỉ 2 sự việc riêng rẽ nhưng có thể có liên quan .

    Chuyện Nam chiếu kề : …Cuối đời Tấn, thiên hạ rối loạn, có người tù trưởng miền ấy là Triệu Ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều phục, cùng với quân Nam Chiếu hợp lại, được hơn hai vạn người, lại đem châu ngọc tiến dâng nước Tây Bà Dạ, xin chỗ đất không ngay cạnh đó để ở.

    Chi tiết …cuối đời Tấn là không đúng vì cả sử Việt và Hoa cho thấy cuối đời Tấn cả Đông Tấn lẫn Tây tấn không có cuộc nổi dậy nào ở phương nam cả .

    Đối chiếu với Sử Việt thì có thông tin :… “Mai Hắc Đế (722). Năm Nhâm Tuất (722) là năm Khai Nguyên thứ 10 về đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan Châu có một người tên là Mai Thúc Loan nổi lên chống cự với quân nhà Đường. Mai Thúc Loan là người huyện Thiên Lộc, tức là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ, mặt mũi đen sì, sức vóc khỏe mạnh, thấy quan nhà Đường làm nhiều điều tàn bạo, dân gian khổ sở, lại nhân lúc bấy giờ lắm giặc giã,ông ấy bèn chiêu mộ những người nghĩa dũng, rồi chiếm giữ lấy một chỗ ở đất Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đường tỉnh Nghệ An) rồi xây thành đắp lũy, xưng hoàng đế, tục gọi là Hắc Đế”.

    Mai Hắc đế không có nghĩa là ông vua mặt đen họ Mai như đã viết trong sử , Hắc – đế rọi bằng ánh sáng Dịch lý nghĩa là Vua hay chúa đất ở phương nước – màu đen tức phương Nam ( theo phương hướng ngày nay).

    Như vậy ‘Hắc đế’ và ‘Nam triệu’ là từ đồng nghĩa cả 2 đều nghĩa là vua của nước ở phương nam .

    Cụm từ Mai Hắc đế là danh hiệu chỉ ông vua phương nam họ Mai hay My .

    Việt nam sử lược viết : … Mai Hắc Đế lại kết hiếu với nước Lâm Ấp và nước Chân Lạp để làm ngoại viện….

    Sử sách Trung Quốc cũng ghi chép về liên minh quân sự này: “An Nam có Mai Thúc Loan làm phản, xưng Hắc Đế, dấy dân chúng 32 châu, bên ngoài liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, chiếm giữ vùng Hải Nam, quân chúng có 40 vạn” (Tân Đường thư).

    Chi tiết này hoàn toàn giống với thông tin trong chuyện Nam Chiếu : …Đồ đảng của chúng ( chỉ Nam Chiếu)khá nhiều, hay đem hàng hóa châu ngọc đút lót cho nước Tây Bà Dạ cầu làm thân thuộc, cùng giúp đỡ nhau.

    Hay đoạn khác trong chuyện … lại đem châu ngọc tiến dâng nước Tây Bà Dạ, xin chỗ đất không ngay cạnh đó để ở. ..

    Và :… Khi ấy, nước Tây Bà Dạ chia đều bãi bể và đồng nội ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Gia Viễn giết trâu ngựa ăn thề rồi giao cho nước Nam Chiếu và Triệu Ông Lý thống lĩnh. Thế là Ông Lý xây thành ở làng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông tới Giáp Hải, tây tới nứơc Bà Da, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa.

    Sự phân chia lãnh thổ này thực rối không thể nào xác định được trên bản đồ Việt nam ngay cả khi tham khảo dị bản :

    Bản A.1300 chép: “… gọi là lộ Già La, trên từ Cầm Châu dưới tới Hoan Châu là lộ Lâm An chia cho Nam Chiếu Lý Ông thống lĩnh, vì thế bèn xây thành ở tổng Cao Xá, Diễn Châu”.

    Đoạn văn này trong cả 2 bản qúa sức rối rắm , người đọc dựa theo thông tin trong truyện không thể định vị được 2 lộ này nằm ở đâu trên bản đồ ...

    Qúy châu cũng chính là đất Kiềm – Cầm thời nhà Đường , bản A .1300 có thể hiểu :

    Nước Tây bà Gia và Triệu ông Lý thoả thuận phân ranh lãnh thổ như sau :

    Từ Qúy châu tức đất Kiềm xuống tới Hoan châu (vùng Thanh Nghệ Tĩnh) là đất Lâm – An của Triệu ông Lý .

    Từ Quảng Bình suôi về nam (nay) gọi là lộ Già La .

    Lộ Lâm An chính là lãnh thổ phía Nam (nay) còn lại của nước Nam có thủ đô là Lâm Ấp hay Nam ấp xưa , nước Nam là nước của Lý Nam đế (hậu ?) tức Lý Bí – Lưu Bị cũng là nước Tây Thục trong sử Tàu , phía Nam là đất của Mạnh Hoạch mới nhập vào với ‘Tây Thục’ thời Gia cát vũ hầu .

    Lộ Già La có trung tâm là Vijaya nay là vùng Quảng nam – Bình Định , Gìa –da ký âm Hán tự nghĩa là dừa trong tiếng Việt , lộ Già la chính là lãnh thổ nước Chàm Dừa . Từ Khánh hoà trở vào nam là đất Chàm Cau .


    Nam Châu - bài 1 Image010


    Nếu đối chiếu với tộc phả họ Phạm:

    ..."Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân - Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp) - tức là Nam Trung bộ ngày nay.

    Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trước CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm Ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Việt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa ( xã Tịnh Châu huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).”...

    Rất dễ để nhận ra :

    Lộ Lâm An chính là phần đất Nam là đất của người họ Hùng do người họ Lý Trấn giữ .

    Lộ Già La là đất Hà cũng là đất của người họ Hùng do người họ Phạm trấn giữ .

    Xác định như vậy khiến chuyện Nam Chiếu trở nên ‘thực’ hơn không còn là …kỳ bí rối rắm .

    Trong chuỗi sự kiện này chúng ta còn 1 câu hỏi :

    Nước Tây bà dạ là nước nào ?…quốc gia này không hề thấy trong điạ lý lịch sử Việt –Hoa và cả Đông nam Á …

    Đối chiếu Sử và Chuyện có thể xác quyết :

    Tây bà Gia là phiên âm của Sri vijaya là quốc gia tiền thân của Indonesia ngày nay (sử liệu Trung quốc gọi là nước Kim Lân ?) . Srivijaya tiếng Phạn nghĩa là rực sáng và vinh quang (dẫn từ internet) chính là Asean cổ sơ gồm đủ cả 2 phần đông nam Á lục địa và đông nam Á hải đảo y như ngày nay như thế rõ ràng từ trong ký ức ngàn năm trước đã có sẵn sự liên kết giống dòng giữa tiền nhân 2 dân tộc đông người nhất trong Asean ngày nay là Việt và Indonesia .

    Việt sử thời Trần gọi Chămpa hay Chiêm thành là AN CHIÊM ( phải chăng AN – YÊN là tên gọi tắt ?) như trong câu đối :

    …Đại Việt cơ đồ tu hưng phục .

    An Chiêm sự nghiệp lại khang ninh…

    Về cuộc khởi nghĩa của Mai Hắc đế Sử Việt chép : … “( ông) chiếm giữ lấy một chỗ ở đất Hoan Châu (nay thuộc huyện Nam Đường tỉnh Nghệ An) rồi xây thành đắp lũy, xưng hoàng đế, tục gọi là Hắc Đế.”

    Và Chuyện Nam chiếu kể :… “Thế là Ông Lý xây thành ở làng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông tới Giáp Hải, tây tới nứơc Bà Da, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa.”

    Sử và chuyện thật giống nhau , Trùng hợp ngẫu nhiên chăng ?

    Đoạn sau cùng của chuyện … Đời Ngũ Đại, vua Tấn là Thạch Kính Đường sai quan tư mã họ Lý đem 20 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về ở nhờ tại biên giới Ai Lao, hiệu là Đầu Hoành mô quốc Bồn Man, thường lấy sự cướp bóc làm nghề, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề bao giờ yên chiến sự. Đất đó nay là phủ Trấn Ninh, muôn đời sáp nhập trong bản đồ nước Đại Việt .

    Có lẽ đoạn này đã …chuyện nọ xọ chuyện kia : Thạch Kính Đường người gốc Sa Đà là vua hậu Tấn khoảng 936 tới 942 , thời gian này làm gì còn Nam chiếu để đánh …?

    Phải chăng chuyện Nam Chiếu đã lẫn Thạch kính Đường nhà Hậu Tấn của Tàu với Lưu Nghiễm nước Đại Việt – Đại Hưng ? . Nhân vật Lý Tiến chính là phò mã của vua nước Đại Việt .

    Tên nước Đầu hoành Mô quốc Bồn mang trong truyện Nam Chiếu có thể hiệu chỉnh :

    Đầu là Đoài là hướng Tây .

    Hoành đúng ra là hoàng nghĩa là Vua – chúa .

    Mô là biến âm của Mai cũng là Mi tên 1 trong những tộc người cổ xưa nhất của Trung hoa .

    Cụm từ ‘Đầu hoành Mô quốc’ không nghĩa ngọn gì nếu chỉnh sửa thành : ‘Đoài hoàng Mai quốc’ thì ý nghĩa rõ ràng là ‘vua nước phía Tây họ Mai’ đây là bằng chứng sáng gía cho kết luận : Mai hắc đế chính là vua Nam Triệu – triệu ông Lý .

    Bồn man hay Bồn Mang dùng phép phiên thiết thành ra Bàn Mông hay Bản Mông cũng là Bản Mường , nước Mường hoàn toàn trùng khớp với sách sử Việt …Nam chiếu còn có tên là Đại Mông sau đổi là Đại Lễ , Lễ hay Lỗ là kí âm Hán tự từ ‘Lẽ” trong tiếng Việt , theo Dịch học thì phương tây là phương của lý – lẽ quẻ LY đối nghích với phương đông là phương tình cảm quẻ Khảm .

    Tóm lại : đối chiếu những thông tin tách bạch được từ chuyện Nam chiếu trong Lĩnh Nam Trích quái và những thông tin của lịch sử Việt nam cùng trong mốc thời gian nhà Đường có thể kết luận : Mai Hắc đế chính là Nam Triệu –Nam chúa trong chuyện Nam Chiếu .



      Hôm nay: 19/4/2024, 8:45 pm