Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Đầu non
by Admin Yesterday at 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Nước họ Hùng Bắc thuộc lần thứ I và thứ II.
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

Gallery


Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ? Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ? Flags_1



    Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1185
    Join date : 31/01/2008

    Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ? Empty Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ?

    Bài gửi by Admin 26/7/2010, 4:59 pm

    Dân gốc bản địa Đài Loan có chữ viết không ?

    Nguồn : Lãn Miên – Diễn đàn lý học Đông phương .

    Theo cách nhìn của các nhà sử học,khảo cổ học,ngôn ngữ học hiện đại thì họ đều khăng khăng một luận điệu rằng không.Nhưng những năm 70,một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu văn hóa cổ đại Đài Loan là giáo sưVệ Tụ Hiền
    衞聚賢đã viết cuốn “Quan hệ đồng bào miền núi Đài Loan và Việt Mân”, “Khảo cổ hang dơi của đồng bào miền núi Đài Loan”và nhiều cuốn sách khác.Trong các cuốn sách của ông đã sưu tập được nhiều tiêu bản về ký hiệu ghi sự việc,chữ tượng hình và chữ khoa đẩu của các sắc dân bản địa Đài Loan.

    1.Ví dụ ký hiệu ghi sự việc của người Bố Nông:

    *布農族的符號記事

    2.Hoa văn xăm mình của người sắc tộc Bài Loan:

    *排灣族紋身花紋的圖騰

    So sánh với chữ tượng hình của người Lungo Lungo hệ ngữ Nam Đảo cư trú ở hòn đảo cực đông Polinêxia Nam Thái Bình Dương thuộc châu Nam Mỹ(đánh dấu E trong bảng so sánh) cùng chữ tượng hình của người Ấn Độ(đánh dấu I trong bảng so sánh)thì thấy tương tự nhau đến kỳ diệu:

    *印度文字I與復活節島倫哥倫哥文字E相比較

    Nhưng chữ tượng hình của người Ấn Độ rõ ràng tiến hóa hơn theo hướng trở thành ký tự chứ không còn là ký hiệu.Vậy mà văn tự ấy của Ấn Độ có cách nay hơn 4000 năm.Nếu so bảng so sánh này với hình hoa văn vằn thân của sắc tộc Bài Loan bản địa của đảo Đài Loan thì thấy nó cũng lại tương tự với hai loại chữ tượng hình của người Ấn Độ và người Lungo Lungo Polinêxia,có điều là nó còn nặng chất ký hiệu hơn,tức theo logic nó phải có sớm hơn chữ tượng hình của người Ấn Độ,ít nhất nó cũng phải có cách nay từ 6000 đến 12000 năm,vậy mà thứ hình hoa văn đó của người bản địa Đài Loan vẫn tồn tại rất lâu dài,nó chỉ mới bị tiêu diệt cách nay vài trăm năm.Sự tương tự của chữ tượng hình chứng tỏ những tộc người trên đã có giao lưu với nhau qua đại dương,mà thời cổ đại khả năng vượt đại dương thì duy nhất chỉ có người Polinêxia là có thể.Hay họ đã là người đưa ký hiệu của người Đài Loan sang cho người Ấn Độ,để rồi người Ấn Độ nâng cấp lên thành ký tự?Khi nghiên cứu về gien,các nhà khoa học đã

    cho biết DNA của người Polinêxia minh chứng họ là xuất xứ từ Đài Loan.

    3.Chữ Khoa Đẩu ở Đài Đông:

    Nhà ông Lâm Đăng Thái thị trấn Vĩnh Hòa Đài Bắc có cất giữ rất nhiều bản khắc gỗ của đồng bào miền núi Đài Đông.Ông Thái thời Nhật trị cư trú ở Đài Đông,sau độc lập mới di cư về Đài Bắc dựng vài căn nhà lá và một vườn hoa nhỏ,trong nhà và đình của ông treo và xếp đống rất nhiều bản khắc gỗ của đồng bào miền núi Đài Đông,trong đó có bốn bản khắc chạm nổi loại chữ hình rắn.Do người sắc tộc Bài Loan thờ rắn nên vẫn dùng hình tượng rắn làm thành văn tự vì rắn và nòng –nọc (ấu trùng của ếch)tương tự nhau,cho nên mới gọi là chữ khoa đẩu.Ông Lâm Đăng Thái từng đồng ý cho giáo sư Vệ Tụ Hiền chụp mấy bức ảnh bản phù điêu gỗ dưới đây:

    *台東排灣族凸刻木雕蛇紋

    4.Chữ Khoa Đẩu ở đầm Nhật Nguyệt:

    Ngày 1-9-1959 ông Hoắc Bồi Hoa trước trú ở thị trấn Vĩnh Hòa Đài Bắc cùng vài người bạn đi thăm danh thắng đầm Nhật Nguyệt,phát hiện một số mảnh đá vỡ cạnh lều cỏ.Sau khi tìm hỏi và ngả giá xong ông mua hai tấm lớn nhất đem về cất ở nhà.Khoảng 1966 có tiệm “đặc sản Đài Loan”ở đầm Nhật Nguyệt thu mua văn vật miền núi,từng có dân miền núi đem những hòn đá có khắc chữ vằn vện đến ký gửi.Lâu không thấy ai mua,họ lại đến lấy về,từ đó mất tăm luôn.Hai tảng đá mà ông Hoắc Bồi Hoa mua về có khắc chìm chữ Khoa Đẩu.Sau nhiều nghiên cứu mà cũng chưa ai giải mã được.Sau đó trong buổi nói chuyện của giáo sư Vệ Tụ Hiền giới thiệu cuốn sách của ông “Quan hệ đồng bào miền núi Đài Loan và Việt Mân”trong đó có một tiêu bản điêu khắc chữ Khoa Đẩu ở bia đá Vũ Vương trong lục địa mà chữ tương tự như chữ ở đầm Nhật Nguyệt,mà bia Vũ Vương thì đã có cách nay 4200 năm.Chữ trên bia Vũ Vương là loại chữ đặc hữu của Hoành Sơn

    Nên người ta lấy tên đỉnh cao nhất của Hoành Sơn là Câu Lâu để gọi loại chữ này là Câu Lâu văn:

    *日月潭的蝌蚪文(chữ khoa đẩu ở đầm Nhật Nguyệt)

    *衡山禹王碑岣嶁文(chữ khoa đẩu ở bia Vũ Vương trên núi Hoành Sơnloại chữ ấy gọi là Câu Lâu văn岣嶁文vì đỉnh Câu Lâu là đỉnh cao nhất của núi Hoành Sơn)

    5.Thái cổ văn ở đảo Cơ Long Xã Liêu


    (tên đảo đã cho thấy thuộc hệ ngữ Nam Đảo, “cơ long”là từ chữ “cù lao”, “pulao”mà ra-người trích) còn gọi là đảo Hòa Bình.Ở đảo này khai quật được bia đá có thái cổ văn là loại chữ con dơi,có sớm hơn bia Vũ Vương,tức khoảng 5000 năm trước.Bia này phát hiện được thời Nhật trị nên đã bị thu đưa về trưng bày ở viện bảo tàng đế thất ở kinh đô Nhật Bản.

    基隆和平島出土的太古文石碑

    Cổ thư chữ Hán có nhắc nhiều đến chữ khoa đẩu.Hậu Hán thư-Lô Thực truyện có nói:Cổ văn khoa đẩu.Nhan Sư ngày xưa đã chú:Cổ văn là sách trong vách nhà Khổng Tử.Văn tự ấy hình nó giống con khoa đẩu(nòng nọc)nên lấy con ấy mà đặt tên,gọi là chữ khoa đẩu.Tấn thư-Vệ Hằng truyện có nói:Thời Hán đế, Lỗ Cống Vương phá nát nhà Khổng Tử,lấy được Thượng thư,Xuân thu,Luận ngữ,Hiếu kinh.Người đương thời không biết khôi phục lại
    chữ cũ của họ Hùng ,nên họ gọi là chữ khoa đẩu(nguyên văn:時人不知復有古文,謂之蝌蚪文 “thời nhân bất tri phục Hữu cổ văn,vị chi khoa đẩu văn”-ở đây người trích cho rằng chữ Hùng có thể đã bị cạo mất thời nhà Thanh, “Hữu Hùng cổ văn”nghĩa là “chữ cũ họ Hùng”).

    Trích:Hà Hiển Vinh,hội khoa học Đĩa Bay Đài Loan

    Tại sao người Đài Loan gọi mình là người Hạc Lào
    鹤佬 hay người Hà Lạc

    河洛?và tiếng Đài Loan cũng gọi là tiếng Hạc Lào hay tiếng Hà Lạc.Chữ MẪU(mẩu-giọng Thanh hóa) người Nhật đọc là BÔ lại nói là theo giọng Ngô âm(gô ôn),người Đài Loan đọc là BU và họ gọi mẹ là bu,cũng như người Phú Thọ gọi mẹ là u,bu,bủ.

    (Trong tiếng Việt “b”biến thành “m”như“bồ hóng”biến thành “mồ hóng”, “buồn”biến thành “muộn”trong từ “sầu muộn”,tiếng dân dã là có trước,tiếng hàn lâm là có sau,đó là qui luật phát triển tự nhiên của mọi ngôn ngữ.Nhưng sách hàn lâm của ta thời nay lại giải thích “buồn”trong tiếng Việt là do chữ Hán “fán”tức phiền mà ra, “buồm”trong tiếng Việt là do chữ Hán “fán”tức phàn mà ra,nếu vậy hóa ra dân Việt biết buồn sau dân Hán?và dân Hán cưỡi ngựa du mục trên đồng cỏ sang dạy cho dân Việt làm buồm để đi thuyền vượt đại dương?Thời các con của Thành Cát Tư Hãn diệt xong nước Kim và nước Liêu phía bắc xong thôn tính nước Tống mới lập nên nước Nguyên,quân Nguyên Mông ba lần định chiếm Nhật Bản mà ba lần đều sợ sóng biển không dám đi,còn ba lần đánh Việt Nam thì cả ba lần đại bại vì thua tài thao lược của người Việt. Tôi quả quyết là “u”có trước “bu”và “bu”có trước “mẫu”.Từ “Âu Cơ”là âm của chữ ,có sau,vốn xưa “ÂU”phát âm là “U”-học giả An Chi có sưu tầm trong từ điển của Hồ Bắc xuất bản 1993 giải thích chữ ÂU xưa có hai âm là U nghĩa là người đàn bà ,và Ủ tức ấp ủ, là ủ cho trứng nở-.Chữ CƠ chính là chữ KỸ ,cũng nghĩa là người đàn bà,mà âm xưa nhất của nó là ĐĨ nghĩa là người đàn bà có khả năng đẻ,ĐĨ nguyên sơ chưa mang nghĩa tục như khái niệm bây giờ .Bởi vậy chữ ÂU CƠ nguyên sơ là U ĐĨ tức người mẹ đẻ.Người Thanh Hóa vẫn hỏi thăm nhau “Mẹ đĩ nhà mày được mấy đứa con rồi?”,đó là một câu thăm thân tình chứ chẳng ai bảo đó là tục.Chửi nhau thì người ta đem mẹ đẻ ra mà chửi,người Nam có tiếng chửi “đĩ mẹ”,cũng biến tướng “đù mẹ”,thực ra cặp đối nghịch ĐỤ/ĐĨ xưa hơn ,với cặp ĐỰC/ĐẺ sau hơn là đồng nghĩa chứ chẳng khác gì nhau.Ca dao Nam Bộ có câu “Con rắn không chưn mà nó đi nổi năm rừng bảy rú,con gà không vú mà nó nuôi nổi chín mười con”là nói sự hợp huyết của bộ tộc thờ rắn và bộ tộc thờ chim thời cổ đại,mà họ đã từng khai phá vùng rộng lớn và vượt đại dương đến những vùng xa xôi,khí phách mãnh liệt ấy họ mới tồn tại được đầy bản sắc văn hóa riêng đến tận bây giờ.Chim thì mới ủ được cho trứng nở,chim mà ấp trứng rắn thì nó cũng nở được vậy).

    Tiếng Mân Nam còn gọi là tiếng Bạch thoại.Và ở Phú Thọ có địa danh Bạch Hạc.Vậy có quan hệ gì?Con hạc hay con vạc,con diệc(việt) đều là cùng giống chim nước.Xin các bậc thức giả chỉ giáo.

    Về ký tự thì ngôn ngữ học xác định “ kỷ hà văn” tức “ký tự kẻ vạch” là loại văn tự đầu tiên của nhân loại (thắt gút chưa phải là ký tự).Vậy có phải là từ KẺ đến VẼ,đến VÒNG(những vòng tròn đặc và rỗng trong Lạc Thư và Hà Đồ),đến VẰN VÈO(chữ rắn,chữ nòng nọc) rồi mới đến VUÔNG(chữ nho) không?

    Từ PROPRO trong tiếng Khơ Me dẫn đến từ VO,VŨ(vũ trụ),kể cả cái RỔ,cái BỒ trong tiếng Việt ,đều là những vật chứa hình bầu cả và lăn tròn chuyển động được chứ không ở yên.Các nhà khoa học Úc mới phát hiện được di chỉ đồ cổ minh chứng nền văn minh tiền sử của nhân loại ở Căm Pu Chia.

    Ví dụ từ dân dã có trước,từ hàn lâm có sau:Xuất xứ danh xưng Đài Loan

    Người Hà Lan chiếm cứ Đài Loan là từ ngày 26-8-1624 đổ bộ lên An Bình Đài Nam,tên địa phương này do người bản địa gọi rồi người Hà Lan cũng theo đó mà gọi là Taioan,người Hán cũng theo đó mà gọi là Đại Viên
    大園.Chú thích,Đại Viên là phát âm theo tiếng Hà Lạc chứ không phải theo tiếng Bắc Kinh.

    Thời kỳ người Hà Lan chiếm cứ(1624-1662)ở cạnh quảng trường Đại Viên có thiết lập một sở cân,là cơ quan trọng tài chuyên giải quyết các vấn đề về đơn vị đo lường độ dài,trọng lượng,diện tích…bởi vì người Hán từ lục địa tới đem các đơn vị đo lường đều không nhất chí,không theo một tiêu chuẩn nào cả.Thế là người Hà Lan mới qui định thước Đại Viên là một thước mười thốn,cân Đại Viên là một cân mười sáu lượng,đất thì lấy đơn vị giáp mà tính.Sở cân ngoài là cơ quan trọng tài cũng còn là cơ quan kiểm tra để kiểm chuẩn các đo lường của các địa phương trước khi cho sử dụng.Người Hà Lan cũng lấy giáp làm đơn vị đo diện tích đất,vì vậy đơn vị đo diện tích của Đài Loan và của Trung Quốc không giống nhau.Trung Quốc từ xưa vẫn dùng đơn vị là mẫu,6 thướclà một cung,240 cung là một mẫu.Người Hà Lan ở Đài Loan dùng đơn vị qua, đo 4 cạnh,mỗi cạnh đủ 25 qua thì được một giáp(morgan),mỗi qua dài 1 trượng 2 thước 5 thốn.Mỗi giáp tương đương 11,31 mẫu Trung Quốc.Ngày nay Đài Loan dùng mẫu tây,tương đương 0,96992 hectare,bằng14,549 mẫu chợ TQ(bằng 15,786 mẫu cũ),tương đương một mẫu Nhật hay2934 phanh.

    Sở cân của người Hà Lan ở Đại Viên giữ địa vị quyền uy về đo lường,lấy đó làm tiêu chuẩn giao dịch,gọi là thước Đại Viên,cân Đại Viên.Người Trung Quốc giao dịch đối ngoại cũng lấy đơn vị Đại Viên làm tiêu chuẩn giảm được nhiều phiền phức và cũng công bằng hơn.Lâu dần,từ Đại Viên từ chỗ là cục bộ chỉ một địa phương ở Đài Nam trở thành tên chỉ người ở khu vực mà Hà Lan chiếm.(Năm 1662 Trịnh Thành Công từ Bành Hồ suất binh đánh đuổi người Hà Lan giải phóng Đài Loan,lấy Đài Loan làm căn cứ phản Thanh phục Minh.Năm 1683 đề đốc thủy sư Phúc Kiến là Thi Lương vượt biển đánh đoạt cơ nghiệp họ Trịnh,đưa Đài Loan sáp nhập vào bản đồ nhà Thanh.Từ đó người Hán ồ ạt di cư sang Đài Loan khai khẩn nông nghiệp.Năm 1895 chiến tranh Trung Nhật xảy ra,nhà Thanh thua ,cắt nhượng Đài Loan cho Nhật,thành thuộc địa của Nhật 50 năm cho đến năm 1945.Lịch sử 400 năm cận đại của Đài Loan chỉ ghi những hoạt động của người Hà Lan,người Tây Ban Nha,Người Nhật và Người Hán ở Đài Loan chứ ít đề cập đến khảo cổ,nhưng thực sự mảnh đất Đài Loan là nơi khảo không bao giờ hết cổ).Khi người Hà Lan thua,phải rút khỏi Đài Loan,đơn vị đo Đại Viên không những vẫn sử dụng khắp Đài Loan mà còn sử dụng trong thương nhân vùng ven biển Trung Quốc,vì vậy trong giao dịch họ vẫn đơn giản gọi những người sử dụng đơn vị đo lường Đại Viên là “người Đại Viên”đồng thời gọi hòn đảo đối bờ là đảo Đại Viên,đó là phát âm theo âm Hà Lạc,còn phát âm theo âm Bắc Kinh là “Thái Oan”thành tên Đài Loan
    臺灣.(Đến như địa danh cũng là do dân dã đặt ra trước rồi mới thành cái tên hàn lâm-người trích-Ngày xưa ở Hà Nội cảnh sát Tây đuổi những người gồng gánh bán hàng rong không cho vào phố Tây,họ chạy dạt về chỗ giáp ven,cuối phố Bà Triệu bây giờ,lại tụ tập ở đó bán hàng,lâu dần thành chợ và họ gọi là Chợ Đuổi,sau thành dãy phố và có tên chính thức hàn lâm là Phố Chợ Đuổi,phố ấy nay không còn tên cũ,chắc đã được thay bằng tên một hàn lâm nào đó rồi).


      Hôm nay: 29/3/2024, 2:56 am