Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Today at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


tản mạn Cổ loa Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



tản mạn Cổ loa Flags_1



    tản mạn Cổ loa

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    tản mạn Cổ loa Empty tản mạn Cổ loa

    Bài gửi by Admin 6/10/2010, 4:04 pm

    Tản mạn Cổ Loa

    Bách Việt trùng cửu
    tản mạn Cổ loa Thuc110

    Nghi môn đền An Dương Vương ở Cổ Loa

    Hai câu đối về Chiêu lăng nằm ở mặt trong của nghi môn đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa
    tản mạn Cổ loa Thuc210

    Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ
    tản mạn Cổ loa Thuc310

    Thục quốc sơn hà thượng cố cung

    Vì sao đền An Dương Vương lại gọi là Chiêu lăng? Đền thờ này còn gọi là đền Vua Chủ. Thành Cổ Loa gọi là thành Chủ. Chiêu, Chủ có phải là Chu không?

    Một chuyện lạ là An Dương Vương được biết là người "nước ngoài" đến thay thế triều Hùng. Nhưng trong văn hóa khảo cổ không hề có dấu tích nào về sự thay đổi này. Những hiện vật khảo cổ đào được quanh Cổ Loa, được gán vào thời đại An Dương Vương. Nhưng những trống đồng, tên đồng, cày đồng này rõ ràng là của văn hóa Đông Sơn thời Hùng Vương. Không có gì phân biệt. Ngoài Cổ Loa ra thì chẳng còn chỗ nào có hiện vật khảo cổ thời An Dương Vương cả.
    An Dương Vương là một giai đoạn "lập quốc" quan trọng, một thời đại đánh thắng hàng vạn quân Tần ở thời thịnh nhất của nhà Tần, một huyền sử dài nhất trong các huyền sử đời Hùng. Thế mà lại chẳng để lại dấu tích gì rõ ràng. Chỉ có thể nói "chồi Âu Lạc mọc lên từ gốc Văn Lang". Nói vậy thì đã cho An Dương Vương cũng chính là một vị Hùng Vương. Và như vậy thì An Dương Vương không chỉ tồn tại trong khoảng vài chục năm mà ít nhất phải ứng với một nền văn hóa khảo cổ lớn trên đồng bằng sông Hồng. Nền văn hóa đó không gì khác là văn hóa Đông Sơn với những đồ đồng như đã đào được ở Cổ Loa.

    Ở am thờ Mỵ Châu có một bài thơ rất hay đề trên bảng gỗ:
    Hoàng thành đoạn kính thảo ly ly
    Vãng sự thương tâm bất khả ty
    Tần Việt nhân duyên thành oán ngẫu
    Sơn hà kiếp vận đáo nga my
    Quyên đế cố quốc sương thiên mộ
    Châu dựng hàn lưu bích hải chi
    Thần nỗ điếu minh hà xứ khứ
    Ngộ nhân đáo để thị kim qui.

    Dịch (Đỗ Văn Hỷ):
    Thành hoang khuất khúc xanh rì cỏ
    Việc cũ đau lòng biết hỏi ai
    Tần Việt nhân duyên thành cập oán
    Non sông vận kiếp tới mày ngài
    Quyên kêu nước cũ trời sương muộn
    Trai nở dòng băng biển biếc hay
    Mờ mịt nỏ thần đâu biệt mất
    Rùa vàng lẫm lỡ tới ai đây.

    Chỗ đáng chú ý ở đây là cụm từ Tần Việt. Nếu là dùng như thành ngữ thì hơi khó hiểu vì ít thấy ai dùng thành ngữ "Tần Việt" để chỉ duyên trai gái và thành ngữ này từ đâu ra (điển tích gì)? Người ta dùng "duyên Tấn Tần" vì Tấn và Tần nằm cạnh nhau. Tần và Việt thời Chiến Quốc thì quá xa, làm sao thành "nhân duyên" được?

    Còn nếu Tần Việt là nghĩa đen thì rõ ràng chỉ Mỵ Châu là Việt, và Trọng Thủy là... Tần. Tần chứ không phải Triệu.

    Tứ trụ triều đình của An Dương Vương thờ ở Cổ Loa:
    1. Phương chính hầu Trần Tự Minh - Thái sư
    2. Cao cảnh hầu Cao Lỗ - thái sư phụ quốc
    3. Hữu thừa tướng Lý Ông Trọng
    4. Trung tín hầu Vũ Bảo Trung

    Nếu Cao Lỗ là Chu Công thì Trần Tự Minh có thể là ... Quân Trần, vị toàn quyền kế nghiệp Chu Công cai quản Lạc Dương. Tục thờ Trần tử như đã thấy còn có ở chùa Hương Sơn và am Trang Vương ở Hà Tĩnh .
    *****
    Văn Nhân góp ý :
    Hướng suy nghĩ của Bách Việt trùng cửu được củng cố chắc chắn thêm bởi lẽ :
    2 câu :
    Mờ mịt nỏ thần đâu biệt mất
    Rùa vàng lẫm lỡ tới ai đây.
    Rõ ràng Chỉ việc thần Kim quy giúp An dương vương xây thành Cổ loa và tặng nhà vua cái vuốt để chế nỏ thần ...và rồi chính nỏ thần trở thành cốt lõi của vụ án Trọng thủy –Mỵ châu đưa đến kết thúc thảm thương là nước Thục rơi vào tay họ Triệu ...xin lưu ý họ Triệu là họ của các vua nhà Tần cũng là nước Tần , đế quốc Tần , Tần thủy hoàng tên là Triệu Chính vì vậy mới có câu :
    Tần Việt nhân duyên thành cập oán....
    Sự lầm lẫn họ Triệu của vua Tần với Triệu Đà đã làm sai lạc hẳn lịch sử dòng giống HÙNG .
    [center]

    *****

    Bách Việt Trùng cửu viết thêm :

    Bài thơ Khối tình con của Tản Đà:

    Một đôi kẻ Việt người Tần
    Nửa phần ân ái nửa phần oán thương
    Vuốt rùa chàng đổi móng
    Lông ngỗng thiếp đưa đường
    Thề nguyền phu phụ
    Lòng nhi nữ
    Việc quân vương
    Duyên nợ tình kia dở dở dang
    Nệm gấm vó câu
    Trăm năm giọt lệ
    Ngọc trai nước giếng
    Nghìn thu khói nhang.

    Tôi nghĩ là thành ngữ "Kẻ Việt người Tần" chính là từ chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy

      Hôm nay: 28/3/2024, 9:19 pm